Nuôi phôi trong ống nghiệm là 1 trong trong các bước rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả của quá trình thực hiện IVF. Vậy nuôi cấy phôi là như thế nào? Mục đích, ý nghĩa của nuôi phôi trong IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) là gì? Các bước thực hiện ra sao? Bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. 

Nuôi phôi trong ống nghiệm: Khái niệm, mục đích và quy trình
Nuôi phôi trong ống nghiệm: Khái niệm, mục đích và quy trình

1. Thế nào là nuôi phôi trong ống nghiệm? Ý nghĩa của quá trình nuôi phôi

1.1 Khái niệm: Nuôi phôi 

Nuôi cấy phôi là quá trình nuôi dưỡng trứng và tinh trùng đã được thụ tinh. Quá trình nuôi cấy diễn ra trong phòng thí nghiệm với môi trường nhân tạo phù hợp với các giai đoan phát triển của phôi thai.

Từ năm 1988, nghiên cứu của Garder đã giúp ích cho việc phát hiện và điều chỉnh môi trường nuôi cấy phôi giúp tăng tỷ lệ thành công nuôi cấy phôi ở giai đoạn phôi nang.

Nghiên cứu đã mở ra bước phát triển mới trong việc nuôi phôi ở trong phòng thí nghiệm. Thời gian nuôi cấy từ 2 – 3 ngày kéo dài lên tới 5 – 6 ngày. Điều này giúp cho tế bào phôi thai ban đầu từ 2 – 8 tế bào tăng lên từ 60 – 200 tế bào. Giúp nâng cao tỷ lệ phôi thai sống sót và phát triển khỏe mạnh khi chuyển lại buồng tử cung.

Nuôi cấy phôi trong ống nghiệm
Nuôi cấy phôi trong ống nghiệm

1.2 Nuôi phôi trong IVF có ý nghĩa gì?

Với những gia đình hiếm muộn, vô sinh lâu năm, việc sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản là giải pháp tốt nhất.

Nuôi cấy phôi là quá trình bắt buộc khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Bước nuôi cấy sẽ tiến hành sau bước tiêm tinh trùng vào bào tương trứng, phôi được đặt trong môi trường tủ nuôi cấy thay vì chuyển vào buồng tử cung của mẹ.

Mục đích của việc nuôi cấy trong ống nghiệm đó là:

  • Hỗ trợ phôi tiếp tục phát triển sau khi thụ tinh.
  • Chuyên viên phôi quan sát, đánh giá liên tục quá trình phân chia của phôi qua các ngày. Điều này giúp phát hiện ra các bất thường và loại bỏ các phôi không đạt chuẩn trước khi chuyển vào trong buồng tử cung của mẹ. Chọn lựa phôi có khả năng làm tổ cao, tăng tỷ lệ phôi sống và giảm tỷ lệ đa thai.
  • Với các cặp vợ chồng có bệnh lý di truyền cần sàng lọc, việc nuôi cấy phôi đóng vai trò rất quan trọng. Với kỹ thuật nuôi cấy phôi tốt có thể tạo được các phôi ngày 5 chất lượng. Thêm vào đó, việc sàng lọc và chẩn đoán di truyền tiền làm tổ để sàng lọc phôi khỏe mạnh chỉ mang lại kết quả tốt khi được tiến hành trên phôi ngày 5.

2. Các bước thực hiện nuôi phôi trong IVF

Đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khi điều trị bằng IVF các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp kích thích buồng trứng sau đó tiến hành chọc hút trứng. Trứng sau khi được chọc hút sẽ chuyển đến phòng Labo thụ tinh với tinh trùng để tạo phôi.

Quá trình nuôi phôi trong ống nghiệm diễn ra từ 5 – 6 ngày:

  • Trứng sau khi được thụ tinh sẽ hình thành phôi. Sau đó được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt tạo điều kiện để cho phôi phát triển.
  • Môi trường nuôi cấy sẽ thay đổi từ khi bắt đầu nuôi cho đến khi hình thành phôi nang. Phôi đã phân chia thành 60 – 200 tế bào. Nồng độ khí CO2, độ ẩm, nhiệt độ, cường độ ánh sáng cũng được điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của phôi.
  • Quá trình nuôi cấy phôi sẽ cần trải qua các khâu quan sát, phân tích, đánh giá của các bác sĩ, chuyên gia trước khi chọn phôi tốt nhất để đưa vào tử cung của người vợ.
  • Có thể chuyển phôi ở giai đoạn phôi phân chia, khi đó phôi có từ 6 – 8 tế bào. Hoặc nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang để chuyển vào buồng tử cung người vợ.

