IVF – Đối với các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn được xem là một cánh cửa hy vọng trên hành trình tìm con. Tuy nhiên, khi thực hiện, nhiều người vẫn còn băn khoăn về một vấn đề: Thực hiện IVF xong liệu có bị đau bụng hay không? Hãy cùng Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn Tìm hiểu về vấn đề này ngay bây giờ qua tình huống của một khách hàng sau đây nhé.

Giải đáp: Nguyên nhân người bệnh bị đau bụng khi làm IVF
Giải đáp: Nguyên nhân người bệnh bị đau bụng khi làm IVF

Tôi là Ngọc Hà, năm nay 35 tuổi, hiện sống tại Quận 10, TP.HCM. Sau nhiều năm nỗ lực để có con, tôi và chồng đang cân nhắc phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với hy vọng lớn lao sẽ sớm đón nhận tin vui.

Tuy nhiên, tôi rất lo lắng về những cảm giác có thể xảy ra sau khi thực hiện IVF. Đặc biệt, tôi băn khoăn liệu sau quá trình cấy phôi vào tử cung trong IVF, có cảm giác đau bụng không? Đây là câu hỏi quan trọng với tôi, bởi tôi muốn hiểu rõ và chuẩn bị tâm lý trước khi bắt đầu quy trình này.

Bên cạnh đó, tôi cũng muốn biết những dấu hiệu nào được xem là bình thường sau khi thực hiện IVF và đâu là các biểu hiện cần đặc biệt lưu ý để liên hệ với bác sĩ kịp thời.

Hy vọng các bác sĩ của bệnh viện có thể giải đáp chi tiết để giúp tôi an tâm hơn trong hành trình thực hiện ước mơ làm mẹ.

1. Tìm hiểu quy trình IVF

IVF hay còn gọi là thụ tinh trong ống nghiệm, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại giúp các cặp vợ chồng khó khăn trong việc có con tự nhiên có cơ hội làm cha mẹ. Đây là quy trình mà tinh trùng và trứng được thụ tinh bên ngoài cơ thể (trong môi trường phòng thí nghiệm), sau đó phôi được chuyển vào tử cung của người phụ nữ để phát triển thành thai nhi.

Các bước cơ bản trong quy trình IVF:

1.1 Thăm khám và tư vấn cùng các bác sĩ

Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng. Dựa vào đó các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp cho từng trường hợp bệnh.

1.2 Kích thích buồng trứng

Người phụ nữ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng để tạo ra nhiều trứng hơn so với chu kỳ tự nhiên. Điều này giúp tăng cơ hội thành công khi thụ tinh.

Thuốc kích trứng thường được chỉ định khi sử dụng IUI/IVF
Thuốc kích trứng thường được chỉ định khi sử dụng IUI/IVF

1.3 Chọc hút trứng và tạo phôi

Khi trứng đạt đủ kích thước và độ trưởng thành, bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng để hút trứng ra khỏi buồng trứng dưới hướng dẫn của siêu âm. Quá trình này được thực hiện trong điều kiện gây mê nhẹ để giảm đau.

Cùng lúc đó, người chồng sẽ được đưa đi để lấy tinh trùng, từ đó chọn lọc ra những tinh trùng khỏe mạnh để có thể tiến hành tạo phôi.

Tinh trùng sẽ được tiêm trực tiếp vào trứng trong phòng Lab (ICSI). Trứng đã được thụ tinh (phôi) được nuôi trong phòng thí nghiệm từ 3 – 5 ngày để phát triển. Các phôi có chất lượng sẽ được chọn để chuyển vào tử cung. Sau đó phôi được đem đi trữ đông đợi đến ngày đưa phôi vào tử cung của mẹ

1.4 Canh niêm mạc 

Quá trình này sẽ bắt đầu từ ngày 2 của chu kỳ kinh nghiệp và kéo dài khoảng 2 tuần.

