Rubella là bệnh thường gặp và có thể lây truyền từ mẹ sang con nếu mẹ bầu bị nhiễm bệnh khi mang thai. Hậu quả mà bệnh gây ra cho thai nhi vô cùng nặng nề và nguy hiểm. 

Rubella có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Rubella có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

1. Rubella là gì?

Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức, là một bệnh nhiễm trùng gây ra các triệu chứng giống cúm nhẹ và phát ban. Có tới một nửa số người nhiễm bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào và thậm chí có thể không biết mình bị nhiễm bệnh nhưng vẫn lây sang người khác.

Nếu bị nhiễm bệnh khi mang thai, rubella có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho em bé. Nhiễm trùng gây tổn thương nặng nề nhất khi thai phụ bị nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu của thai kỳ, đặc biệt là trong 12 tuần đầu (tam cá nguyệt thứ nhất).

Rubella hay còn được biết qua tên sởi Đức
Rubella hay còn được biết qua tên sởi Đức

2. Biểu hiện của rubella

Theo thống kê, các triệu chứng của bệnh rubella thường bắt đầu xuất hiện khoảng 14 ngày sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cứ 2 người nhiễm virus này thì có 1 người không cảm thấy mệt.

Mặc dù triệu chứng nổi tiếng nhất của bệnh là phát ban màu hồng hoặc đỏ, nhưng người lớn thường gặp các triệu chứng khác trước tiên, có thể kể đến đó là:

  • Đau họng.
  • Đau đầu.
  • Viêm kết mạc.
  • Buồn nôn, người mệt mỏi.
  • Chán ăn. 

Khi bị mắc rubella, một số bộ phận trên cơ thể có thể bị sưng tấy như:

  • Sưng ở sau gáy.
  • Sưng ở cổ, và sau tai.

Sau khi các triệu chứng trên được biểu hiện, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các vết phát ban nhỏ, tạo thành một vùng đỏ lớn trên da. Các vết phát ban này sẽ xuất hiện đầu tiên là ở mặt, sau đó sẽ lan sang cổ, cánh tay, phần thân trên, bắp chân. Phát ban có thể ngứa hoặc không và thường kéo dài đến 5 ngày.

Người mắc bệnh Rubella thường có những dấu hiệu như sốt, phát ban, đau họng,...
Người mắc bệnh Rubella thường có những dấu hiệu như sốt, phát ban, đau họng,…

Đau khớp và viêm khớp cũng thường gặp ở người lớn mắc bệnh rubella. Các khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất là:

  • Khớp ngón tay.
  • Cổ tay.
  • Khớp đầu gối.

Các triệu chứng ở khớp thường bắt đầu cùng lúc khi phát ban xuất hiện. Những triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần.

Có tới 7 trong 10 (70%) phụ nữ tuổi thành niên và người trưởng thành mắc bệnh rubella sẽ bị viêm khớp. Biến chứng này hiếm gặp ở nam giới hoặc trẻ em mắc bệnh rubella. Trong một số ít trường hợp, rubella có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng não và các vấn đề về chảy máu.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rubella

Rubella là do virus gây ra, nó không phải do cùng một loại virus bệnh sởi. Bệnh rất dễ lây lan trong không khí. Nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh khi họ nói chuyện, ho, hắt hơi, hoặc dùng chung đồ ăn đồ uống sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Đối với phụ nữ mang thai bị bệnh này có thể sẽ được truyền sang thai nhi. 

Người mắc bệnh có thể lây bệnh cho người khác tới 1 tuần trước khi họ bắt đầu phát ban. Người bị nhiễm bệnh có thể tiếp tục truyền bệnh tới 7 ngày sau khi bị phát ban.

Những người bị nhiễm rubella nên thông báo cho bạn bè, gia đình và những người làm việc cùng biết nếu bản thân mắc bệnh. Việc thông báo là rất quan trọng, bởi nó giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. 

4. Rubella có thể gây ra những vấn đề gì khi mang thai?

Nếu mẹ bầu không may bị mắc rubella, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi có nguy cơ sẽ phải đối mặt với các tình trạng sau: 

Hội chứng rubella bẩm sinh (CRS). Đây là tình trạng xảy ra khi người mang thai truyền rubella cho con trong thai kỳ. Nó có thể khiến em bé khi sinh ra mang một hoặc nhiều dị tật bẩm sinh, bao gồm các vấn đề về tim, các vấn đề về thị lực, điếc, thiểu năng trí tuệ, nhẹ cân, các vấn đề về tủy xương, tổn thương gan và lá lách.

Nếu mẹ bầu mắc phải bệnh Rubella thì thai nhi sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm
Nếu mẹ bầu mắc phải bệnh Rubella thì thai nhi sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm

Hiện tại nền y học thế giới vẫn chưa tìm ra cách chữa trị hội chứng này.

  • Sảy thai: em bé thường sẽ chết trước khi được 20 tuần tuổi. 
  • Thai chết lưu – Đây là tình trạng em bé chết sau 20 tuần mang thai.
  • Sinh non: mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng sinh nở trước tuần thứ 37. 

Thai phụ hoàn toàn có thể truyền bệnh cho con nếu không may mắc phải bệnh lý này. Vì thế chị em phụ nữ trước khi có ý định mang thai hãy tiêm phòng bệnh để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. 

Trước khi mang thai, chị em nên tiêm vắc xin sởi, quai bị và rubella trước 1 tháng khi có ý định mang thai.

Trong khi mang thai, hãy thăm khám định kỳ và làm các xét nghiệm liên quan để đảm bảo rằng cơ thể đã miễn dịch với bệnh này. 

