Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý khá phổ biến và rất nhiều người mắc phải. Nhưng nếu mẹ bầu mắc phải tình trạng tăng huyết áp sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tăng huyết áp là bệnh khá phổ biến và nhiều người mắc phải
Tăng huyết áp là bệnh khá phổ biến và nhiều người mắc phải

1. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành mạch tăng cao hơn so với bình thường. Chỉ số huyết áp bình thường là khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 120/80 mmHg. 

Trường hợp, huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg thì người bệnh đang gặp phải tình trạng tăng huyết áp. Dựa vào sự thay đổi của các chỉ số này mà các bác sĩ đánh giá được mức độ tăng huyết áp nặng hay nhẹ.

Nếu tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát hiệu quả có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, chẳng hạn như nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… đấy là nguyên nhân dẫn đến tử vong hoặc để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh bị thay đổi.

Các chỉ số cao hơn từ 140/90 mmHg được đánh giá là tăng huyết áp
Các chỉ số cao hơn từ 140/90 mmHg được đánh giá là tăng huyết áp

2. Như thế nào là tăng huyết áp thai kỳ?

Tăng huyết áp thai kỳ (Pregnancy – Induced Hypertension) là hiện tượng huyết áp tăng cao, tình trạng này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và sẽ trở về mức bình thường 6 tuần sau sinh. 

Thông thường, huyết áp của người mang thai cao ở mức độ nhẹ vào khoảng 140/90 mmHg, nặng ≥160/100 mmHg.

Tăng huyết áp thai kỳ đây là mối quan tâm lớn đối với những người đang mang thai. Nhưng nếu tình trạng tăng huyết áp thai kỳ được kiểm soát tốt thì không phải lúc nào cũng nguy hiểm.

Có khoảng 70% sản phụ tăng huyết áp sẽ có biến chứng là tiền sản giật. Chính vì thế, cách cho người mang thai chính là phát hiện sớm và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa những biến chứng xảy ra cho cả mẹ và thai nhi.

Tăng huyết áp thai kỳ thường xuất hiện ở tuần thứ 20 thai kỳ
Tăng huyết áp thai kỳ thường xuất hiện ở tuần thứ 20 thai kỳ

Các thể tăng huyết áp thai kỳ thường gặp là:

2.1 Tăng huyết áp mãn tính

Tình trạng này xuất hiện trước khi mang thai hoặc từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này có thể kéo dài hơn 6 tuần sau sinh.

2.2 Tăng huyết áp thai kỳ

Thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và sẽ trở lại bình thường trong 42 ngày sau sinh, nhưng nó có thể chuyển biến thành tăng huyết áp mãn tính nếu chỉ số huyết áp vẫn tiếp tục tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm.

2.3 Tiền sản giật

Tình trạng này rất dễ gặp với những thai phụ mang thai đầu tiên, đa tha hoặc mẹ bầu mắc hội chứng phospholipid, đặc biệt là ở những người tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận hoặc đái tháo đường. 

Chẩn đoán tiền sản giật dựa vào kết quả xét nghiệm protein niệu, chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg hoặc tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg. 

Tình trạng này thường xuất hiện ở tuần thứ 20 thai kỳ, những người trước đó có huyết áp bình thường, liên quan đến suy nhau thai dẫn đến thai nhi chậm phát triển. Đây được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non.

Mẹ bầu bị tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật
Mẹ bầu bị tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật

2.4 Tiền sản giật trên bệnh nền tăng huyết áp mãn tính

Xác suất xảy ra tình trạng này cao khi người mang thai bị cao huyết áp và có thêm sự sự xuất hiện chỉ số protein niệu lần đầu.

3. Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở mẹ bầu

Tăng huyết áp thai kỳ có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như sau, cụ thể là:

  • Chế độ dinh dưỡng khi mang thai kém, không khoa học, thức ăn có nhiều muối.
  • Mẹ bầu lười vận động hoặc dưỡng thai không đúng cách.
  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Mẹ bầu lớn tuổi (thông thường trên 35 tuổi).
  • Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc các bệnh liên quan dẫn đến biến chứng tăng huyết áp.
Những mẹ bầu lười vận động là nhóm đối tượng rất dễ bị tăng huyết áp
Những mẹ bầu lười vận động là nhóm đối tượng rất dễ bị tăng huyết áp

4. Các biến chứng khi mẹ bầu bị tăng huyết áp

Khi mang thai nếu mẹ bầu bị tăng huyết áp thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả hai mẹ con và con, đó là:

4.1 Lượng máu cung cấp đến cho nhau thai ít đi

Trường hợp nhau thai không nhận đủ máu để nuôi thì thai nhi sẽ nhận ít chất dinh dưỡng và oxy hơn. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thai chậm phát triển, thai bị nhẹ cân hoặc sinh non. 

Những trẻ bị sinh non thường sẽ gặp nhiều vấn đề về đường hô hấp, tỷ lệ bị nhiễm trùng sẽ cao hơn những trẻ sinh đủ tháng và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Mẹ bầu bị tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra tình trạng thai nhi chậm phát triển
Mẹ bầu bị tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra tình trạng thai nhi chậm phát triển

4.2 Nhau bong non 

Đây là tình trạng nhau thai bị bóc tách ra khỏi thành tử cung trước khi chuyển dạ.

Tiền sản giật sẽ làm tăng nguy cơ bị nhau bong non. Nghiêm trọng hơn là gây xuất huyết nặng, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.

4.3 Hạn chế sự tăng trưởng của thai

Tăng huyết áp là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

4.4 Gây tổn thương các cơ quan khác của người mẹ

Nếu tình trạng cao huyết áp không được kiểm soát tốt có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan trong cơ thể của người mẹ, như não, tim, phổi, thận, gan,… nặng hơn có thể gây tử vong.

4.5 Sinh sớm

Trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu sinh sớm để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

4.6 Mắc bệnh tim mạch sau sinh

Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật thì nguy cơ cao sẽ mắc mắc các bệnh lý về tim mạch sau sinh.

Mẹ bầu bị tăng huyết áp có thể dẫn đến tình trạng sinh non
Mẹ bầu bị tăng huyết áp có thể dẫn đến tình trạng sinh non

5. Những phương pháp điều trị tăng huyết áp cho mẹ bầu

Điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ mang thai, trước hết mẹ bầu cần được chẩn đoán dựa trên các cơ sở sau:

  • Theo dõi sức khỏe tổng thể và lịch sử bệnh của mẹ bầu trong quá trình mang thai.
  • Mức độ tình trạng tăng huyết áp của người mang thai.
  • Khả năng đáp ứng thuốc của thai phụ đối hoặc các liệu pháp phẫu thuật.
  • Tuân thủ đúng các bước thăm khám và sử dụng thuốc trong quá trình điều trị.

Nhưng mẹ bầu và gia đình cần lưu ý việc điều trị khi nhận thấy những điều bất thường như sau:

  • Chỉ số huyết áp cao trên 140/90 mmHg.
  • Trường hợp, huyết áp tâm thu ≥170 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥110mmHg, người mẹ cần được nhập viện ngay để cấp cứu, tránh các nguy hiểm đáng tiếc.
  • Những loại thuốc được các bác sĩ ưu tiên sử dụng trong điều trị tăng huyết áp thai kỳ là methyldopa, labetalol,… Chống chỉ định thai phụ sử dụng các loại thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể vì gây dị tật cho thai nhi cao.
  • Những phụ nữ mang thai có hiện tượng bị tăng huyết áp hoặc tiền sản giật thường sẽ được khuyến cáo chấm dứt thai kỳ ở tuần 37.
Người mẹ bị tăng huyết áp có thể gây ra tình trạng trẻ bị dị tật tim bẩm sinh
Người mẹ bị tăng huyết áp có thể gây ra tình trạng trẻ bị dị tật tim bẩm sinh

6. Có cách nào kiểm soát tình trạng tăng huyết áp ở mẹ bầu

6.1 Sử dụng thuốc

Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp vừa kể trên, người mẹ cần dùng thuốc để ổn định huyết áp nếu có chỉ định của bác sĩ. 

Các loại thuốc huyết áp được lựa chọn phải hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Trường hợp, nếu huyết áp quá cao thì thai phụ cần sử dụng thuốc đường tĩnh mạch để cấp cứu. 

Một số thuốc dạng viên điều trị cao huyết áp có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Chính vì thế, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc thuốc mà phải cần thăm khám từ bác sĩ.

Theo dõi huyết áp mẹ bầu thường xuyên là cách phòng ngừa tăng huyết áp mẹ bầu
Theo dõi huyết áp mẹ bầu thường xuyên là cách phòng ngừa tăng huyết áp mẹ bầu

6.2 Không dùng thuốc

Việc thay đổi thói quen sống góp phần cho mẹ bầu kiểm soát huyết áp. Ngoài ra, một số việc mẹ bầu bị tăng huyết áp nên làm là:

  • Hạn chế ăn thức ăn có nhiều muối. Hạn chế ăn thức ăn dạng kho, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp. Đa dạng hóa khẩu phần ăn, là rau xanh và trái cây.
  • Vận động nhẹ nhàng là việc rất tốt cho mẹ bầu. Người mẹ hạn chế vận động mạnh vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi. 
  • Không nên nằm nhiều vì mẹ bầu sẽ dễ bị béo phì, tăng cân nhanh, thai to,…
  • Mẹ bầu giữ tinh thần thoải mái, có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách,…
  • Không nên sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, đồ uống có cồn.

Tăng huyết áp trong thai kỳ có nguy hiểm với mẹ bầu không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cho mẹ bầu nên được lựa chọn kỹ để an toàn cho mẹ và bé.

7. Phòng ngừa tăng huyết áp cho mẹ bầu

Phòng ngừa tăng huyết áp cho mẹ bầu, bên cạnh việc thăm khám đều đặn, đo huyết áp thường xuyên, phụ nữ có thai cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt để hạn chế những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, cụ thể là:

  • Hạn chế ăn thức ăn có nhiều muối, đậm vị.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày.
  • Tăng lượng protein nạp vào hàng ngày, giảm những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt.
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn.
  • Tránh uống rượu, bia, đồ uống có chứa caffeine.
  • Sử dụng thuốc bổ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Mẹ bầu nên khám thai định kỳ là cách ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp
Mẹ bầu nên khám thai định kỳ là cách ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp

Tăng huyết áp thai kỳ là bệnh lý thường gặp trong mang thai. Việc quan trọng cần làm là thường xuyên theo dõi huyết áp trước và trong khi mang thai. 

Nếu có tình trạng cao huyết áp xảy ra, cần nhanh chóng đưa mẹ bầu đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời nhằm bảo vệ tốt sức khỏe cho mẹ và bé.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ , có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các gói dịch vụ thăm khám để đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đang có ý định mang thai.

Với hệ thống máy móc hiện đại, được , được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://s.net.vn/dsP2
  2. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046098
  3. https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/complications/high-blood-pressure
  4. https://www.cdc.gov/bloodpressure/pregnancy.htm