Thiểu kinh có thể do tâm lý stress, chế độ sinh hoạt gây ra. Hầu hết chị em đều đã từng trải qua tình trạng kinh nguyệt ít một vài lần.

Những thực phẩm cải thiện tình trạng thiểu kinh hiệu quả
Những thực phẩm cải thiện tình trạng thiểu kinh hiệu quả

1. Thiểu kinh là gì?

Thiểu kinh (kinh nguyệt ít) là hiện tượng lượng máu chảy ra hàng tháng giảm đáng kể và ngắn hơn bình thường. Kinh nguyệt ít thường xảy ra khá phổ biến, đa phần không đáng lo ngại.

Tuy nhiên nếu tình trạng thiểu kinh kéo dài, chu kỳ kinh nguyệt rút ngắn bất thường, có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như cân nặng, tuổi tác hoặc thay đổi chế độ dùng thuốc, có khả năng báo hiệu tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hoặc khả năng mang thai.

Thiểu kinh là tình trạng kinh nguyệt ra ít hơn bình thường
Thiểu kinh là tình trạng kinh nguyệt ra ít hơn bình thường

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu kinh

2.1 Tuổi tác 

Phụ nữ khi bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, kinh nguyệt sẽ trở nên không đều và ít hơn. Và sẽ hoàn toàn chấm dứt khi chị em bước vào thời kỳ mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi cũng kèm theo các triệu chứng khác như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, tâm trạng thất thường,…

Phụ nữ càng lớn tuổi càng dễ bị thiểu kinh
Phụ nữ càng lớn tuổi càng dễ bị thiểu kinh

2.2 Không diễn ra sự rụng trứng 

Kinh nguyệt là kết quả của sự hình thành lớp niêm mạc tử cung có tác dụng giữ trứng đã thụ tinh. Khi trứng không được thụ tinh, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và giai đoạn này được gọi là kinh nguyệt. Khi trứng rụng không đều hoặc đôi khi không rụng trứng có thể dẫn đến thiểu kinh.

2.3 Các vấn đề liên quan đến PCOS và tuyến giáp

Một số tình trạng bệnh lý như Hội chứng buồng trứng đa nang và các vấn đề liên quan đến tuyến giáp cũng có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt đều đặn do nồng độ hormone trở nên mất cân bằng. Từ đó ảnh hưởng tới chất lượng kinh nguyệt, lượng kinh ra ít hơn và rải rác. 

2.4 Stress

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thiểu kinh. Stress có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. 

2.5 Tránh thai

Việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc các phương pháp tránh thai như đặt vòng, cấy que tránh thai đều có thể ảnh hưởng tới chu kỳ sinh lý hàng tháng của chị em và có thể gây ra tình trạng thiểu kinh.

Một số loại thuốc tránh thai có thể xây dựng lên một lớp lót bên trong tử cung. Do đó, lớp lót sẽ bong ra rất nhẹ trong thời kỳ kinh nguyệt, từ đó gây ra hiện tượng hành kinh ít.

Một số phương pháp ngừa thai làm thay đổi hormone trong cơ thể cũng làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Việc uống thuốc tránh thai cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu kinh
Việc uống thuốc tránh thai cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu kinh

2.6 Thiếu cân

Các chị em nhịn ăn quá mức hay chị em thiếu cân, có rất ít mỡ trong cơ thể cũng khiến kinh nguyệt ngày càng thưa dần và ít đi. Trong một số trường hợp, nó có thể ngừng lại hoàn toàn. Khi lượng chất béo trong cơ thể giảm xuống, quá trình rụng trứng thường xuyên có thể không xảy ra. 

2.7 Mang thai 

Một người phụ nữ có sức khỏe sinh sản bình thường, quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn có thể mang thai. Mang thai sẽ khiến chu kỳ kinh không xảy ra. 

2.8 Mô sẹo trong tử cung đang gây ra vấn đề

Hầu hết phụ nữ đã trải qua các thủ thuật nong và nạo (D&C) thông thường đều lành bệnh mà không có biến chứng, nhưng đôi khi sẹo nghiêm trọng khiến các thành tử cung dính vào nhau, gây ra hội chứng Asherman. Nếu chu kỳ kinh nguyệt dường như giảm đi nhiều sau khi D&C thì rất có thể đây là nguyên nhân. Cần phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo. 