Nếu trong một số trường hợp, thai phụ không may bị mắc rubella, có thể được điều trị bằng acetaminophen để giảm các triệu chứng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, việc điều trị có thể bao gồm truyền máu hoặc dùng steroid. Mẹ bầu cần phải phối hợp tích cực với bác sĩ để điều trị, tránh để lại những hệ lụy đáng tiếc.

Nếu thai phụ không may mắc phải rubella thì thai nhi có thể bị sảy, chết lưu hoặc sinh non
Nếu thai phụ không may mắc phải rubella thì thai nhi có thể bị sảy, chết lưu hoặc sinh non

5. Nguy cơ lây truyền rubella từ mẹ sang con là bao nhiêu? 

  • Nếu thai phụ bị nhiễm rubella trong 12 tuần đầu của thai kỳ, thai nhi sẽ có đến 85% khả năng bị nhiễm bệnh. 
  • Nếu thai phụ mắc bệnh rubella vào tuần thứ 13 đến 16 của thai kỳ, nguy cơ lây truyền bệnh sang con sẽ là 50%.
  • Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3, nếu mẹ bầu bị rubella, em bé sẽ có khoảng 25% nguy cơ bị lây nhiễm. 

6. Phòng ngừa rubella bằng cách nào? 

Cách duy nhất để ngăn chặn sự lây lan của bệnh rubella là tiêm vắc-xin MMR để bảo vệ bệnh sởi, quai bị và rubella. Bệnh có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm chủng và rất quan trọng đối với cả phụ nữ và nam giới.

Trong đợt bùng phát bệnh năm 2013, số ca mắc bệnh rubella ở nam giới cao gấp ba lần so với phụ nữ. Nơi lây nhiễm phổ biến nhất là tại nơi làm việc và con đường lây truyền phổ biến nhất cho phụ nữ mang thai là từ chồng sang vợ. Để ngăn ngừa CRS (hội chứng rubella bẩm sinh), điều quan trọng là nam giới phải tiêm phòng giống như phụ nữ.

Phụ nữ đang có ý định mang thai nên tiêm phòng vắc xin trước đó. Bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi ngay từ những ngày đầu của thai kỳ và thường không được chú ý. Phụ nữ nên tiêm phòng hai lần, bao gồm cả tiêm chủng cho trẻ em và nên tránh mang thai trong hai tháng sau khi tiêm chủng.

Vắc-xin rubella thường được tiêm dưới dạng vắc-xin kết hợp sởi – quai bị – rubella (MMR).

Tiêm vaccine phòng ngừa sởi - quai bị - rubella là lựa chọn ưu tiên cho những người mang thai
Tiêm vaccine phòng ngừa sởi – quai bị – rubella là lựa chọn ưu tiên cho những người mang thai

Vắc-xin MMR có tác dụng giúp ngăn ngừa và bảo vệ khỏi bệnh này suốt đời. Đồng thời việc tiêm vắc-xin cũng có thể ngăn ngừa bệnh rubella trong những lần mang thai sau này.

Hầu hết mọi người không gặp phải tác dụng phụ nào từ vắc-xin. Tuy nhiên đối với một số người khác, các tác dụng phụ nhỏ có thể xuất hiện khoảng hai tuần sau khi tiêm chủng, nhưng thường xảy ra ít hơn sau mũi tiêm thứ hai. Chúng có thể bao gồm:

  • Đau cánh tay tại chỗ tiêm.
  • Sốt.
  • Phát ban nhẹ hoặc đỏ ở chỗ tiêm.

Một số tác dụng phụ rất hiếm gặp khác như: 

  • Đau khớp hoặc cứng khớp tạm thời, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và phụ nữ trưởng thành trước đây không miễn dịch với rubella.
  • Sưng các tuyến ở má hoặc cổ.
  • Co giật xảy ra khi sốt.
  • Mức độ thấp của các tế bào trong máu giúp đông máu (tiểu cầu), có thể gây chảy máu hoặc bầm tím bất thường.
  • Phát ban khắp cơ thể.
  • Dị ứng (rất hiếm khi xảy ra). 

Vắc xin thường được tiêm tại bệnh viện ở khoa nội hoặc khoa nhi. Nên tiêm hai liều vì cứ 20 người thì có 1 người không thể tạo ra kháng thể chỉ với một liều duy nhất. Khoảng cách giữa các liều nên là một tháng hoặc lâu hơn. Khuyến cáo sử dụng vắc xin phối hợp sởi – quai bị – rubella. 

Có thể thấy, nếu chị em không may bị rubella trong lúc mang thai có thể để lại những hậu quả nặng nề cho thai nhi. Vì vậy, hãy tiêm vắc xin ngăn ngừa bệnh này trước khi có ý định mang thai để ngăn chặn sự lây truyền.

Nếu thai phụ bị rubella trong 12 tuần đầu thai nhi sẽ có đến 85% khả năng bị nhiễm bệnh
Nếu thai phụ bị rubella trong 12 tuần đầu thai nhi sẽ có đến 85% khả năng bị nhiễm bệnh

Nếu phụ nữ mang thai có xét nghiệm dương tính với virus rubella cần bình tĩnh. Bởi không phải trường hợp nhiễm bệnh nào khi mang thai cũng cần phải đình chỉ thai. Do đó, hãy thăm khám định kỳ đầy đủ và tham khảo ý kiến chuyên gia để có những thông tin hữu ích, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm tìm ra nguyên nhân hiếm muộn, bệnh viện còn cung cấp các gói khám đánh giá sức khỏe tổng quát, các xét nghiệm liên quan đến sinh sản.

Hơn thế nữa, bệnh viện còn sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/rubella-and-pregnancy
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/164504#prevention