Những chị em mang thai đôi thường trải qua nhiều vất vả, khó khăn. Theo đó là những nguy cơ cho sức khỏe của mẹ và bé cũng được tăng lên. Nhiều cặp vợ chồng mong muốn mang thai đôi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản. Đồng thời có thắc mắc “Thụ tinh nhân tạo sinh đôi có được không?” Trong bài viết này chúng tôi giải đáp đến bạn đọc. 

Thụ tinh nhân tạo sinh đôi có được không?
Thụ tinh nhân tạo sinh đôi có được không?

1. Thụ tinh nhân tạo sinh đôi có được không?

IUI (thụ tinh nhân tạo) là phương pháp hỗ trợ sinh sản giúp điều trị vô sinh hiếm muộn phổ biến hiện nay. Giúp các cặp vợ chồng thực hiện giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Vậy thụ tinh nhân tạo sinh đôi có được không? Câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, bố mẹ hãy cân nhắc trước khi quyết định có thụ tinh nhân tạo hay không.

  • Điều kiện kinh tế gia đình: Chi phí của thụ tinh nhân tạo để mang thai 2 bé khá cao. Bên cạnh đó, việc nuôi dưỡng 2 bé cùng một lúc đòi hỏi bố mẹ chuẩn bị tốt về tinh thần, vật chất. Có như vậy bé mới được lớn lên trong điều kiện tốt nhất.
  • Sức khỏe của mẹ: Không phải tất cả chị em phụ nữ đều có thể mang thai đôi trong 1 lần. Điều này tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của mẹ ở hiện tại.

2. Tiềm ẩn khi thực hiện thụ tinh nhân tạo sinh đôi

2.1 Sinh non, sinh thiếu tháng

Hầu hết các bà mẹ sinh đôi vượt cạn ở tuần 36 – 37, thậm chí sớm hơn. Trường hợp chị em sinh non, 2 bé có thể gặp khó khăn về vấn đề hô hấp.

2.2 Đa số sinh mổ

Tỷ lệ 2 ngôi thai ngược nhau trong bụng mẹ ở các cặp sinh đôi khá phổ biến. Có nhiều ca sinh đôi có người mẹ bị vô sinh hiếm muộn thực hiện IUI. Điều này có nghĩa người mẹ vốn đã gặp khó khăn trong chuyện sinh nở tự nhiên. Vì vậy, tỷ lệ sinh mổ ở các ca sinh đôi rất lớn.

3.3 Tăng cân chóng mặt

Để đủ dinh dưỡng cho 2 thai nhi đang lớn dần, người mẹ nạp nhiều năng lượng hơn người mẹ mang 1 thai. Trung bình 500 kcal/ngày. Từ đó, mức cân nặng trước khi sinh của mẹ sinh đôi cũng cách xa so với lúc chưa mang thai. Việc tăng cân nhanh, nhiều khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề, tình trạng rạn da dễ xảy ra.

3.4 Ốm nghén trầm trọng 

Khi mang song thai, lượng hormone gonadotropin ở mẹ tăng cao, dẫn đến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn. Điều này ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe của mẹ. Hơn nữa khiến vấn đề dinh dưỡng thai kỳ dễ bị thiếu hụt. Các biểu hiện những mẹ mang thai đôi như đau lưng, khó ngủ, ợ nóng, đi tiểu đêm nhiều,…

Cơ thể mệt mỏi
Cơ thể mệt mỏi

3.5 Nguy cơ tiểu đường, tiền sản giật cao

Đây là hệ quả của việc tăng cân nhiều ở những chị em mang đa thai. Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Vì vậy, chị em cần lưu ý kiểm soát cân nặng, đường huyết, chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp.

3.6 Biến chứng dễ gặp của cặp sinh đôi

Sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI dễ khiến chị em gặp biến chứng đó là:

  • Sẩy thai một hoặc 2 thai.
  • Sinh non
  • Cặp sinh đôi dính liền nhau
  • Nhỏ so với tuổi thai, chậm tăng trưởng trong tử cung.
  • Nguy cơ mổ lấy thai cao.
  • Dây rốn quấn cổ nguy hiểm đến thai nhi.

4. Cần lưu ý gì khi mang song thai thụ tinh nhân tạo?

Nếu có ý định mang song thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, chị em hãy lưu ý một số điều dưới đây.

4.1 Thăm khám sức khỏe theo định kỳ

Hãy tuân thủ lịch khám do bác sĩ đưa ra và thường xuyên theo dõi sức khỏe ngay tại nhà. Điều này giúp chị em có phương hướng giải quyết kịp thời khi xuất hiện những vấn đề bất thường.

Thăm khám vô sinh ở nữ giới
Thăm khám sớm

4.2 Cân bằng dinh dưỡng

Mang thai 1 em bé đã vất vả, mang thai 2 bé thì sự vất vả càng tăng. Vì vậy, chị em cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đê thai nhi có thể phát triển toàn diện. Đồng thời giúp cho việc em bé ra đời khỏe mạnh.

Chị em nên bổ sung các loại thực phẩm như thịt, cá, sữa, trứng,… Ngoài ra, là rau xanh, trái cây tươi, thịt đỏ. Bổ sung 2 lít nước mỗi ngày.

Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và nhiều đường.

4.3 Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng

Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như tập thiền, đi bộ, yoga giúp quá trình sinh con sau này diễn ra suôn sẻ hơn.

Vận động nhẹ nhàng
Vận động nhẹ nhàng

4.4 Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

Hãy giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Không nên tự tạo áp lực cho mình ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Thụ tinh nhân tạo sinh đôi có thể sẽ mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho cả gia đình. Nhưng cũng gây một số nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của trẻ. Hy vọng với kiến thức chúng tôi chia sẻ trên đây giúp bạn đọc giải đáp băn khoăn “Thụ tinh nhân tạo sinh đôi có được không?”

Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc, băn khoăn nào cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline, nhắn tin qua fanpage hoặc đến trực tiếp Bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN