Kẽm (Zn) là một chất dinh dưỡng cực kỳ có vai trò quan trọng với cơ thể. Cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh ra kẽm, mà phải thông qua các nguồn thực phẩm hoặc các chất bổ sung.

Làm thế nào để bổ sung kẽm cho cơ thể chúng ta
Làm thế nào để bổ sung kẽm cho cơ thể chúng ta

1. Tổng quan về Kẽm

Kẽm tham gia vào toàn bộ các phản ứng sinh hóa bên trong cơ thể. Ngoài ra, nó được xem là vi chất đứng thứ 2 chỉ đứng sau sắt về độ cần thiết cho các phản ứng hóa học.

Zn hỗ trợ cho hơn 300 enzyme thực hiện chức năng trong hệ tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, tim mạch, giúp các tế bào phân chia và phát triển. Bên cạnh đó, chất này cũng rất cần thiết cho hoạt động của protein và DNA.

Kẽm được hấp thu vào cơ thể qua đường ruột non, sau đó nó được phân bố đi khắp cơ thể để thực hiện các phản ứng chuyển hóa.

Cơ thể chúng ta không có khả năng tự tổng hợp kẽm, mà cần phải bổ sung từ các nguồn bên ngoài, như đồ ăn, nước uống và các thực phẩm bổ sung.

Zn ở trong cơ thể ở dạng kẽm gluconat, kẽm acetat hoặc kẽm sulfate. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng các tác dụng mà nó mang lại thực sự rất lớn.

Kẽm tham gia vào toàn bộ các phản ứng sinh hóa bên trong cơ thể
Kẽm tham gia vào toàn bộ các phản ứng sinh hóa bên trong cơ thể

2. Những công dụng thần kỳ của kẽm

2.1 Tăng cường hệ thống miễn dịch

Kẽm đối với hệ miễn dịch rất quan trọng, nó là hoạt chất không thể thiếu đối với chức năng của tế bào trong hệ miễn dịch.

Thiếu hụt kẽm, các tế bào miễn dịch không nhận được tín hiệu từ các cơ quan khác, dẫn đến những cơ quan này không thực hiện được đúng chức năng của chúng. Dẫn đến sức khỏe suy yếu và dễ bị các tác nhân xấu từ bên ngoài tấn công.

Cơ thể đủ kẽm, nó sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

Kẽm đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Kẽm đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

2.2 Tăng tốc chữa lành vết thương

Kẽm có vai trò giúp làn da khỏe mạnh, nên vi chất này thường được lựa chọn để điều trị ở người bị bỏng, lở loét ngoài da do việc bổ sung Zn sẽ làm tăng tốc độ làm liền vết thương.

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng Zn có khả năng chữa lành vết thương hở ở những bệnh nhân tiểu đường.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, ngoài việc sử dụng Zn, người bệnh có thể kết hợp dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ ngừa sẹo, giúp vết thương nhanh lành hơn.

2.3 Giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính

Kẽm có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác, như bệnh nhiễm trùng, viêm phổi, mờ mắt do thoái hóa điểm vàng,…

Trong một thử nghiệm lâm sàng, những người cao tuổi được uống 45 mg Zn mỗi ngày đã giảm tỷ lệ nhiễm trùng gần 65%.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, tình trạng thiếu Zn ở người lớn tuổi làm giảm chức năng miễn dịch, làm tăng tỷ lệ bị viêm phổi và kéo dài thời gian phải sử dụng kháng sinh.

Như vậy, bổ sung đầy đủ Zn cho người già là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh.

2.4 Bảo vệ thị lực

Kẽm là một chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do, tránh làm tổn thương đến các tế bào, ngăn chặn tình trạng oxy hóa. Cho nên việc bổ sung Zn từ các nguồn bên ngoài giúp bảo vệ mắt, hạn chế nguy cơ suy giảm thị lực.

Kẽm có nhiệm vụ bảo vệ thị lực
Kẽm có nhiệm vụ bảo vệ thị lực

2.5 Giúp điều trị mụn

Kẽm được sử dụng nhiều trong trường hợp điều trị mụn trứng cá. Vì bản thân Zn có khả năng giảm viêm, gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.acnes và giảm sự hoạt động quá mức của tuyến nhờn.