1.4 Rã và chuyển phôi 

Phôi được trữ đông trong ở nhiệt độ -196 độ C, trước khi chuyển vào tử cung, “bé phôi bé nhỏ” sẽ trải qua quá trình rã đông. Phôi được đặt vào tử cung người phụ nữ qua một ống thông mỏng. Quá trình này diễn ra rất nhanh, không đau và không cần gây mê.

Phôi được trữ đông ở nhiệt độ -196 độ C trước khi chuyển vào tử cung của người mẹ
Phôi được trữ đông ở nhiệt độ -196 độ C trước khi chuyển vào tử cung của người mẹ

1.5 Thử thai

Người vợ tiến hành xét nghiệm máu sau 10 – 14 ngày chuyển phôi, nhằm sẽ xác nhận liệu người phụ nữ có mang thai hay không.

2. Giải đáp: Nguyên nhân người bệnh bị đau bụng khi làm IVF

Đấy chắc hẳn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Trên thực tế, đau bụng là một triệu chứng phổ biến sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Bệnh nhân có thể gặp triệu chứng đau bụng sau khi chuyển phôi. Điều này là do những loại thuốc kích thích được sử dụng cũng như do các thao tác chuyển phôi có thể khiến người vợ đau và khó chịu. Cảm giác thường gặp đó là đau nhẹ hoặc căng tức ở bụng dưới. Đây là do tử cung thích nghi hoặc co bóp nhẹ. Cảm giác lo âu và căng thẳng tâm lý cũng có thể làm tăng cảm giác khó chịu.

Tuy nhiên thời gian kéo dài lại rất ngắn, chỉ tầm vài giờ đến một ngày nên các chị em không phải lo lắng quá nhiều.

Nếu phôi bắt đầu làm tổ, một số người có thể cảm thấy đau bụng nhẹ. Việc này xảy ra là do sự thay đổi hormone và phôi bám vào niêm mạc tử cung. Người vợ có thể bị đau âm ỉ, giống cảm giác trước kỳ kinh nguyệt thậm chí có thể xuất hiện vài giọt máu (máu báo thai).

Đau bụng dưới là một trong những tình trạng thường gặp sau bơm IVF
Đau bụng dưới là một trong những tình trạng thường gặp sau chuyển phôi IVF

Đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy quá trình làm tổ đang diễn ra. Chị em nên nghỉ ngơi và tuân thủ thuốc hỗ trợ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thế nhưng vẫn có trường hợp nặng xảy ra. Nếu chị gặp phải các triệu chứng dưới đây, nên liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Đau bụng dữ dội hoặc kéo dài.
  • Ra máu âm đạo nhiều.
  • Sốt cao hoặc cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng.
  • Bụng sưng to kèm khó thở.

3. Một số triệu chứng cần lưu ý khi làm IVF

Sau khi thực hiện IVF, bên cạnh triệu chứng đau bụng, chị em có thể gặp một số triệu chứng khác. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến và những triệu chứng bất thường:

  • Mệt mỏi: các chị em có thể cảm thấy mệt mỏi là do căng thẳng tâm lý, dùng thuốc hormone, và sự thay đổi trong cơ thể. Vì thế, người vợ nên nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống cân bằng.
  • Căng tức ngực: đây cũng là một biểu hiện xuất hiện phổ biến sau khi thực hiện IVF. Điều này là do thuốc hỗ trợ hormone (progesterone) làm tăng nồng độ nội tiết.
  • Mức độ của biểu hiện này thường nhẹ, giống cảm giác trước kỳ kinh nguyệt.
  • Đầy hơi hoặc chướng bụng: điều này xảy ra là do tích tụ khí trong ruột hoặc hội chứng quá kích buồng trứng nhẹ. Chị em nên uống nhiều nước cũng như tránh thức ăn khó tiêu hoặc gây đầy hơi (như đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ).
  • Ra máu lấm tấm: là biểu hiện cho thấy phôi bám vào niêm mạc tử cung (máu báo thai). Đây là dấu hiệu tích cực nếu lượng máu rất ít và không kèm đau dữ dội.
  • Tiết dịch âm đạo nhiều hơn: nguyên nhân là do dùng thuốc đặt âm đạo hoặc tác động của progesterone. Người vợ nên vệ sinh sạch sẽ, mặc đồ lót thoáng mát.

