U tuyến giáp là một khối tế bào tăng trưởng bất thường trên tuyến giáp. Chúng phổ biến, hầu như không gây ung thư (lành tính) và thường không gây ra triệu chứng.

U tuyến pháp có thể phát triển thành những bệnh gì
U tuyến pháp có thể phát triển thành những bệnh gì

1. U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là những khối u rắn hoặc chứa đầy chất lỏng hình thành bên trong tuyến giáp. Đây là một tuyến nhỏ nằm ở gốc cổ, ngay phía trên xương ức của cơ thể.

Đa số các nốt u tuyến giáp không nguy hiểm, không gây ra các triệu chứng ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các khối u tuyến giáp chuyển biến thành ung thư. 

Hầu hết chúng ta thường không biết mình có nhân tuyến giáp cho đến khi bác sĩ phát hiện ra qua thăm khám sức khỏe định kỳ.

U tuyến giáp thường là những khối u lành tính
U tuyến giáp thường là những khối u lành tính

2. Biểu hiện của u tuyến giáp 

Hầu hết các u tuyến giáp không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng. Nhưng đôi khi một số nốt sần trở nên lớn đến mức chúng có thể:

  • Cảm nhận được.
  • Nhìn thấy được, thường là vết sưng ở gáy.
  • Ấn vào khí quản hoặc thực quản, gây khó thở hoặc khó nuốt.

Trong một số trường hợp, các nốt tuyến giáp sản xuất thêm thyroxine, một loại hormone do tuyến giáp tiết ra. Thyroxine dư thừa có thể gây ra các triệu chứng sản xuất quá mức hormone tuyến giáp (cường giáp), chẳng hạn như:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Tăng tiết mồ hôi.
  • Thường xuyên lo lắng, căng thẳng. 
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Chỉ một số ít khối u tuyến giáp phát triển thành ung thư. Việc xác định khối u nào là ung thư không thể được thực hiện chỉ bằng cách đánh giá thông qua các biểu hiện của nó. Hầu hết các khối u tuyến giáp ung thư đều phát triển chậm và không có triệu chứng rõ rệt, và chỉ được nhận biết khi bác sĩ phát hiện ra chúng. Ung thư tuyến giáp xâm lấn rất hiếm gặp với các nốt có thể to, chắc, cố định và phát triển nhanh.

Người mắc khối u tuyến giáp thường có nhịp tim nhanh hoặc không đều
Người mắc khối u tuyến giáp thường có nhịp tim nhanh hoặc không đều

3. U tuyến giáp có thể phát triển thành những bệnh gì?

Các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra u tuyến giáp, tuy nhiên đa phần sẽ do một số tác nhân sau gây ra: 

3.1 Bướu cổ

Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA), i ốt là một phần thiết yếu trong thực đơn hằng ngày. Khi cơ thể không đủ i – ốt, sẽ không tạo ra đủ hormone tuyến giáp. Nếu một người bị thiếu i ốt, sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ hoặc tuyến giáp phát triển to bất thường. 

Một số biểu hiện do thiếu hụt i ốt gây ra đó là:

  • Giảm cân ngoài ý muốn.
  • Nhịp tim nhanh bất thường.
  • Không dung nạp nhiệt.
  • Tăng tiết mồ hôi hơn bình thường.
  • Hay cáu gắt và mệt mỏi.
  • Có thể bị tiêu chảy.
Người mắc bệnh bướu cổ thường có triệu chứng mệt mỏi, sụt cân không nguyên nhân
Người mắc bệnh bướu cổ thường có triệu chứng mệt mỏi, sụt cân không nguyên nhân

3.2 Mô tuyến giáp phát triển quá mức 

Các bác sĩ không rõ tại sao điều này xảy ra, nhưng nó không phải là ung thư và không được coi là nghiêm trọng trừ khi nó phát triển lớn hơn gây cản trở. 

3.3 Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Viêm tuyến giáp Hashimoto là một tình trạng tự miễn dịch trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến giáp. Viêm tuyến giáp Hashimoto làm tăng nguy cơ hình thành các nốt tuyến giáp.

Các yếu tố có thể xảy ra đối với bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto:

  • Trong gia đình có thành viên mắc bệnh tuyến giáp.
  • Nguy cơ mắc cao hơn đối với những người ở độ tuổi 40 – 60 (thường là nữ giới).
  • Tiền sử mắc viêm khớp dạng thấp hoặc tiểu đường loại 1.

3.4 Ung thư

Các chuyên gia cho biết rằng hơn 90% các nốt u tuyến giáp là lành tính. Tuy nhiên vẫn có một số rất ít phát triển thành ung thư.

Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau, mỗi loại có các phương pháp điều trị khác nhau. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp bao gồm:

  • Nữ giới trong độ tuổi 25 – 65, thuộc người châu Á. 
  • Tiếp xúc với bất kỳ loại bức xạ nào ở đầu hoặc cổ trong thời thơ ấu.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư tuyến giáp, bướu cổ hoặc bệnh tuyến giáp khác.
  • Một số tình trạng di truyền nhất định, chẳng hạn như ung thư tuyến giáp thể tủy gia đình.

Ung thư tuyến giáp ban đầu có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, nhưng nếu khối u phát triển lớn hơn, nó có thể gây ra:

  • Khó thở và đau khi nuốt.
  • Khàn giọng.
Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường cảm thấy khó thở
Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường cảm thấy khó thở

4. Khi nào cần kiểm tra u tuyến giáp?

Các bác sĩ thường không thể biết liệu nhân tuyến giáp có phải là ung thư hay không chỉ thông qua kiểm tra thể chất và xét nghiệm máu. Điều này có nghĩa là bác sĩ thường có thể quyết định thực hiện sinh thiết khối u bằng thủ tục sinh thiết thông qua chiếc kim nhỏ.

Sinh thiết bằng kim nhỏ thường sẽ được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ. Trong quá trình sinh thiết bằng kim nhỏ, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim nhỏ để lấy một số mẫu tế bào từ bên trong nhân tuyến giáp. Sau đó, phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi để xác định xem nốt sần có lành tính hay không.

Mặc dù hầu hết các nhân tuyến giáp đều không phải ung thư và không gây ra vấn đề gì, hãy yêu cầu bác sĩ đánh giá bất kỳ vết sưng bất thường nào ở cổ, đặc biệt nếu bạn khó thở hoặc khó nuốt. 

Ngoài ra, hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng có thể có nghĩa là tuyến giáp của bạn không sản xuất đủ hormone tuyến giáp (suy giáp), bao gồm:

  • Cảm thấy lạnh.
  • Dễ cảm thấy mệt mỏi hơn.
  • Da khô.
  • Đãng trí. 
  • Trầm cảm.
  • Táo bón.
Tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh gây đãng trí
Tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh gây đãng trí

5. Chẩn đoán u tuyến giáp

Các xét nghiệm để điều tra hoạt động bất thường của tuyến giáp bao gồm:

5.1 Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp 

Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA), mức hormone kích thích tuyến giáp (TSH) bình thường sẽ rơi vào khoảng 0,4 đến 4,0 mili đơn vị mỗi lít (mU/L).

Mức độ cao hơn cho thấy bệnh suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém, trong khi mức độ thấp hơn cho thấy bệnh cường giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức. Khi TSH và hormone tuyến giáp mất cân bằng, điều này có thể gây ra một loạt vấn đề liên quan đến cơ, hơi thở, nhiệt độ cơ thể,…

5.2 Siêu âm tuyến giáp 

Siêu âm tuyến giáp sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tuyến giáp ở cổ. Nó không sử dụng bức xạ ion hóa và thường được sử dụng để đánh giá các khối u hoặc nốt sần được tìm thấy trong quá trình khám sức khỏe định kỳ hoặc khám hình ảnh khác.

Siêu âm sẽ là chỉ định đầu tiên cho quá trình kiểm tra tuyến giáp
Siêu âm sẽ là chỉ định đầu tiên cho quá trình kiểm tra tuyến giáp

Khoảng 5 đến 10 phần trăm người trưởng thành sẽ có khối u ở tuyến giáp mà bác sĩ có thể xác định được khi khám. Chúng được gọi là nốt sần sờ thấy được. Siêu âm rất nhạy và cho thấy nhiều nốt không thể sờ thấy được. Ở một số nhóm tuổi, các nốt sần được nhìn thấy trên siêu âm ở khoảng 70% người trưởng thành. Phần lớn trong số này là những vùng mô tuyến giáp lành tính không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một số ít trong số này là những khối u thực sự của tuyến giáp và có thể cần được chẩn đoán hoặc điều trị thêm.

5.3 Chọc hút bằng kim nhỏ

Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) là một loại sinh thiết. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim và ống tiêm rất mỏng để lấy mẫu tế bào, mô hoặc chất lỏng ra khỏi khu vực hoặc khối u bất thường trong cơ thể. Mẫu sau đó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi.

Phương pháp này được thực hiện khi bác sĩ có thể cảm nhận hoặc chạm vào một khối u (có thể sờ thấy được). Hoặc xét nghiệm hình ảnh cho thấy sự tăng trưởng hoặc diện tích bất thường. 

Tuyến giáp là một trong những tuyến quan trọng trong hệ nội tiết. Hầu hết chúng ta đều có các khối u tuyến giáp. Mặc dù chúng đa phần là lành tính, tuy nhiên nếu bạn sờ thấy hoặc cảm nhận thấy khối u ở phía trước cổ hãy tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời.

Hiện tại, có khá nhiều phương pháp điều trị u tuyến giáp
Hiện tại, có khá nhiều phương pháp điều trị u tuyến giáp

Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/13121-thyroid-nodule
  2. https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/thyroid-tumor
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/thyroid-nodules/symptoms-causes/syc-20355262