Bằng việc quan sát hình thái phôi dưới kính hiển vi đảo ngược và bộ camera, cùng với kinh nghiệm chuyên môn, các bác sĩ đánh giá hình thái, giai đoạn phát triển của phôi. Thông qua đó dự đoán sự phát triển bất thường của phôi có chất lượng kém, dễ gây thất bại làm tổ, sảy thai,…

3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả nuôi phôi?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nuôi phôi. Cụ thể đó là:

3.1 Độ tuổi

Việc mang thai tự hiên hay thực hiện bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản IVF đều phụ thuộc lớn vào độ tuổi của người mẹ. Tuổi càng trẻ khả năng IVF thành công càng cao. Bởi số lượng và chất lượng trứng của người phụ nữ sẽ giảm theo thời gian. Đặc biệt với chị em bước qua 35. Chất lượng trứng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều, chất lượng. Giúp cho cơ hội chuyển phôi của mẹ được thực hiện nhiều lần hơn trong 1 chu kỳ kích thích trứng.

Độ tuổi chị em ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ
Độ tuổi chị em ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ

3.2 Thời gian điều trị 

Trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, các cặp vợ chồng được kiểm tra tình trạng vô sinh hiếm muộn. Với những cặp vợ chồng hiếm muộn nhiều năm, nguyên nhân vô sinh phức tạp (người chồng có tinh trùng quá ít, quá yếu, bị dị dạng,..; người vợ mắc lạc nội mạc tử cung, kích thích buồng trứng quá mức,… sẽ khiến cho quá trình tạo phôi chất lượng gặp khó khăn.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu sau một năm quan hệ tình dục liên tục, không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng không có con thì nên đi khám sớm.

3.3 Chuyên viên phôi học giỏi, chuyên sâu 

Nuôi phôi trong ống nghiệm là quá trình phức tạp, đòi hỏi chuyên viên phôi học cần có chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn. Ngoài ra, quá trình nuôi phôi diễn ra tốt nhất giúp giảm thiểu chi phí, thời gian tiến hành và cả những rủi ro về sức khỏe cho người mẹ.

3.4 Phòng Lab đạt chuẩn

Để cho quá trình nuôi cấy phôi đạt hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi phòng nuôi cấy đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Trong đó gồm có các tiêu chí vô trùng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, chất lượng không khí ở mức tối ưu.

Bởi trứng non hay phôi khi nuôi cấy ở môi trường bên ngoài tử cung người mẹ dễ bị vi khuẩn, bào tử nấm mốc, virus,… trong không khí tấn công, ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi.

4. Ứng dụng công nghệ Time – Lapse 2023 trong nuôi cấy phôi 

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn sử dụng công nghệ Time – Lapse tích hợp camera tự động, trí tuệ nhân tạo trong việc xác định, lựa chọn phôi chuyển.

Đây là kỹ thuật theo dõi phôi không xâm lấn hiện đại bậc nhất hiện nay. Tủ nuôi cấy được trang bị nhiều ngăn, tích hợp kính hiển vi và camera theo dõi tự động. Mỗi phôi được nuôi cấy riêng biệt, camera ghi nhận các giai đoạn phát triển, dữ liệu hình ảnh phôi được chuyển vào máy tính. Giúp cho các chuyên gia đánh giá chất lượng phôi tốt nhất.

Bên cạnh đó, công nghệ Time – Lapse giúp đo chính xác sự phát triển của phôi, dự đoán khả năng phát triển thông qua các thông số chu kỳ tế bào. Phát hiện các rối loạn bất thường trong phân chia nhiễm sắc thể, nguyên nhân gây ra sảy thai, dị tật bẩm sinh.

Nhờ ứng dụng công nghệ Time – Lapse, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn đã giúp hàng ngàn các cặp vợ chồng có con, hàng ngàn em bé ra đời nhờ vào quá trình chăm sóc, lựa chọn phôi.

Bệnh viện hội tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vô sinh hiếm muộn. Hơn nữa, các trang thiết bị tiên tiến nhập khẩu từ các nước như Mỹ, Pháp, Nhật,… giúp nâng cao tỷ lệ thụ thai thành công cao. Giúp các gia đình hiếm muộn thực hiện giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Thêm vào đó, khi thăm khám, điều trị; mỗi cặp vợ chồng sẽ có 1 bác sĩ tư vấn, theo dõi trong suốt quá trình thực hiện, điều trị. Khi có bất cứ trục trặc nào bác sĩ sẽ kịp thời xử lí, hạn chế rủi ro không mong muốn xảy ra.

Để đặt lịch tư vấn, bạn có thể liên hệ qua Hotline, nhắn fanpage hoặc đến trực tiếp bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, đưa ra phương pháp điều trì phù hợp.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Hy vọng với những thông tin về nuôi phôi trong ống nghiệm trên đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quá trình này. Đồng thời lựa chọn địa chỉ giúp điều trị, hỗ trợ sinh sản an toàn, uy tín và đạt hiệu quả cao. Đừng quên cập nhật nhiều kiến thức hữu ích hơn nhé!