2.9 Đang cho con bú

Việc cho con bú sẽ ngăn chặn sản xuất các hormone gây rụng trứng và sản xuất progesterone, đồng thời cũng làm giảm các hormone báo hiệu việc sản xuất estrogen. Do đó, với sự tích tụ tối thiểu của niêm mạc tử cung, kinh nguyệt ít (hoặc không có kinh) thường xảy ra ở những phụ nữ thường xuyên cho con bú.

Những người đang cho con bú làm các hormone sản xuất ít đi dẫn đến thiểu kinh
Những người đang cho con bú làm các hormone sản xuất ít đi dẫn đến thiểu kinh

3. 5 thực phẩm cải thiện tình trạng thiểu kinh rất tốt

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của kinh nguyệt. Ngoài việc duy trì tập luyện thể dục, chị em thiểu kinh có thể bổ sung 5 loại thực phẩm sau để cải thiện tình trạng này. 

3.1 Củ dền 

Củ dền là nguồn giàu chất sắt, canxi, vitamin A & C, kali, mangan, acid folicchất xơ. Việc bổ sung loại rau thần kỳ này vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể cải thiện chất lượng làn da, tăng cường lưu thông máu và giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Ngoài ra, củ dền còn làm tăng nồng độ hemoglobin và có thể làm tăng lượng máu kinh hàng tháng.

Củ dền giàu chất sắt, canxi, vitamin A & C, kali, mangan thích hợp cho người bị thiểu kinh
Củ dền giàu chất sắt, canxi, vitamin A & C, kali, mangan thích hợp cho người bị thiểu kinh

3.2 Sô cô la đen

Sô cô la đen là một món quà may mắn cho những người đang phải vật lộn với cơn đau bụng kinh và những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất như sắt, đồng, protein, vitamin E và magie giúp điều chỉnh dòng chảy kinh nguyệt. Trên thực tế, ăn 40 -120 g sô cô la đen trong tuần hành kinh cũng được khoa học chứng minh là có tác dụng giảm đau bụng kinh.

Socola đen chứa nhiều vitamin và khoáng chất như sắt, đồng, protein, vitamin E và magie phù hợp với người thiểu kinh
Socola đen chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất phù hợp với người thiểu kinh

3.3 Thốt nốt

Đường thốt nốt là một thành phần kỳ diệu khác có thể giải quyết những khó khăn trong thời kỳ thiểu kinh. Thốt nốt rất giàu chất sắt, nó giúp kích thích các cơn co tử cung, giảm đau bụng kinh và có thể làm cho kinh nguyệt ra nhiều hơn.

Thốt nốt là một thực phẩm thần kinh cho người bị thiểu kinh
Thốt nốt là một thực phẩm thần kinh cho người bị thiểu kinh

3.4 Nước ép lô hội

Uống nước ép lô hội tươi khi bụng đói có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc tăng chu kỳ kinh nguyệt một cách tự nhiên. Nước ép lô hội  tăng cường trao đổi chất, giúp chị em duy trì cân nặng khỏe mạnh và khôi phục sự cân bằng nội tiết tố.

3.5 Hạt mè/hạt vừng

Hạt mè/hạt vừng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng như sắt, phốt pho, magie, đồng và mangan. Chúng cũng gây ra nhiệt và có thể tác động đến chất lượng của kinh nguyệt. Cách tốt nhất để đưa chúng vào chế độ ăn đó là dùng như một món ăn nhẹ, hoặc kết hợp với salad.

Hạt mè chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho những người bị rối loạn kinh nguyệt
Hạt mè chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho những người bị rối loạn kinh nguyệt

4. Yoga có cải thiện tình trạng thiểu kinh không?

Yoga là một phương pháp tập luyện tuyệt vời để tăng lưu lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt giúp ngăn ngừa tình trạng thiểu kinh. Dưới đây là bốn tư thế yoga có thể khiến kinh nguyệt đều đặn và nhiều hơn:

4.1 Matsyasana (Tư thế con cá)

Tư thế này cần nằm ngửa, hai tay đặt dưới hông và lòng bàn tay úp xuống. Đưa hai chân vào tư thế bắt chéo chân. Hít vào và nâng ngực và lưng lên.

Tại thời điểm này, phần sau đầu, hông và đùi vẫn phải chạm đất và chỉ nâng phần thân trên lên tạo thành một vòng cung với mặt đất. Giữ tư thế trong vài phút, sau đó thở ra và trở lại tư thế nghỉ ngơi. Lặp lại 5 -10 lần mỗi ngày.

Tư thế Matsyasana giúp phụ nữ cải thiện sức khỏe vùng lưng và cột sống
Tư thế Matsyasana giúp phụ nữ cải thiện sức khỏe vùng lưng và cột sống

4.2 Dhanurasana (Tư thế cái cung)

Chị em cần nằm sấp, hai chân dang rộng. Nhấc chân lên và dùng tay giữ mắt cá chân. Nâng ngực và đầu lên tạo thành tư thế giống cánh cung. Giữ nó trong 30 giây và từ từ đưa cơ thể trở lại mặt đất.

4.3 Malasana (Tư thế vòng hoa)

Đứng hai chân rộng bằng tấm thảm và các ngón chân hướng ra ngoài. Cúi người vào tư thế ngồi xổm sâu với mông sát đất và đùi dang rộng. Đưa cánh tay vào giữa hai đầu gối và chắp tay lại. Hãy chắc chắn để giữ cho cột sống thẳng. Giữ tư thế trong vài phút và từ từ đứng dậy khi thở ra.

Tư thế Malasana giúp cho vùng chậu của nữ giới khỏe hơn
Tư thế Malasana giúp cho vùng chậu của nữ giới khỏe hơn

4.4 Ustrasana (Tư thế lạc đà)

Quỳ trên sàn với gót chân hướng lên trên và đặt tay lên hông. Chị em hãy chắc chắn rằng đầu gối và vai được căn chỉnh song song. Hít vào và uốn cong về phía sau để giữ chân bằng tay để giữ thăng bằng. Giữ vị trí này trong vài phút. Thở ra và đứng dậy từ từ.

Bên cạnh yoga, chị em có thể lựa chọn các bài tập đơn giản có thể thực hiện một cách dễ dàng như:

4.5 Đi bộ

Đi bộ 30 – 45 phút ba bốn lần một tuần có thể giúp chị em nâng cao sức đề kháng và duy trì một chu kỳ kinh khỏe mạnh. Bài tập cường độ thấp có thể giúp tăng cường lưu thông máu, khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố từ đó cải thiện chất lượng của kinh nguyệt. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm cơn đau bụng kinh và giúp kiểm soát sự thay đổi tâm trạng do kinh nguyệt gây ra.

4.6 Chạy bộ

Chạy bộ khiến nhịp tim tăng lên và tăng cường lưu thông máu hơn bao giờ hết. Nó có thể làm giảm sự cáu kỉnh trong thời gian kinh nguyệt, nâng cao tâm trạng và làm cho kinh nguyệt đều đặn cũng như hạn chế tình trạng thiểu kinh.

4.7 Pilates

Pilates giúp chị em có một cơ thể dẻo dai, cơ bắp chắc khỏe, tăng cường lưu thông máu và hạn chế tình trạng ít kinh. 

Như vậy có thể thấy, thiểu kinh là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, thì nên tiến hành thăm khám bởi rất có thể đang tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý nào đó.

Pilates giúp chị em có một cơ thể dẻo dai, cơ bắp chắc khỏe, tăng cường lưu thông mông máu
Pilates giúp chị em có một cơ thể dẻo dai, cơ bắp chắc khỏe, tăng cường lưu thông máu

Chị em hãy nhớ luôn nhớ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bởi nếu cơ thể thiếu các dưỡng chất như vitamin D, B12 và magie sẽ ảnh hưởng tới kinh nguyệt. 

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe tổng quát, các xét nghiệm nội tiết liên quan đến sinh sản.

Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322935
  2. https://www.deepaganesh.com/scanty-periods-lighter-periods-causes-and-risk-factors