2.6 Hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài thì người bệnh nên bổ sung thêm kẽm, đặc biệt là ở trẻ em. 

Vì Zn sẽ giúp giảm thời gian tiêu chảy, thúc đẩy sự hồi phục của đường ruột và cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Zn hỗ trợ kiểm soát tình trạng tiêu chảy do cả vi khuẩn và virus. Để hồi phục nhanh và hiệu quả, người bệnh nên vừa bổ sung thêm Zn vừa dùng men vi sinh để cân bằng lại hệ lợi khuẩn trong đường ruột.

2.7 Giảm stress oxy hóa

Stress, oxy hóa làm tổn hại rất nhiều đến sức khỏe của con người, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số bệnh, như tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh lý liên quan đến tim mạch, thậm chí là ung thư.

Kẽm được xem là một chất chống oxy hóa, cung cấp đủ Zn cho cơ thể sẽ hạn chế sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa, hạn chế được tình trạng stress.

2.8 Giảm viêm

Zn có khả năng làm giảm phản ứng oxi hóa và hạn chế quá trình tạo ra các chất trung gian gây viêm như: thromboxane, leukotriene và prostaglandin.

Người bệnh dung nạp 45 mg Kẽm Gluconat mỗi ngày trong 6 tháng. Làm cho nồng độ kẽm trong máu cao, giảm được các dấu hiệu viêm trong cơ thể.

2.9 Ngăn ngừa loãng xương

Calci là chất cần thiết cho việc tạo xương. Tuy nhiên, để quá trình diễn ra thuận lợi thì cần sự có mặt của kẽm, vì chúng thúc đẩy sự khoáng hóa xương, kích thích quá trình tạo xương.

Với những người mắc bệnh loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung Calci kèm theo Zn và một số vi chất bổ sung khác.

Kẽm có tác dụng đóng vai trò trong việc ngăn ngừa loãng xương
Kẽm có tác dụng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loãng xương

2.10 Hỗ trợ điều trị cảm lạnh

Chứng cảm lạnh là bệnh do virus gây ra. Trường hợp này, người bệnh nên uống kẽm để tăng cường khả năng đề kháng và hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Zn làm giảm thời gian bị cảm lạnh từ 33 – 35%. Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng Zn giúp tăng cường sức đề kháng, tạo điều kiện cho cơ thể chống chọi với bệnh tật.

2.11 Cải thiện thoái hóa điểm vàng do tuổi tác

Nồng độ kẽm ở trong mắt của người già bị thoái hóa điểm vàng (AMD) sẽ thấp hơn so với người bình thường. Vì thế, nếu thiếu Zn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hoá điểm vàng do tuổi tác.

Người lớn tuổi được khuyến cáo nên bổ sung thêm Beta Carotene, vitamin C và vitamin E để bệnh không trở nặng hơn.

2.12 Cải thiện các triệu chứng thần kinh

Bộ não cần một lượng lớn kẽm để tăng cường chức năng và cải thiện trí nhớ. Thiếu Zn sẽ làm giảm phát triển trí tuệ, gây ra rối loạn thần kinh ở người lớn và một số bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến hệ thần kinh.

Các triệu chứng thần kinh cảnh báo cơ thể đang thiếu Zn, đó là: đau đầu, dị cảm và mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên.

Kẽm có chức năng cải thiện chức năng thần kinh
Kẽm có chức năng cải thiện chức năng thần kinh

2.13 Hỗ trợ sức khỏe tình dục

Kẽm có vai trò quan trọng với chức năng sinh dục, đặc biệt đối với khả năng sinh sản của nam giới. Zn ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và cả sự thụ thai

Nếu thiếu Zn thì chất lượng tinh trùng suy giảm, giảm khả năng di chuyển và khả năng thụ tinh. Nhưng nếu bổ sung quá nhiều cũng gây độc cho tinh trùng.

