Mẹ bầu mắc bệnh trĩ thường vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Bệnh trĩ khiến người mẹ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và cả thai nhi. Nguyên nhân tại sao lại gây ra mẹ bầu mắc bệnh trĩ.

5 nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ
5 nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ

1. Tổng quan tình trạng mẹ bầu mắc bệnh trĩ

Mẹ bầu mắc bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị sưng lên do liên tục chịu áp lực hoặc dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều trong quá trình mang thai. Bệnh trĩ khiến người bệnh đau rát, ngứa hoặc chảy máu khi đại tiện. Khi mang thai, người mẹ thường xuyên bị táo bón, kèm theo áp lực từ thai nhi tạo sức ép lên vùng hậu môn gây ra trĩ.

Một số mẹ bầu có thể mắc bệnh trĩ ở lần thai lần đầu tiên. Nếu tiền sử đã từng mắc bệnh thì khả năng người mẹ bị lại hoặc bị nặng hơn khi mang thai lần tiếp theo.

Có hai loại bệnh trĩ, đó là:

  • Bệnh trĩ nội (nằm bên trong cơ thể): được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
  • Bệnh trĩ ngoại (nằm ngoài cơ thể): nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
Bệnh trĩ khiến người bệnh đau rát, ngứa hoặc chảy máu khi đại tiện
Bệnh trĩ khiến người bệnh đau rát, ngứa hoặc chảy máu khi đại tiện

2. Nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu mắc bệnh trĩ

Hiện tại có rất nhiều nguyên nhân gây ra dẫn đến mẹ bầu mắc bệnh trĩ, một số nguyên nhân phổ biến, đó là:

2.1 Áp lực từ tử cung

Thai nhi lớn dần trong tử cung của người mẹ, từ đó tạo ra áp lực chèn ép lên vùng xương chậu, làm cho tĩnh mạnh gần vùng hậu môn và trực tràng, gây sưng đau, khó chịu.

2.2 Nồng độ progesterone tăng

Nồng độ progesterone của người mẹ tăng nhanh trong giai đoạn mang thai, dẫn đến các thành mạch bị sưng, ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột. Đây được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ gây táo bón thai kỳ.

Nồng độ Progesterone cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu mắc bệnh trĩ
Nồng độ Progesterone cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu mắc bệnh trĩ

2.3 Táo bón

Trong quá trình mang thai, người mẹ rất dễ gặp phải tình trạng táo bón, nguyên nhân là do các thay đổi của các hormone ảnh hưởng đến tiêu hóa. Có khoảnh 10 mẹ bầu sẽ có 4 người bị chứng táo bón, đây là nguyên nhân có thể khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ.

2.4 Tác dụng phụ của thuốc và các thực phẩm chức năng

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ sẽ bổ sung khá nhiều một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng, nhưng có thể chúng có tác dụng phụ táo bón – một yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ cho mẹ bầu.

Các thực phẩm bổ sung cũng có thể khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ
Các thực phẩm bổ sung cũng có thể khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ

2.5 Tăng thể tích máu

Khi mang thai thể tích trong người mẹ tăng lên, khiến tĩnh mạch của người mẹ bị giãn ra và đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ trong thai kỳ.

3. Mẹ bầu mắc bệnh trĩ vào lúc nào?

3.1 3 tháng đầu

Lúc này, khả năng người mẹ mắc bệnh trĩ là thấp nhất. Nguyên nhân là do cơ thể chưa có nhiều thay đổi.

3.2 3 tháng giữa

Giai đoạn này, thai nhi đã phát triển đến mức độ nhất định. Do đó, kích thước của thai nhi tăng lên nên có thể gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn. 

Nếu người mẹ bị táo bón vào giai đoạn này hoặc trong chế độ ăn bổ sung rau củ, trái cây có thể dẫn tới bệnh trĩ.