4. Cần làm gì khi người làm IVF bị đau ở vùng bụng?

Đau bụng như đau bụng kinh sau chuyển phôi là triệu chứng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Đây thường là phản ứng bình thường của cơ thể với quy trình hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp giảm bớt cơn đau và đảm bảo sức khỏe cho quá trình làm tổ của phôi. Dưới đây là một số lưu ý chị em nên áp dụng:

Nghỉ ngơi và thư giãn: một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể sớm phục hồi và tạo môi trường thuận lợi để phôi bám vào tử cung.

Trong ngày chuyển phôi: Nên nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế di chuyển.

Sau khi chuyển phôi nữ giới nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi chuyển phôi IVF nữ giới nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Những ngày sau đó:

  • Tránh các hoạt động gắng sức, như mang vác vật nặng hoặc tập thể dục cường độ cao.
  • Không cần nằm im một chỗ, vì điều này có thể gây ê nhức cơ thể, mệt mỏi và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Thay vào đó, chị em có thể tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc thiền định để duy trì sức khỏe và tinh thần thoải mái.
  • Chị em nên giữ tâm lý vui vẻ, tránh căng thẳng trong thời gian chờ đợi kết quả sau chuyển phôi. Các hoạt động nhẹ nhàng như dọn dẹp nhà cửa hoặc làm việc với cường độ vừa phải cũng giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
  • Theo dõi mức độ cơn đau bụng sau chuyển phôi

Những điều chị em nên chú ý đến:

  • Mức độ đau (nhẹ, vừa, hay dữ dội).
  • Tần suất cơn đau (xảy ra liên tục hay ngắt quãng).
  • Các triệu chứng đi kèm, như ra máu âm đạo, buồn nôn, hay sốt.
  • Việc ghi chú này giúp chị em theo dõi được diễn biến cơn đau và cung cấp thông tin hữu ích cho bác sĩ nếu cần tư vấn hoặc điều trị.
  • Liên hệ bác sĩ nếu cơn đau bụng nghiêm trọng
  • Nếu cơn đau bụng kéo dài, đau dữ dội, hoặc đi kèm các triệu chứng bất thường, chị em nên liên hệ ngay với bác sĩ.

Dấu hiệu cần chú ý:

  • Đau bụng dữ dội, không thuyên giảm.
  • Ra máu âm đạo nhiều hoặc máu đỏ tươi.
  • Sốt cao, cảm giác yếu mệt bất thường.
  • Khó thở hoặc bụng chướng lớn.
Cần đến bệnh viện ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau bụng dữ dội và xuất huyết
Cần đến bệnh viện ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau bụng dữ dội và xuất huyết

Lưu ý quan trọng: Lựa chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro sau chuyển phôi.

Một số lưu ý khác giúp giảm đau bụng sau chuyển phôi

  • Ăn uống lành mạnh: Chọn thực phẩm dễ tiêu, nhiều chất xơ để tránh đầy hơi và táo bón, góp phần giảm áp lực lên vùng bụng.
  • Uống nước đầy đủ: Hỗ trợ giảm triệu chứng chướng bụng và duy trì tuần hoàn máu tốt.
  • Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Dùng thuốc hỗ trợ nội tiết hoặc các loại thuốc khác theo đúng liều lượng và hướng dẫn.

Hy vọng những thông tin này giúp chị em yên tâm và có sự chuẩn bị sau khi thực hiện chuyển phôi. Chúc chị em sớm nhận tin vui!

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN