Thụ tinh trong ống nghiệm cần chuẩn bị gì? Hành trình tìm con của những cặp vợ chồng hiếm luôn đầy khó khăn và thử thách. Để có một hành trình đón con trọn vẹn, thì các bậc cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về thông tin và những quy trình IVF mà bắt buộc mọi người phải trải qua.

1. Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm còn được biết qua tên viết tắt IVF (In vitro fertilization) là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản, phương thức này đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Kỹ thuật này làm tăng tỷ lệ mang thai bằng cách cho tinh trùng và trứng kết hợp với nhau tạo thành phôi trong môi trường ống nghiệm. Sau đó, phôi thai sẽ được chuyển trở lại vào tử cung của người mẹ sau khoảng thời gian nuôi cấy từ 2 – 5 ngày.

Tính đến thời điểm hiện tại, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hiện đang được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn. Tỷ lệ thành công của phương thức này khoảng 40%, cao hơn một số phương pháp khác. Nhưng tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn của các cặp vợ chồng.

IVF là quá trình thụ tinh trong ống nghiệm
IVF là quá trình thụ tinh trong ống nghiệm

2. Những đối tượng nên làm thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm hay IVF là phương pháp điều trị vô sinh bao gồm vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. IVF được thực hiện khi các cặp vợ chồng có các vấn đề liên quan đến chức năng sinh như sau:

  • Phụ nữ bị tổn thương hay tắc nghẽn ống dẫn trứng.
  • Nữ giới rối loạn rụng trứng, điều này ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng thụ thai.
  • Phụ nữ gặp tình trạng lạc nội mạc tử cung, bệnh lý này gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng của buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung.
  • Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản mà bị u xơ tử cung.
  • Nam giới bị giảm số lượng cũng như chất lượng tinh trùng.
  • Tinh trùng có độ di động kém.
  • Nam giới có tinh trùng yếu, dị dạng.
  • Đã và đang sử dung các phương pháp triệt sản như thắt ống dẫn trứng hoặc thắt ống dẫn tinh.
  • Vô sinh nhưng không tìm ra nguyên nhân hoặc di truyền.
Triệu chứng gây vô sinh
Hình dạng tinh trùng bất thường

3. Thụ tinh trong ống nghiệm cần chuẩn bị gì

Khi thực hiện IVF, các cặp vợ chồng sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm nhằm kiểm tra để đánh giá chức năng sinh sản và sức khỏe tổng quát. 

Sau đó tiến hành khám tiền mê, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của người vợ nhằm xem xét người vợ có thực sự đủ điều kiện thực hiện quá trình gây mê hay không, quá trình này sẽ được thực hiện trong quá trình chọc hút trứng.

Khi đáp ứng đủ điều kiện thì người vợ sẽ được hẹn quay lại bệnh viện để thăm khám vào ngày 2 chu kỳ kinh kế tiếp.

Thời gian này, việc mà các cặp vợ chồng nên làm để góp phần giúp cho quá trình tìm con một cách suông sẻ là hãy chuẩn bị tâm lý cho thật tốt, giữ sức khỏe, đảm bảo tài chính, sắp xếp ổn thỏa công việc,…

4. Các bước thực hiện thực hiện thu tinh trong ống nghiệm

Quy trình thực hiện IVF bao gồm các bước như sau:

4.1 Bước 1: Khám sức khỏe, đánh giá khả năng sinh sản

Xét nghiệm người nữ:

  • Xét nghiệm nội tiết tố: định lượng nồng độ nội tiết tố như estrogen, progesteron, LH, FSH, nhằm để đánh giá tình trạng hoạt động của vùng hạ đồi, tuyến yên và buồng trứng hay cũng như đánh giá dự trữ buồng trứng của người phụ nữ như cái chỉ số AMH, FSH.
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, giang mai, viêm gan B, lấy dịch âm đạo tìm xét nghiệm Chlamydia,…
  • Siêu âm phụ khoa: nhằm đếm số nang noãn trên hai buồng trứng vào ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Việc này giúp phát hiện ra các bất thường về vấn đề phụ khoa ở người nữ như là u xơ tử cung, u nang buồng trứng hoặc buồng trứng dạng đa nang.

Xét nghiệm nam giới:

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ nhằm xác định số lượng tinh trùng, tinh trùng yếu, độ di động của, tinh trùng dị dạng hay là vô tinh.
  • Thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm lấy máu để xác định các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục, chẳn hạn bệnh viêm gan B, HIV, giang mai.

Trong những trường hợp người chồng không có tinh trùng thì phải tiến hành tiếp các xét nghiệm chuyên biệt khác như là định lượng nội tiết sinh dục, siêu âm hoặc X quang.

Thụ tinh trong ống nghiệm cần chuẩn bị gì? Quy trình thực hiện IVF
Thụ tinh trong ống nghiệm cần chuẩn bị gì? Quy trình thực hiện IVF

4.2 Bước 2: Kích thích buồng trứng

Người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng từ 10 – 12 ngày. Trong thời gian tiêm thuốc, người nữ sẽ được hẹn lịch để làm siêu âm và xét nghiệm máu. Mục đích giúp hỗ trợ việc theo dõi sự phát triển nang noãn và nội mạc tử cung.