3.3 3 tháng cuối

Giai đoạn này, tỷ lệ người mẹ mắc bệnh trĩ sẽ cao hơn. Vào 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung của người mẹ đã mở rộng, tăng áp lực tác động lên tĩnh mạch, làm tĩnh mạch ở vùng hậu môn sưng lên và búi trĩ hình thành.

2 tháng cuối thai kỳ vùng chậu bị đè nặng khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ
2 tháng cuối thai kỳ vùng chậu bị đè nặng khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ

4. Dấu hiệu của người mẹ mắc bệnh trĩ

Triệu chứng của tình trạng mẹ bầu mắc bệnh trĩ cũng giống với người bình thường. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này, đó là:

  • Chảy máu khi đi đại tiện: đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ. Biểu hiện là máu không lẫn vào phân mà chảy ra cùng với phân. Ở cấp độ 1, máu ít và không xuất hiện nhiều. Nhưng nếu nặng hơn, máu sẽ chảy ra ồ ạt, gây đau đớn nhiều hơn.
  • Ngứa rát vùng hậu môn: tình trạng này sẽ làm tăng rõ rệt nếu bệnh đã phát triển tới cấp độ nặng hơn.
  • Cảm giác đại tiện chưa hết: các mẹ bầu sẽ có cảm giác đi đại tiện chưa hết, cảm thấy nặng và đau rát hậu môn do bệnh trĩ.
  • Đau sưng quanh vùng hậu môn: đây là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn gây ứ máu và tạo cấu trúc dạng búi. Nếu mẹ bầu mắc bệnh trĩ, hậu môn sẽ thường bị sưng sau khi đi đại tiện.
  • Sa búi trĩ: có thể là do trĩ nội hoặc trĩ ngoại, kích thước của búi trĩ lớn hay nhỏ còn dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bũi trĩ càng to chứng tỏ mẹ bầu mắc bệnh trĩ nặng và cần được điều trị sớm.
Đau rát hậu môn, chảy máu khi đại tiện là dấu hiệu nhận biết mẹ bầu mắc bệnh trĩ
Đau rát hậu môn, chảy máu khi đại tiện là dấu hiệu nhận biết mẹ bầu mắc bệnh trĩ

5. Mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không?

Quyết định người mang thai nên sinh thường hay sinh mổ còn phải dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu mẹ bầu mắc bệnh trĩ nhẹ thì có thể sinh thường. Điều này cũng khiến tình trạng trĩ nặng thêm sau sinh.

Búi trĩ cũng sẽ lồi ra dài hơn hoặc vùng trĩ cũng sẽ tổn thương nặng hơn nếu người mẹ sinh thường. Chính vì thế, những người mẹ bị trĩ sau khi sinh sẽ rất đau và đại tiện khó khăn hơn.

Với những người có mức độ bệnh nặng, kèm theo các triệu chứng búi trĩ thò ra, táo bón, chảy máu, ngứa hậu môn, nếu đẻ thường sẽ khiến búi trĩ tụt xuống sâu hơn, có thể gây ra ra các biến chứng nguy hiểm.

Thai nhi càng lớn càng làm tăng nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh trĩ
Thai nhi càng lớn càng làm tăng nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh trĩ

6. Biến chứng nguy hiểm khi mẹ bầu mắc bệnh trĩ

Mẹ bầu mắc bệnh trĩ thường không gây nguy hiểm, nhưng bệnh lý này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu khá nhiều.

Khiến mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi: mẹ bầu mắc bệnh trĩ rất dễ bị căng thẳng, mệt mỏi từ đó ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì thế, khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ bệnh trĩ, phụ nữ có thai nên đi điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Mẹ bầu mắc bệnh trĩ nặng, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như búi trĩ sa nghẹt, gây tắc mạch, viêm loét hoặc nhiễm trùng.

7. Có cách nào điều trị mẹ bầu mắc bệnh trĩ không?

Trường hợp, mẹ bầu mắc bệnh trị nhẹ sẽ có xu hướng tự hết sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu người mẹ bị trĩ nặng hoặc đã có biến chứng, các bác sĩ sẽ cân nhắc và lựa chọn các phương pháp an toàn cho thai nhi.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị an toàn dành cho mẹ bầu, những cách này có thể thực hiện tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng, cụ thể là:

  • Ngâm hậu môn trong nước muối ấm: tỷ lệ được pha như sau 100g muối + 3L nước ấm, ngâm hậu môn 3 lần/ngày, mỗi lần 30p.
  • Chườm nước đá muối: tỷ lệ 20g muối + 50ml nước, để dung dịch này vào trong ngăn đá tủ lạnh. Dùng khăn bao cục nước đá muối chườm vào hậu môn, 3 lần/ngày.
  • Thường xuyên làm sạch hậu môn sau khi đi tiêu bằng cách dùng khăn ướt hoặc miếng bông và lau một cách nhẹ nhàng.
  • Sử dụng thuốc: hiện tại thị trường có một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ dành riêng cho mẹ bầu, cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất kì loại thuốc điều trị nào.
  • Bổ sung nhiều chất xơ: mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm rau xanh, củ quả nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa điều hòa, ngăn ngừa tình trạng táo bón phòng ngừa bị bệnh trĩ.
  • Bổ sung men vi sinh.
  • Không rặn mạnh khi đi đại tiện: tránh ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, không dùng sức rặn quá mạnh tránh gây áp lực lên hậu môn.
  • Vận động thường xuyên: mẹ bầu hay ngồi nhiều một chỗ, ít vận động sẽ làm cho bệnh trĩ ngày một nặng hơn, khó chữa. Do đó, mẹ bầu cần đi lại, tập yoga và nằm nghiêng về một bên để tránh áp lực lên hậu môn.
Thuốc là phương pháp ưu tiên trong điều trị mẹ bầu mắc bệnh trĩ
Thuốc là phương pháp ưu tiên trong điều trị mẹ bầu mắc bệnh trĩ

8. Những cách ngăn ngừa mẹ bầu mắc bệnh trĩ

Hiện tại, có khá nhiều cách giúp ngăn ngừa mẹ bầu mắc bệnh trĩ, đó là:

  • Tránh táo bón: cung cấp dưỡng chất, vitamin từ các loại rau xanh, củ quả tươi và các loại trái mọng nước thường xuyên, như yến mạch, gạo lứt, đậu xanh, đậu nành, hạnh nhân, óc chó.
  • Uống đủ nước: cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày và nên uống nước ấm hơn là nước lạnh.
  • Tập đi vệ sinh đúng giờ: mẹ bầu nên hạn chế việc nhịn đi vệ sinh để tránh gây táo bón, nên vận động nhẹ, đi lại sau 30 phút để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
  • Tránh bưng bê các vật nặng vì sẽ tạo lực lên vùng hông chậu, hạn chế tăng cân quá nhiều vì gây áp lực lên trực tràng và dễ bệnh trĩ.

9. Mẹ bầu mắc bệnh trĩ nên ăn/kiêng gì?

  • Phụ nữ có thai nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước.
  • Ăn nhiều thực phẩm giúp nhuận tràng vì sẽ giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
  • Ăn nhiều đồ mát giúp búi trĩ bớt sưng và đau hơn.
  • Các loại trái cây như chuối, táo, bưởi rất tốt cho việc tiêu hóa, giúp dễ đại tiện hơn và cung cấp nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe.
  • Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh.
  • Không ăn quá nhiều chất béo vì có thể làm tăng trọng lượng, gây áp lực lên trực tràng, khiến bệnh trĩ càng nặng.
  • Hạn chế hoặc không sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia và cafe.
Bưởi là thực phẩm giúp ngăn ngừa tình trạng mẹ bầu mắc bệnh trĩ
Bưởi là thực phẩm giúp ngăn ngừa tình trạng mẹ bầu mắc bệnh trĩ

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản khoa và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23498-pregnancy-hemorrhoids
  2. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/haemorrhoids-during-pregnancy
  3. https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-hemorrhoids