Những điều cần tránh khi thực hiện IVF
IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) – Hiện là các tên không còn quá xa lạ với những ba mẹ hiếm muộn. Khi lựa chọn phương pháp này, các ba mẹ có rất nhiều băn khoăn và lo lắng, là về vấn đề những điều cần tránh sau khi thực hiện IVF để không làm ảnh hưởng đến kết quả. Và vấn đề này sẽ được Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn trả lời ngay bây giờ qua lá thư của một khách hàng gửi câu hỏi đến Bệnh Viện, nội dung như sau:
Chị Ngọc Ánh (32 tuổi, Quận Gò Vấp) đã gửi câu chuyện của mình đến với Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn. Kể từ ngày kết hôn đến nay, chị và chồng đã có bảy năm chung sống với biết bao hy vọng và mong đợi, nhưng tất cả đều vô ích. Anh chị đã thử rất nhiều cách, từ việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện nhưng dường như, mọi nỗ lực của tôi đều không mang lại kết quả gì.
Gần đây, chị Ánh đã tìm đến với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, trong lòng chị vẫn đầy lo lắng và băn khoăn về những điều cần phải kiêng cữ sau khi thực hiện làm IVF. Chị rất mong có thể nhận được câu trả lời từ Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn về vấn đề này.
1. IVF là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm hay còn gọi là IVF, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại, trong đó quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng diễn ra bên ngoài cơ thể (trong môi trường phòng thí nghiệm). Sau khi phôi được tạo thành, nó sẽ được chuyển vào tử cung của người phụ nữ để tiếp tục phát triển.
IVF thường được chỉ định cho các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc mang thai tự nhiên, bao gồm:
- Phụ nữ có vấn đề về ống dẫn trứng (tắc hoặc tổn thương ống dẫn trứng).
- Rối loạn rụng trứng hoặc dự trữ buồng trứng giảm.
- Người chồng có vấn đề về tinh trùng (số lượng ít, chất lượng kém).
- Vô sinh không rõ nguyên nhân.
- Các trường hợp phụ nữ lớn tuổi muốn sinh con.
2. Tại sao thực hiện IVF người bệnh nên kiêng cữ?
Sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), việc kiêng cữ là rất quan trọng vì giai đoạn này phôi vừa được chuyển vào tử cung và đang trong quá trình làm tổ. Một số yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến quá trình này, làm giảm khả năng phôi bám vào thành tử cung và phát triển thành thai nhi khỏe mạnh. Dưới đây là các lý do cụ thể:
2.1 Tạo điều kiện cho phôi bám vào niêm mạc tử cung
Sau khi chuyển phôi, tử cung cần được ổn định để phôi bám chắc vào niêm mạc. Việc kiêng cữ sẽ giúp tránh khỏi những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người phụ nữ.
2.2 Giảm nguy cơ tác động tiêu cực đến hormone
Hormone progesterone và estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phôi phát triển. Nếu thực hiện những việc không được làm thì có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của người vợ.
2.3 Phòng ngừa nguy cơ sảy thai hoặc thất bại chuyển phôi
Trong giai đoạn đầu, phôi còn rất yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như áp lực vật lý, căng thẳng tinh thần, hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Vì thế, việc tránh những thứ không được phép có thể giúp giảm tỷ lệ sảy thai cũng như chuyển phôi thất bại.
2.4 Tăng khả năng thành công của IVF
Giai đoạn sau chuyển phôi là thời gian nhạy cảm, mỗi hành động hay chế độ sinh hoạt đều có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công.
Kiêng cữ đúng cách giúp giảm thiểu những rủi ro không cần thiết, đảm bảo cơ hội tối ưu cho phôi phát triển thành thai nhi khỏe mạnh.
2.5 Phòng tránh các biến chứng sau IVF
Một số phụ nữ có thể gặp hội chứng quá kích buồng trứng hoặc đau bụng nhẹ sau chuyển phôi. Việc nghỉ ngơi và kiêng cữ sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và hạn chế những biến chứng này.
3. Những điều cần tránh khi thực hiện IVF
Để tăng cơ hội thành công, sau khi làm IVF, chị nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và kiêng cữ một số điều sau đây.
