Xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường kỳ khoa học sẽ góp phần quản lý tốt các triệu chứng của bệnh, đồng thời đảm bảo việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ chuẩn 2023
Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ chuẩn 2023

1. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cực kỳ quan trọng vì nó góp phần cải thiện lượng đường huyết và giúp cải thiện sức khỏe. Tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ khi mang thai và có thể dễ xảy ra với những phụ nữ mang thai lần đầu. 

Tiểu đường thai kỳ là do cơ thể thay đổi sử dụng insulin khi mang thai. Phụ nữ bị kháng insulin khi mang thai vì lúc này cần phải cung cấp glucose nhiều hơn cho thai nhi. 

Ở một số phụ nữ, quá trình mang thai không ổn định sẽ dẫn đến cơ thể sẽ không phản ứng hoặc không tạo ra đủ insulin để cung cấp lượng glucose cần thiết và làm cho đường trong máu tăng lên.

Bệnh tiểu đường thai kỳ hầu hết sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu mức độ quá nặng sẽ khiến cho người phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường sau này.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là do cơ thể thay đổi sử dụng Insulin
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là do cơ thể thay đổi sử dụng Insulin

2. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và bé

2.1 Ảnh hưởng đến người mẹ

  • Nếu trong quá trình mang thai, không may người mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, người mẹ sẽ bị tăng cân nhiều, có thể tăng trên 20kg, dẫn đến thai to, đa ối, em bé có cân nặng trên 4kg khi sinh ra.
  • Khi mắc bệnh, người mẹ sẽ ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều, trong nước tiểu có đường, nếu bị nấm candida sẽ có thể bị tái phát nhiều lần.
  • Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận hay nghiêm trọng hơn là băng huyết sau sinh.
  • Sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu.

2.2 Ảnh hưởng đến thai nhi

  • Em bé có thể bị dạng, dị tật bẩm sinh về cơ, thần kinh.
  • Kích thước thai nhi to nên khi sinh ra dễ bị gãy xương, gặp sang chấn khi sinh thường và cả khi sinh mổ.
  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong gấp 2 – 5 lần của thai nhi và em bé sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời so với bình thường.
  • Em bé khi sinh ra có nguy cơ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ Calci và tiềm ẩn nguy cơ bị đái tháo đường do di truyền.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thai nhi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thai nhi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều

3. Các thực phẩm nên dùng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tham khảo các khuyến nghị của những tổ chức y tế để có thể biết được nên ăn gì khi mắc tiểu đường thai kỳ. 

Mọi người có thể lựa chọn được những thực phẩm phù hợp để xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hợp lý, khoa học. 

Chế độ ăn của mẹ bầu cần được bổ sung đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản hàng ngày, đó là carbohydrate lành mạnh, chất xơ, protein, chất béo tốt, vitaminkhoáng chất.

3.1 Carbohydrate

Dung nạp một lượng lớn carbohydrate trong bữa ăn hàng ngày có thể dẫn đến lượng đường trong máu sẽ tăng. Nhưng glucose đóng vai trò là chất nền năng lượng chính, rất cần thiết cho sự phát triển và trao đổi của thai nhi.

Lượng carbohydrate nên chiếm khoảng 46 – 60% lượng calo hàng ngày, có nghĩa là mẹ bầu phải ăn tối thiểu 175g carbohydrate mỗi ngày để đảm bảo sự tăng trưởng của thai nhi, cũng như sự phát triển chức năng não bộ.

Carbohydrate có trong thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường, như: bánh mì, gạo, các sản phẩm làm từ gạo, ngũ cốc, sữa, trái cây, bánh, kẹo, nước ngọt và các loại đồ ngọt khác. 

Mẹ bầu nên chọn các loại carbohydrate có chỉ số đường thấp và chất xơ cao, như: gạo lứt, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên cám, thay vì sử dụng gạo trắng, bánh mì trắng,…

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ tối thiểu nên dung nạp 28g chất xơ/ngày. 

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn tối thiểu 600g rau và trái cây mỗi ngày và trong đó ít nhất 400g rau xanh nhiều xơ như: súp lơ, xà lách, rau cải,…

Thực đơn mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên có gạo lứt giúp hạ đường huyết
Thực đơn mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên có gạo lứt giúp hạ đường huyết

3.2 Protein

Trong thời gian mang thai, nhu cầu sử dụng protein tăng lên vì nó có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các mô của người mẹ, em bé và nhau thai. 

Theo các nhà khoa học, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên bổ sung tối thiểu là 61g protein/ngày, được lấy từ các thực phẩm như: thịt, trứng, cá, sữa, đậu,…

3.3 Chất béo (Lipid)

Chất béo (Lipid) được xem là nguồn cung cấp calo trong ngày và có vai trò hỗ trợ hấp thu một số loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. 

Nên bổ sung khoảng 20 – 30% lượng chất béo tổng lượng calo mỗi ngày. 

Tránh ăn nhiều chất béo, vì có thể dẫn đến chứng béo phì ở trẻ sơ sinh, tăng tình trạng viêm nhiễm ở mẹ bầu, đồng thời làm suy giảm khả năng hấp thu glucose ở cơ. 

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chọn những thực phẩm cung cấp chất béo tốt như: dầu olive, dầu hướng dương, dầu hạt cải, bơ thực vật.

4. Thực phẩm mẹ bầu mắc bị tiểu đường thai kỳ cần tránh

Bệnh lý tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch và đột quỵ, vì khiến các động mạch bị tắc và xơ cứng. Những thực phẩm có thể gây kiểm soát đường huyết:

Chất béo bão hoà: có trong các sản phẩm sữa giàu chất béo và protein động vật như thịt bò, xúc xích, thịt xông khói,…

Chất béo chuyển hóa: trong đồ ăn chế biến sẵn như các loại thức ăn nhanh, đồ nướng, bơ thực vật,…

Cholesterol: có trong protein động vật, lòng đỏ trứng, gan và các loại nội tạng…

Đường tự do: có thể sẽ rất khó khăn khi cắt giảm sử dụng đường tự do cho những người bệnh tiểu đường, trong đó có cả mẹ bầu bị tiểu đường thai.

Cách để cắt giảm lượng đường dư thừa, đó là: đổi đồ uống có đường có đường, nước tăng lực thành nước lọc, sữa tách béo. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể sử dụng các chất làm ngọt thấp hoặc không có calo.

Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần được đảm bảo đầy đủ chất nhưng phải ít carbohydrate
Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần được đảm bảo đầy đủ chất

Theo nguồn thông tin từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, một phương pháp lập kế hoạch để thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ về bản chất là sẽ tập trung ăn nhiều rau hơn. Mọi người có thể thực hiện theo các bước sau:

Một đĩa thức ăn, có một nửa là các loại rau không có tinh bột, như rau chân vịt, cà rốt và cà chua. Một phần tư đĩa là protein như cá hồi, thịt lợn nạc, thịt gà. Và một phần tư đĩa còn lại là ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn gạo lứt, rau củ có tinh bột.

Thêm khẩu phần trái cây hoặc sữa hoặc đồ uống hoặc trà hoặc cà phê không đường. Carbohydrate sẽ bị phân hủy thành glucose, chúng có tác động rất lớn nhất đến lượng đường huyết của cơ thể. 

Để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, mẹ bầu cần biết cách tính toán lượng carbohydrate ăn vào giúp điều chỉnh lượng insulin phù hợp. Cần chú ý theo dõi lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn.

5. Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

5.1 Thực đơn bữa sáng

Theo BSCKII. Hồ Cao Cường – Giám đốc chuyên môn tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn cho biết: “Những người nhịn ăn sáng thường xuyên hoặc ăn uống thất thường sẽ gặp tình trạng kháng insulin và rất khó kiểm soát đường huyết hơn với những người ăn đầy đủ, đúng giờ”. 

Thời gian lý tưởng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ dùng bữa sáng là khoảng 30 phút – 1 tiếng sau khi thức dậy.

Hạn chế lượng dung nạp carb vào buổi sáng để tránh tình trạng tăng đường huyết. 

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn khoảng 20 – 25% lượng carbohydrate ngày vào buổi sáng, từ các loại thực phẩm như: bánh mì nguyên cám, ngũ cốc, yến mạch,…

Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ phải có nhiều rau xanh
Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ phải có nhiều rau xanh

5.2 Thực đơn bữa trưa

Bữa trưa giúp nạp thêm năng lượng, giữ cho lượng đường huyết không bị tụt quá thấp. Mẹ bầu hãy áp dụng việc ăn rau trước tiên và trong khi ăn các thực phẩm có chứa tinh bột. 

Một số thực phẩm cho mẹ bầu nên bổ sung vào bữa trưa như: cần tây, rau cải, dưa chuột, trứng, thịt gia cầm, thịt nạc, thịt bò, gạo lứt, mì nguyên cám. 

5.3 Thực đơn bữa tối

Thời điểm ăn tối từ 18h30 – 19h30 mỗi ngày. Có thể áp dụng nguyên tắc sau: ¼ carbohydrate, ¼ Protein, ½ rau các loại. 

Lượng carbohydrate khuyến cáo trong khẩu phần ăn tối cũng khoảng từ 20 – 25% tổng lượng carb cần có trong ngày. Nên lựa chọn các phương pháp chế biến như hấp, luộc, nướng hạn chế chiên hay xào.

5.4 Thực đơn bữa phụ

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chia nhỏ bữa ăn, nên có khoảng 2 – 3 bữa phụ đan xen sau khi ăn 3 bữa chính. Lượng carbohydrate của mỗi bữa phụ chiếm 10% tổng lượng carb trong ngày. 

Mẹ có thể ăn trái cây ít ngọt vào bữa phụ, sữa chua không đường, các loại hạt, sữa bầu dành riêng cho người bị tiểu đường. 

Lưu ý mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm làm tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, đồ ngọt,…

Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tránh những loại đồ ngọt
Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tránh những loại đồ ngọt

Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu tiểu đường thai kỳ được khuyến nghị là nên ăn một lượng lớn trái cây, rau xanh, từ đó có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và ung thư ở người đang mang thai và thai nhi.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn bên cạnh cung cấp các gói thăm khám điều trị vô sinh hiếm muộn, mà còn có dịch vụ khám thai và phụ khoa cho nữ giới.

Quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra, trang thiết bị máy móc hiện đại, chuẩn 5 sao, giúp cho các xét nghiệm được chính xác hơn và các y bác sĩ có thể hỗ trợ cho quá trình mang thai của người mẹ được an toàn, hiệu quả hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/gestational-diabetes
  2. https://www.diabetes.ca/nutrition—fitness/meal-planning/7-day-gestational-diabetes-healthy-meal-plan
  3. https://www.eatingwell.com/article/291744/gestational-diabetes-meal-plan-diet-guidelines