Suy thai là một trong những biến chứng sản khoa gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và bé và cần được can thiệp y tế ngay lập tức nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường trong gian mang thai.

Bài viết được tham vấn chuyên chuyên môn bởi BSCKI. Nguyễn Tuấn Anh – Bác sĩ Hỗ trợ sinh sản, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn.

Suy thai biến chứng sản khoa nguy hiểm cho mẹ và bé
Suy thai biến chứng sản khoa nguy hiểm cho mẹ và bé

1. Tổng quan suy thai là gì?

Suy thai là tình trạng bị thiếu oxy trong giai đoạn mang thai hoặc trong lúc chuyển dạ khi sinh. 

Các cơ quan như tử cung, bánh rau,… thực hiện nhiệm vụ cung cấp oxy cho thai nhi. Nhưng nếu có một nguyên nhân gây rối loạn làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy từ các bộ phận, khiến lưu lượng máu giảm làm cho quá trình trao đổi oxy giữa mẹ và thai nhi sẽ bị gián đoạn. 

Điều này gây ra lượng oxy đến thai bị giảm nghiêm trọng, làm cho các chất điện giải trong máu bị rối loạn và dẫn đến suy thai.

Theo BSCKI. Nguyễn Tuấn Anh, dựa vào mức độ nguy hiểm mà suy thai được chia thành 2 nhóm đó là:

  • Suy thai cấp tính: xảy ra bất thình lình khi người mẹ chuyển dạ, là nguyên nhân khiến thai nhi tử vong ngay lập tức nếu không được xử trí kịp thời. Tình trạng này chiếm khoảng 20% trong tổng các ca sinh.
  • Suy thai mãn tính: là trường hợp em bé có sức khỏe yếu trong suốt thai kỳ ở mức độ nhẹ và không có biểu hiện rõ ràng. Trường hợp này rất dễ chuyển biến thành cấp tính khi người mẹ chuyển dạ và làm tăng nguy cơ thai nhi chết lưu trong bụng mẹ.
Suy thai là tình trạng thiếu oxy khi mang thai hoặc khi chuyển dạ
Suy thai là tình trạng thiếu oxy khi mang thai hoặc khi chuyển dạ

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thai suy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thai, lý do có thể từ người mẹ, do thai nhi hoặc từ các nguyên nhân sản khoa.

2.1 Từ người mẹ

  • Tư thế nằm khi mang thai rất quan trọng, nếu mẹ bầu thường xuyên nằm ngửa, điều này làm cho tử cung đè ép lên mạch máu, hạn chế sự lưu thông máu đến tử cung hoặc hạn chế quá trình máu trở về  tim, là giảm tưới máu và huyết áp tụt. Do đó, các chuyên gia Sản khoa khuyến cáo phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái để không gây hại đến thai nhi.
  • Người mẹ bị thiếu máu hoặc mắc chứng huyết áp thấp.
  • Người bị chấn thương cũng làm giảm lượng máu vận chuyển đến thai.
  • Người mẹ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, đái tháo đường, thừa cân béo phì,… những bệnh lý này đều có thể gây suy.
Một số vấn đề xảy ra từ người mẹ có thể gây ra tình trạng suy thai
Một số vấn đề xảy ra từ người mẹ có thể gây ra tình trạng suy thai

2.2 Từ thai nhi

  • Thai nhi bị thiếu máu hoặc bị nhiễm trùng.
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
  • Em bé chậm phát triển.
  • Trẻ thiếu tháng.
  • Em bé dư tháng trong bụng mẹ, quá ngày dự sinh, khiến cho bánh nhau bị vôi hóa, dẫn đến quá trình cung cấp oxy bị gián đoạn.