3.1 Tránh vận động mạnh hoặc mang vác nặng
Sau khi thực hiện chọc hút trứng hoặc chuyển phôi, tử cung cần thời gian để hồi phục và tạo môi trường cho phôi bám vào niêm mạc. Vận động mạnh có thể làm tăng nguy cơ tụt phôi hoặc tổn thương vùng tử cung.
Các chị em nên hạn chế tập thể dục cường độ cao, không mang vác vật nặng hoặc đứng quá lâu trong thời gian đầu sau chuyển phôi.
Thay vào đó, chị có thể đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập yoga thư giãn theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.2 Tránh căng thẳng và lo lắng
Stress có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và khả năng làm tổ của phôi. Một tâm trạng thư thái sẽ giúp cơ thể hoạt động tối ưu, hỗ trợ quá trình thụ thai. Người vợ có thể làm những việc sau để duy trì tinh thần thoải mái:
- Thực hành thiền định hoặc yoga nhẹ nhàng để giữ tinh thần thoải mái.
- Dành thời gian cho sở thích cá nhân hoặc nghe nhạc thư giãn.
- Tâm sự với chồng, người thân hoặc bác sĩ nếu chị cảm thấy lo lắng.
3.3 Kiêng thực phẩm không lành mạnh
Các loại thực phẩm cần tránh có thể kể tới như:
- Đồ ăn sống hoặc tái: hải sản sống, sushi, trứng sống, hoặc các món tái có nguy cơ chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây hại.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng: làm tăng nguy cơ khó tiêu hoặc chướng bụng.
- Đồ uống có caffeine và cồn: như cà phê, trà đặc, rượu, bia, vì chúng có thể làm giảm tuần hoàn máu đến tử cung.
Thay vào đó, người vợ nên làm những điều sau:
- Tăng cường thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin,… ( có thể kể đến là thịt gà, cá hồi, rau xanh, trái cây tươi,…).
- Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1.5 – 2 lít.
- Nên tiến hành chia nhỏ các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn.
3.4 Tránh tự ý sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây rối loạn hormone hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi. Vì thế, chị em chỉ nên sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ và tiến hành báo ngay cho bác sĩ nếu xảy ra tình trạng bất thường.
3.5 Kiêng quan hệ tình dục ngay sau chuyển phôi
Việc hoạt động tình dục có thể gây co bóp tử cung, làm giảm cơ hội phôi bám vào thành tử cung, khiến tỷ lệ thành công của IVF bị giảm xuống. Bởi vậy, vợ chồng nên kiêng quan hệ tình dục ít 2 tuần sau chuyển phôi hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.6 Không nên sử dụng mỹ phẩm, hóa chất
Sử dụng mỹ phẩm, hóa chất nhiều có thể tác động đến da và máu. Hoặc thậm chí có thể gây dị ứng và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi đang phát triển. , chị em nên hạn chế việc sử dụng mỹ phẩm, hóa chất. Nếu buộc phải sử dụng thì bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng mỹ phẩm.
3.7 Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Hóa chất độc hại, khói bụi, hoặc môi trường ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của phôi. Chính vì thế, các chị em nên tránh xa các chất tẩy rửa mạnh, thuốc trừ sâu, khói thuốc lá. Cùng với đó cũng nên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài hoặc làm việc ở nơi có nhiều bụi bẩn.
3.8 Không bỏ lỡ lịch tái khám
Tái khám đúng lịch giúp bác sĩ theo dõi sát sao quá trình phát triển của phôi và điều chỉnh phương pháp hỗ trợ nếu cần thiết. Gia đình nên làm những việc sau:
- Ghi chú lịch tái khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.
- Báo ngay cho bác sĩ nếu người vợ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau bụng dữ dội, ra máu âm đạo, hoặc sốt.
Để tăng tỷ lệ thành công sau khi làm IVF, việc kiêng cữ và chăm sóc cơ thể đúng cách là rất quan trọng. Chị Ngọc Ánh nên kết hợp giữa nghỉ ngơi, chế độ ăn uống lành mạnh và giữ tinh thần thoải mái. Đồng thời, chị hãy luôn lắng nghe hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo cơ hội cho hành trình làm mẹ.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích được một phần nào đó cho các cặp gia đình. Bệnh viện xin chúc các ba mẹ sẽ sớm nhận được niềm vui lớn trong cuộc đời.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|