Khi nang noãn đạt kích thước đúng tiêu chuẩn, người nữ sẽ được tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành, mũi tiêm này còn được gọi là mũi kích rụng trứng và đặc biệt mũi thuốc này phải được tiêm đúng giờ.

4.3 Bước 3: Tiến hành chọc hút trứng

Quá trình chọc hút trứng sẽ được tiến hành qua đường âm đạo vào khoảng 36 giờ đồng hồ sau khi tiêm mũi tiêm thuốc cuối cùng. Người mẹ sẽ được gây mê nên sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình. Thời gian thực hiện khoảng cho mỗi ca 10 – 15 phút. Ngay cùng thời điểm đó, người đàn ông sẽ được đưa đi được lấy mẫu tinh trùng hoặc rã đông mẫu tinh trùng đông lạnh trước đó để chuẩn bị cho việc thụ tinh. Quá trình kết thúc, người vợ sẽ được nằm lại để theo dõi ở bệnh viện trong vòng 3 giờ tiếp theo.

4.4 Bước 4: Thụ tinh và Tạo phôi

Trứng và tinh trùng được chuyển đến phòng Labo để tiến hành thụ tinh và tạo ra phôi. Phôi sẽ được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt từ 2 – 5 ngày trước khi tiến hành chuyển phôi. Các cặp đôi sẽ được bác sĩ thông báo về số lượng và chất lượng phôi đã được tạo thành.

Tiêm kích trứng bước quan trọng của IVF
Tiêm kích trứng bước quan trọng của IVF

4.5 Bước 5: Chuyển phôi

Có hai kỹ thuật chuyển phôi đó là chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh. Chuyển phôi tươi là trường hợp được chuyển phôi ngay sau khi tạo ra. Với phôi đã đạt chất lượng sẽ được đưa đi trữ đông, người vợ sẽ được chuyển phôi vào ở các chu kỳ tiếp theo.

Trong thời gian chờ chuyển phôi thì người phụ nữ sẽ được dùng thuốc đường uống và thuốc đặt âm đạo để chuẩn bị nội mạc tử cung.

Bác sĩ sẽ tiến hành chuyển phôi sau khi kiểm tra khi thấy lớp niêm mạc tử cung đạt độ dày cần thiết, chất lượng tốt cho sự làm tổ và phát triển của phôi.

Thời gian thực hiện quá trình chuyển phôi khoảng 5 – 10 phút, sau đó người vợ có thể ra về. Trong khoảng 15 ngày sau chuyển phôi, người phụ nữ vẫn phải tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết theo sự hướng dẫn của bác sĩ phụ trách.

4.6 Bước 6: Thử thai

Theo lịch hẹn thì người vợ sẽ đến tái khám để kiểm tra và thực hiện xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ Beta HCG. Khi nồng độ Beta HCG trong máu >25 IU/L, điều này có nghĩa là người vợ đã mang thai.Quá trình mang thai được theo dõi sau đó bằng xét nghiệm chỉ số nồng độ Beta hCG và siêu âm để xác định sự hiện diện của túi thai, yolksac, tim thai. 

Trường hợp khi chuyển phôi thất bại nhưng các cặp đôi còn phôi trữ đông, thì họ có thể tiếp tục thực hiện quá trình chuyển các phôi còn lại vào những chu kỳ tiếp theo mà không cần trải qua các bước kích thích buồng trứng hay chọc hút.

5. Yếu tố thành công của thụ tinh trong ống nghiệm

Để tăng khả năng thành công IVF thì ngoài đòi hỏi kỹ thuật của bác sĩ chuyên môn phải thật tốt thì những yếu tố sau đây cũng không kém phần quan trọng, chẳng hạn:

Vấn đề tuổi tác: Đối với phụ nữ thì độ tuổi đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng. Tuổi càng lớn thì chất lượng trứng càng giảm. Đặc biệt sau 35 tuổi, tình trạng này diễn tiến nhanh hơn và đến thời kỳ mãn kinh thì lượng trứng của phụ nữ sẽ trở nên khan hiếm. 

Đối với nam giới thì khả năng sinh tinh tại tinh hoàn lại kéo dài trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên khi càng về già thì chất lượng tinh trùng và hướng tình dục của họ cũng sẽ giảm. 

Chế độ dinh dưỡng: Cần xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

Hạn chế tiêu thụ các chất gây kích thích
Hạn chế tiêu thụ các chất gây kích thích

Sinh hoạt lành mạnh: Chăm chỉ tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái và đặc biệt hạn chế chuyện giường chiếu trong giai đoạn này để tránh kích thích tử cung co bóp dẫn đến gây ảnh hưởng đến phôi thai.

Lựa chọn cơ sở điều trị uy tín: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ của những nơi khám chữa bệnh hiếm muộn, nhưng chúng ta không biết được nơi nào là uy tín. Đó cũng chính là lý do mà Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn đã được thành lập. Với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh viện được trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại, hỗ trợ giúp cho quá trình điều trị và nuôi dưỡng phôi diễn ra thuận lợi hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN