Tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không đang là thắc mắc của anh Đ.T. Hùng (41 tuổi, quê Trà Vinh), cưới vợ 2 năm vẫn chưa có con. Bài viết sau sẽ giúp anh Hùng giải đáp vấn đề nói riêng, những trường hợp đàn ông tinh trùng yếu nói chung. 

Tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không ?
Tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không?

1. Tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không?

Trong 2 năm kể từ khi kết hôn, vợ chồng anh Hùng thả tự nhiên nhưng không thấy dấu hiệu mang thai nào. Vừa qua đi khám, bác sĩ kết luận vợ anh bình thường nhưng anh Hùng thì tinh trùng yếu. Cụ thể, tinh trùng bất thường, số lượng tinh trùng khỏe ít (5%), di động không tiến tới (18%), không di động (77%) và tỷ lệ sống chỉ chiếm 30%.

Kết quả tinh dịch đồ anh Hùng chia sẻ
Kết quả tinh dịch đồ anh Hùng chia sẻ

Được biết, không riêng anh Hùng, còn khá nhiều nam giới U50 cũng thắc mắc liệu mắc bệnh tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không?

Theo các chuyên gia đầu ngành điều trị vô sinh hiếm muộn, trường hợp tinh trùng yếu vẫn có thể thụ tinh nhân tạo. Thậm chí tỷ lệ IUI thành công còn lên đến 80 – 90%. Bởi phương pháp IUI là bơm tinh trùng đã qua sàng lọc trực tiếp vào buồng tử cung. Mà tinh trùng yếu không có nghĩa là không có tinh trùng khỏe mạnh. Hơn nữa, nam giới cũng có thể áp dụng các biện pháp giúp cải thiện tình trạng tinh trùng yếu. Từ đó, số lượng tinh trùng tốt được càng lọc lại càng nhiều.

Vậy vì sao nam giới bị tinh trùng yếu? Triệu chứng nhận biết như thế nào? Có phương pháp cải thiện không? Nếu nắm rõ những thông tin này sẽ giúp các đấng mày râu điều trị kịp thời trước khi bơm IUI.

2. Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

2.1 Nguyên nhân bệnh tinh trùng yếu

Nguyên nhân nam giới bị bệnh tinh trùng yếu rất đa dạng nhưng chủ yếu liên quan đến 3 yếu tố, đó là:

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý:

Ăn uống không cân bằng các chất, còi cọc hay béo phì đều gây mất cân bằng nội tiết tố, khiến quá trình sinh tinh bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá gây tác động cực lớn tới chất lượng tinh trùng.

  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh:

Nhiều nghiên cứu cho biết chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới có thể suy giảm lên tới 80% do một số thói quen sau: mặc quần chật, quen tắm nước quá nóng, đặt máy tính lên đùi khi làm việc,…

  • Mắc các bệnh lý liên quan sức khỏe sinh sản:

Tinh trùng yếu còn do nam giới mắc các bệnh lý khác, điển hình như: giãn tĩnh mạch thừng tinh, đau dạ dày, tăng huyết áp, đái tháo đường, dị tật bẩm sinh, mất cân bằng nội tiết tố, giảm hormone nam giới.

Ngoài ra, hiện nay vẫn còn một số trường hợp nam giới bị tinh trùng yếu không rõ nguyên nhân. Bởi bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở bộ phận liên quan tuyến yên, vùng dưới đồi và tinh hoàn đều có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe tinh trùng.

2.2 Triệu chứng bệnh tinh trùng yếu

Để phòng ngừa cũng như giúp nam giới điều trị kịp thời, các chuyên gia nam khoa đã chỉ ra những dấu hiệu tinh trùng yếu như sau:

  • Tinh dịch loãng, ít, vón cục hoặc đông đặc:

Theo các chuyên gia, tinh dịch của một người khỏe mạnh là khoảng 2 – 5ml mỗi lần xuất tinh, chứa khoảng 60 – 80 triệu tinh trùng/ml tinh dịch, có độ sệt vừa phải. Vì vậy, khi xuất tinh, phái mạnh thấy “sữa” của mình loãng, số lượng ít, nhìn như nước vo gạo, vón cục hoặc đông đặc thành những hạt trắng nhỏ thì đó là dấu hiệu của bệnh tinh trùng yếu.

  • Màu sắc tinh dịch bất thường:

Nếu tinh dịch có màu vàng, xanh thì có thể đang mắc các bệnh viêm nhiễm (viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh,…). Nếu tinh dịch có màu nâu và kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đau tức dương vật thì có thể là biểu hiện ban đầu của các bệnh liên quan đường tiết niệu hay cơ quan sinh dục khác.

2.3 Phương pháp điều trị tinh trùng yếu

Hiện nay, cách phòng ngừa và điều trị bệnh tinh trùng yếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra ở nam giới. Cụ thể:

  • Nếu nguyên nhân xuất phát từ lối sống (ăn uống không khoa học, sinh hoạt thiếu lành mạnh) thì chỉ cần thay đổi, hạn chế tối đa các yếu tố gây hại tới số lượng và chất lượng tinh trùng.

Đầu tiên, nam giới nên ăn nhiều rau xanh (rau chân vịt, măng tây, bông cải xanh, ớt chuông,..), trái cây giàu chất chống oxy hóa (chuối, cam, ổi, dâu,…). Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm (hải sản, hàu, trứng, thịt đỏ, các loại hạt,…). Đồng thời, nếu nam giới hạn chế được việc hút thuốc lá, uống rượu, bia được càng nhiều thì càng tốt cho sức khỏe nói chung, sức khỏe tinh trùng nói riêng.

Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao (đạp xe, đi/ chạy bộ, tập gym, yoga, bơi lội,…) tầm 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng cường hoạt động của các enzyme chống oxy hóa hỗ trợ bảo vệ tinh trùng. Bên cạnh đó, phái mạnh đặc biệt người làm văn phòng nên giảm thời gian ngồi, không đặt vật nóng (điện thoại, laptop) đặt lên đùi.

Nam giới không nên quá lạm tình, dùng bao cao su mỗi lần quan hệ sẽ giúp tránh các bệnh lây qua đường tình dục.

  • Nếu nguyên nhân tinh trùng yếu bắt nguồn từ mắc các bệnh lý toàn thân hoặc liên quan tới sức khỏe sinh sản thì bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tùy vào từng trường hợp.

Thông thường có 3 phương pháp: Dùng thuốc kháng sinh để điều trị những bệnh viêm nhiễm, giúp cải thiện quá trình sản xuất tinh trùng; Áp dụng phẫu thuật khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh hay tắc ống dẫn tinh; Sử dụng liệu pháp hormone và thuốc nội tiết khi nam giới mất cân bằng nội tiết tố.

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ từ các chuyên gia hiếm muộn ở trên sẽ giúp nam giới giải đáp được vấn đề “tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không”. Bên cạnh đó, nếu phái mạnh muốn tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI thì có thể liên hệ Bệnh Viện Hỗ trợ Sinh sản & Nam học Sài Gòn qua một trong các phương thức sau:

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

  • Địa chỉ: 87 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 033 758 6226
  • Fanpage: fb.com/benhvienhiemmuonsaigon
  • Email: lienhe@benhvienhiemmuonsaigon.vn