2.3 Từ phần phụ của thai nhi

  • Nhau tiền đạo, nhau bong non, vôi hóa nhau thai,…
  • Các trường hợp sa dây rốn, xuất hiện nút thắt, dây rốn bị xoắn,…đều làm tăng sự vận chuyển oxy đến thai nhi.
  • Vỡ ối sớm làm thể tích chất lỏng bảo vệ xung quanh thai nhi giảm xuống đáng kể. Khi chuyển dạ xảy ra những tử cung co thắt khiến đầu và dây rốn bị chèn ép, gây nên tình trạng thiếu oxy cho thai.
Trẻ dư ngày trong bụng mẹ có nguy cơ cao bị suy thai
Trẻ dư ngày trong bụng mẹ có nguy cơ cao bị suy thai

2.4 Sản khoa

  • Cơn co thắt tử cung bị rối loạn khiến bé không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết.
  • Xương chậu và đầu thai nhi bất tương xứng, do vùng xương chậu của mẹ quá nhỏ hoặc đầu thai nhi quá to làm quá trình sinh thường gặp khó khăn.
  • Sự bất thường của ngôi thai dẫn đến quá trình chuyển dạ kéo dài, gây ngạt do thiếu oxy.

2.5 Do thuốc

  • Việc sử dụng các thuốc giảm đau hoặc thuốc gây mê sẽ gây ức chế thai nhi.
  • Dùng thuốc tăng co dẫn đến tình trạng tăng cơn co thắt của tử cung.

3. Dấu hiệu nhận biết suy thai cần biết

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết suy thai mà mẹ bầu nên biết, đó là:

3.1 Màu sắc nước ối bị thay đổi

Nước ối bình thường có màu trắng trong, nhưng khi nước ối chuyển màu bất thường đó có thể là dấu hiệu suy thai. Chính vì thế, mẹ bầu hãy theo dõi màu sắc nước ối để phát hiện kịp thời. Cụ thể là:

  • Nước ối có màu vàng sẫm: nguy cơ cao em bé đã bị suy mạn tính và cần được can thiệp ngay lập tức.
  • Nước ối có màu xanh: dấu hiệu cho thấy thai có nguy cơ suy. Trường hợp này người mẹ nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi.
  • Nước ối có lẫn phân su: khả năng cao thai suy cấp tính. Trường hợp này cần được xử trí nhanh chóng để tránh thai nhi gặp biến chứng sau sinh.
Màu nước ối thay đổi có thể là dấu hiệu của tình trạng suy thai
Màu nước ối thay đổi có thể là dấu hiệu của tình trạng suy thai

3.2 Nhịp tim thai nhi thay đổi

Nếu tim thai nhi đập nhanh hơn 160 nhịp/phút, sau đó đập chậm hơn 120 nhịp/phút đó là dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy và cảnh báo nguy cơ suy thai.

Bên cạnh đó, người mẹ có thể chú ý những cử động của bé có lúc đạp mạnh và nhiều, lúc lại đạp chậm, nhẹ và ít đó là dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy. Nhưng nếu em bé không cử động trong thời gian dài, rất nhiều khả năng chúng đã chết lưu trong bụng mẹ. 

Chính vì thế, mẹ bầu nên chú ý đếm số lần cử động thai xem có đủ 4 lần trong 30 phút hay không. Trường hợp bé cử động ít hơn 10 lần trong 4 giờ thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra cho cả hai.

Nhịp tim của thai bất thường được xem là dấu hiệu của suy thai
Nhịp tim của thai bất thường được xem là dấu hiệu của suy thai

4. Mức độ nguy hiểm của suy thai như thế nào?

Mức độ nguy hiểm của suy thai sẽ phụ thuộc vào thời gian và phác đồ can thiệp. 

Nếu suy thai mãn tính, thai nhi sẽ ưu tiên cung cấp oxy đến các cơ quan như não, tim, gan và giảm lưu lượng oxy đến da.

Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, việc bù trừ oxy sẽ không được thực hiện nữa, khiến cho những các cơ quan đều không nhận đủ lượng oxy dẫn đến quá trình chuyển hóa giảm, tăng nguy cơ thai chết lưu trong tử cung.

Trường hợp suy thai cấp tính xảy ra trong quá trình người mẹ đang chuyển dạ, nếu không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cho thai nhi tử vong ngay lập tức hoặc ngay sau khi sinh. 

Nhưng nếu trẻ được sinh ra an toàn thì vẫn tiềm ẩn một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như bệnh động kinh, trí tuệ đần độn, nói ngọng,… điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.

Theo dõi bằng monitor sản khoa sẽ phát hiện được sự bất thường của tim thai. Do đó việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ sẽ giúp phát hiện các nguy cơ suy thai và để can thiệp kịp thời.

Nếu trẻ được sinh ra an toàn thì vẫn tiềm ẩn một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Nếu trẻ được sinh ra an toàn thì vẫn tiềm ẩn một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

5. Có cách nào chẩn đoán tình trạng suy thai?

Việc chẩn đoán tình trạng suy thai sẽ được thực hiện theo những giai đoạn sau:

5.1 Trong giai đoạn mang thai

  • Các chuyên gia sẽ tiến hành đo chiều dài tử cung, nếu không tương đương với kích thước của thai nhi thì chứng tỏ thai kém phát triển.
  • Sự cử động của thai nhi thay đổi, ít cử động hơn.
  • Nhịp tim của bé thay đổi.
  • Màu sắc nước ối thay đổi
  • Siêu âm hoặc theo dõi bằng monitor sẽ giúp xác định các dấu hiệu bất thường.

5.2 Trong lúc chuyển dạ

  • Quan sát màu nước ối khi bấm ối hoặc vỡ ối.
  • Nhịp tim em bé thay đổi, nhanh hơn hoặc chậm hơn.
  • Nhịp tim muộn hoặc độ dao động dưới 5.
  • Chỉ số nước ối giảm thông qua kết quả siêu âm.

6. Suy thai nên xử trí như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp suy thai thì phương pháp xử lý sẽ khác nhau, tất cả đều là vì mục đích đem lại hiệu quả, bảo vệ mẹ và bé luôn được khỏe mạnh.

Suy thai mãn tính, người mẹ nên được thăm khám thường xuyên để được theo dõi tình hình sức khỏe của cả hai. Hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng.

Trường hợp thai trên 36 tuần, người mẹ sẽ được chỉ định mổ lấy thai sớm để tránh suy thai nặng hơn.

Suy thai cấp tính, việc đầu tiên người mẹ nên làm là nghỉ ngơi, lựa chọn tư thế nằm chuẩn để tránh tử cung chèn ép vào mạch máu, làm cản trở đường truyền của oxy đến thai nhi. Tiếp đến là người mẹ cần được truyền oxy và truyền dịch.

Những trường hợp suy thai cấp tính nặng, người mẹ cần mổ lấy thai sớm nhất có thể và không nên cố gắng sinh thường vì điều này có thể đe dọa đến tính mạng em bé.

Chú ý đến nước độ cử động của bé để đánh giá sức khỏe của thai nhi
Chú ý đến nước độ cử động của bé để đánh giá sức khỏe của thai nhi

7. Những cách phòng ngừa tình trạng suy thai mà mẹ bầu cần biết

Người mẹ nên đi khám thai thường xuyên trong suốt quá trình mang thai, mục đích là để nắm bắt được tình hình sức khỏe của mẹ và theo dõi sự phát triển của bé. Nếu những bất thường được phát hiện sớm thì còn có phương pháp xử lý sớm.

Ngoài ra, mẹ bầu cần được ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi khoa học để có sức khỏe tốt trong suốt giai đoạn thai kỳ để tránh tình trạng suy thai

Khi mang thai, người mẹ không được hút thuốc lá, uống rượu bia vì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Khi cơ thể xuất hiện những bất thường như xuất huyết, em bé cử động bất thường,… mẹ bầu cần đi khám ngay để được xử lý kịp thời. 

Dinh dưỡng cho mẹ bầu là cách phòng ngừa suy thai
Dinh dưỡng cho mẹ bầu là cách phòng ngừa suy thai

Bên cạnh đó, khi mang thai người mẹ hãy giữ tinh thần thật sự thoải mái, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ vì khi lo lắng, căng thẳng sẽ làm cho quá trình chuyển dạ kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Vào những tháng cuối thai kỳ, kích thước của bé to hơn, người mẹ nên nằm nghiêng sang trái để hạn chế tình trạng tử cung chèn ép làm cản trở dòng máu đi đến thai nhi.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23971-fetal-distress
  2. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/fetal-distress
  3. https://www.msdmanuals.com/home/women-s-health-issues/complications-of-labor-and-delivery/fetal-distress