Ngoài ra, kẽm còn có tác động tích cực đến quá trình sản sinh Testosterone ở nam giới, làm tăng ham muốn tình dục và giảm tình trạng rối loạn cương dương.

2.14 Cải thiện trí nhớ

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận thông tin của tế bào thần kinh, nhờ khả năng điều chỉnh kênh ion và tính mềm dẻo của thần kinh.

Ngoài ra, Zn cũng góp phần vận chuyển calci vào não, việc thiếu kẽm sẽ làm cho sự vận chuyển này bị trở ngại, khiến tâm lý dễ sinh cáu gắt.

3. Triệu chứng khi thiếu kẽm

Cơ thể bị thiếu kẽm thường không có gây ra các vấn đề nghiêm trọng, nhưng các triệu chứng đáng chú ý có thể xảy ra ở những người bị bệnh dị tật di truyền, trẻ bú mẹ, người nghiện rượu và người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Những triệu chứng thiếu Zn nghiêm trọng, bao gồm suy yếu tăng trưởng và phát triển, chậm phát triển tình dục, tiêu chảy mãn tính, tốc độ lành vết thương,…

Thiếu kẽm nhẹ thường xảy ra phổ biến, đặc biệt là ở trẻ e có chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng. Theo ước tính, có khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới bị thiếu kẽm và tình trạng này được cho là gây ra hơn 450.000 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi vào mỗi năm.

Những đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm bao gồm:

  • Người bệnh mắc bệnh về tiêu hóa
  • Người thường xuyên ăn chay và ăn thuần chay
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ
  • Người mắc bệnh hồng cầu dạng liềm
  • Người bị suy dinh dưỡng, cả những người chán ăn hoặc chứng cuồng ăn
  • Người bị bệnh thận mãn tính
  • Người nghiện bia rượu
  • Các triệu chứng thiếu kẽm nhẹ, bao gồm:
  • Tiêu chảy
  • Giảm khả năng miễn dịch
  • Tóc mỏng
  • Rối loạn tâm trạng, da khô
  • Xuất hiện một số vấn đề liên quan đến sinh sản
  • Giảm tốc độ hồi phục vết thương

Tình trạng thiếu kẽm rất khó nhận ra và phát hiện khi chỉ sử dụng các xét nghiệm y tế đơn giản. Điều này là vì cơ thể có khả năng kiểm soát chặt chẽ nồng độ Zn. 

Cho nên, nhiều người vẫn có nguy cơ thiếu hụt kẽm ngay cả khi được làm các xét nghiệm cho thấy nồng độ Zn trong cơ thể vẫn ở mức bình thường.

Người nghiện rượu bia khả năng thiếu kẽm sẽ cao hơn người bình thường
Người nghiện rượu bia khả năng thiếu kẽm sẽ cao hơn người bình thường

4. Thực phẩm có chứa nhiều Kẽm

Các loại thực phẩm chứa kẽm là vô cùng đa dạng, bao gồm cả thực phẩm nguồn gốc thực vật lẫn động vật. Dưới đây là một số thực phẩm đại diện chứa nhiều kẽm, đó là:

  • Động vật có vỏ: hàu, cua, tôm hùm
  • Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, gà tây, thịt gà, cá bơn, cá hồi
  • Đậu xanh, đậu lăng, đậu đen
  • Hạt bí, hạt điều, hạt thông, đậu phộng, hạt hạnh nhân
  • Các sản phẩm được làm từ sữa: sữa, sữa chua và phô mai
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Nấm, cải xoăn, đậu Hà Lan, măng tây
Nấm là một trong những loại thực phẩm giàu kẽm nên có trong thực đơn hằng ngày
Nấm là một trong những loại thực phẩm giàu kẽm nên có trong thực đơn hằng ngày

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện tiên phong trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị vô sinh và đã chữa khỏi cho hàng ngàn ca bệnh.

Ngoài ra, hệ thống máy móc tại viện tân tiến, hiện đại, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn, hỗ trợ cho việc điều trị đạt hiệu quả nhất.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/nutrition/zinc 
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/263176
  3. https://www.healthdirect.gov.au/zinc