Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKI. Nguyễn Tuấn Anh – Bác sĩ Hỗ trợ sinh sản, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn.

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp giảm sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến một loạt các chức năng và cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Đặc biệt, bệnh lý này thường gặp ở nữ giới hơn nam giới.

Biến chứng nghiêm trọng của suy giáp là gì?
Biến chứng nghiêm trọng của suy giáp là gì?

1. Tổng quan về bệnh suy giáp

Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ nằm phía trước cổ, hình bướm, nằm dưới thanh quản. Nhiệm vụ chính của tuyến này là sản xuất hormone T4 (thyroxine) và T3 (triiodothyronine) giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa, tăng cường sản xuất năng lượng,…

Nồng độ hormone tuyến giáp trong máu cao, làm cho tuyến yên giảm tiết TSH để kiểm soát hoạt động của tuyến giáp và ngược lại.

Suy giáp hay còn gọi là nhược giáp, đây là một dạng bệnh rối loạn nội tiết, làm cho tuyến giáp không sản sinh đủ hormone như T3, T4.

Một số tình trạng có thể xảy ra khi người bệnh bị suy giáp, đó là hạ canxi máu, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim, hệ thần kinh,…

Bệnh suy tuyến giáp rất nguy hiểm, trong thời gian ngắn người bệnh có thể tử vong. Tuy nhiên, bệnh này vẫn có khả năng phòng ngừa và điều trị, nhưng vẫn có thể gây ra những biến chứng không phục hồi và có sự can thiệp của phẫu thuật.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, liên quan chặt chẽ với những cơ quan khác
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, liên quan chặt chẽ với những cơ quan khác

2. Nguyên nhân bệnh suy giáp

Hiện nay, có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy giáp, đó là:

  • Nguyên nhân đầu tiên và cũng là phổ biến nhất đó là teo tuyến giáp
  • Bệnh viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto
  • Sau điều trị cường giáp

Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân ít gặp hơn, đó là thiếu iot trong các bữa ăn hằng ngày hoặc bẩm sinh hay mắc bệnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi cũng dễ gây ra bệnh suy giáp.

Các loại hormone được tuyến giáp tiết ra
Các loại hormone được tuyến giáp tiết ra

3. Triệu chứng bệnh suy giáp

Suy giáp các triệu chứng biểu hiện không rõ ràng, có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhưng không nên chủ quan trước những biểu hiện sau đây để phát hiện và điều trị sớm, những triệu chứng đó là:

  • Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu suốt cả ngày, mức độ có thể nhẹ hoặc nặng và kéo dài trong một khoảng thời gian dài.
  • Tăng cân một cách khác thường, mặc dù đã ăn uống đầy đủ và khỏe mạnh.
  • Người bệnh có thể cảm thấy lo lắng hoặc khó chịu và điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của người bệnh.
  • Người mắc suy giáp đều có nguy cơ cao mắc bệnh tim và huyết áp cao.
  • Thiếu hụt hormone giáp làm rụng tóc, da trở nên khô hơn và mất độ đàn hồi.
  • Buồn nôn và tiêu chảy.
  • Hormone giáp thấp gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp

4. Các loại suy giáp thường gặp

Tất cả chúng ta đều có thể mắc bệnh suy giáp nhưng phổ biến ở người lớn tuổi, dưới đây là một số dạng bệnh suy tuyến giáp thường gặp:

4.1 Suy tuyến giáp nguyên phát

Tình trạng này xảy ra là do tuyến giáp giảm tiết T4 và T3, làm cho nồng độ trong huyết thanh thấp, kích thích tuyến giáp (TSH) tăng lên.

4.2 Suy tuyến giáp thứ phát

Bệnh xảy ra khi vùng dưới đồi không sản xuất đủ nội tiết, kích thích giải phóng thyrotropin hoặc không sản xuất đủ TSH ở tuyến yên.

4.3 Suy giáp cận lâm sàng

Suy tuyến giáp cận lâm sàng là tình trạng tăng hormone TSH trong huyết thanh ở người không có hoặc có rất ít triệu chứng và nồng độ hormone T4 bình thường. 

Bệnh này khá phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới.

Suy giáp là tình trạng thường gặp đặc biệt là ở nữ giới
Suy giáp là tình trạng thường gặp đặc biệt là ở nữ giới

5. Đối tượng có nguy cơ bị suy giáp?

Đối tượng có nguy cơ cao mắc suy giáp đó là:

  • Nữ giới sau mãn kinh, người từ 60 tuổi trở lên.
  • Tiền sử mắc bệnh tuyến giáp.
  • Từng phẫu thuật tuyến giáp.
  • Điều trị bức xạ ở tuyến giáp.
  • Gia đình có người đã từng mắc bệnh tuyến giáp.
  • Người đang mang thai hoặc sinh con trong 6 tháng.
  • Hội chứng Turner: dạng rối loạn di truyền ảnh hưởng đến phụ nữ.
  • Bệnh thiếu máu ác tính.
  • Hội chứng Sjogren: làm khô mắt và miệng ở người bệnh.
  • Tiểu đường type 1.
  • Viêm khớp dạng thấp, đây làm một trong những bệnh tự miễn.
  • Bệnh Lupus ban đỏ.

6. Suy giáp có nguy hiểm không?

Suy giáp nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đó là: 

  • Rối loạn chức năng tim, như rối loạn nhịp tim, giảm sự co bóp ở tim và gây ra huyết áp thấp.
  • Suy tuyến giáp gây ra suy thận nặng và một số biến chứng khác như sỏi thận, suy thận cấp và mãn tính.
  • Một phụ nữ đang mang thai bị bệnh suy tuyến giáp, thì nó có thể gây ra nguy cơ thai nghén và nghiêm trọng hơn là động kinh.
  • Bệnh làm tăng mức bilirubin trong máu, có thể gây ra tình trạng suy gan cấp tính.
  • Bệnh suy giáp có thể gây ra viêm khớp mãn tính nếu không được điều trị sớm, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Bệnh gây ra tình trạng hạ huyết áp và đường huyết giảm, sẽ dẫn đến hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Tình trạng suy tuyến giáp trở nặng có thể gây ra các triệu chứng như mất trí nhớ, mất khả năng tập trung và tâm thần.
  • Bệnh này làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan tự miễn ở người bệnh, đây là một bệnh lý đáng lo ngại và khó điều trị.
Suy giáp dễ dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim và huyết áp thấp
Suy giáp dễ dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim và huyết áp thấp

7. Chẩn đoán suy giáp

Bệnh suy giáp thường có những triệu chứng tương tự giống với những vấn đề sức khỏe khác. Cho nên, việc chẩn đoán bệnh suy giáp không chỉ dựa trên triệu chứng mà còn thông qua kết quả xét nghiệm máu.

  • Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH): 

Nếu chỉ số này cao thì sẽ được thực hiện lại cùng với xét nghiệm đo lường hormone T4. 

Nếu nồng độ TSH cao và T4 thấp, người bệnh được chẩn đoán suy giáp. Xét nghiệm TSH đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát suy giáp theo thời gian.

Nếu trong kết quả xét nghiệm thứ hai cho thấy, nồng độ nội tiết TSH cao nhưng nồng độ hormone T4 và T3 nằm trong phạm vi tiêu chuẩn, người bệnh được chẩn đoán là mắc suy giáp cận lâm sàng.

Kết quả của xét nghiệm này có thể chịu ảnh hưởng bởi một số loại thuốc hoặc các chất bổ sung, như biotin. Chính vì thế, trước khi thực hiện xét nghiệm người bệnh hãy trao đổi với các chuyên gia về các loại thuốc đang dùng.

Xét nghiệm tuyến giáp nhầm giúp xác định tình trạng tuyến giáp của người bệnh
Xét nghiệm tuyến giáp nhầm giúp xác định tình trạng tuyến giáp của người bệnh

8. Các biến chứng của bệnh suy giáp

Nếu bệnh suy giáp không được phát hiện và điều trị sớm, thì rất có thể gây các biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Bướu cổ: gây ảnh hưởng đến việc nuốt hoặc thở.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim.
  • Suy tuyến có thể làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh này mang thông tin từ não và tủy sống đến các cơ quan khác bên trong cơ thể. Triệu chứng của trình trạng này là đau, tê và ngứa ran ở tay và chân.
  • Cản trở quá trình rụng trứng, từ đó hạn chế khả năng sinh sản. Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở cả hai giới.
  • Trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh tuyến giáp thì có tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh cao hơn trẻ bình thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần.
  • Hôn mê phù niêm: đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất, tình trạng này xảy ra khi người bệnh nhưng không điều trị. Biểu hiện của tình trạng này gồm hôn mê, thân nhiệt hạ cực nhanh, mất phản xạ, co giật và suy hô hấp.
Suy giáp làm cản trợ sự rụng trứng dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới
Suy giáp làm cản trợ sự rụng trứng dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới

9. Điều trị suy giáp

Hầu hết các trường hợp suy giáp được điều trị bằng cách thay thế lượng nội tiết tố do tuyến giáp không tiết hormone nữa, chủ yếu dùng thuốc levothyroxine. 

Thuốc này được dùng dưới dạng đường uống, giúp làm tăng lượng nội tiết tố tuyến giáp, từ đó giúp cải thiện triệu chứng do suy giáp gây ra.

Để chỉ định liều lượng levothyroxin phù hợp với tình trạng người bệnh, các chuyên gia sẽ kiểm tra mức nội tiết TSH trong khoảng 8 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc. 

Một số tác dụng phụ của thuốc Levothyroxine mà người bệnh cần nên lưu ý, đó là:

  • Mệt mỏi, gặp các vấn đề về giấc ngủ.
  • Run, tim đập nhanh.
Thuốc là chỉ định ưu tiên trong điều trị suy giáp
Thuốc là chỉ định ưu tiên trong điều trị suy giáp

10. Một số cách phòng ngừa suy giáp

Để phòng ngừa suy giáp thì người bệnh cần dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, dưới đây là một số cách phòng ngừa mà mọi người nên biết:

  • Không cắt lể khi có bướu giáp
  • Bổ sung iot vào bữa ăn hằng ngày, được lấy từ các nguồn sau đây, đó là trứng, các sản phẩm từ sữa, thịt, gia cầm, hải sản,…
  • Tuy nhiên, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng là phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng. 
  • Bên cạnh đó, việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và bổ sung, đa dạng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe có thể cải thiện các triệu chứng suy giáp và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Người bệnh không được tự ý tăng liều khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để việc điều trị suy giáp được hiệu quả hơn
Nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để việc điều trị suy giáp được hiệu quả hơn

Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn cho các cặp đôi, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn, giúp nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://s.net.vn/a54o
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/symptoms-causes/syc-20350284
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12120-hypothyroidism
  4. https://www.nhs.uk/conditions/underactive-thyroid-hypothyroidism