Hội chứng tiền kinh nguyệt là tình trạng mà hầu hết nữ giới đều phải trải qua trong cuộc đời. Hội chứng này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn tác động đến tâm lý và cuộc sống của người phụ nữ.

Những cách điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Những cách điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

1. Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một dạng rối loạn pha hoàng thể tái phát. Hội chứng này làm thay đổi rõ rệt cơ thể người phụ nữ, khiến họ dễ bị kích thích, lo lắng, trầm cảm, đau bụng, đau ngực, đau đầu,…

Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra trong 7 – 10 ngày trước chu kỳ kinh và thường kết thúc sau vài giờ trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra là do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể và biểu hiện ra bên ngoài bằng việc lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và chảy máu hằng tháng. 

Chu kỳ kinh liên quan đến việc nồng độ nội tiết thay đổi và từ đây hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra.

Có khoảng 20 – 50% nữ giới trong độ tuổi sinh sản có hội chứng tiền kinh nguyệt và gần 5% có dạng hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng, được gọi là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.

Hối chứng tiền kinh nguyệt là một dạng rối loạn hoàng thể
Hối chứng tiền kinh nguyệt là một dạng rối loạn hoàng thể

Tham khảo thêmChu kỳ kinh nguyệt và những điều bạn cần biết

2. Hội chứng tiền kinh nguyệt phổ biến như thế nào ở nữ giới?

Năm 2017, dựa theo thống kế của một cuộc nghiên cứu, đối tượng thực hiện là phụ nữ tiền mãn kinh. Kết quả thu được là có 75% trong tổng số người tham gia, họ đã qua ít nhất một triệu chứng của hội, nhưng chỉ có 8 – 20% số ca đáp ứng đủ các tiêu chí lâm sàng để chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt.

Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, các chuyên gia sẽ chẩn đoán lâm sàng về hội chứng này khi:

  • Triệu chứng của tình trạng này ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
  • Những triệu chứng xuất hiện 5 ngày trước khi bắt đầu và kết thúc 4 ngày trong khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
  • Triệu chứng xảy ra ít nhất từ 2 – 3 tháng.
  • Có một nhóm nhỏ đã từng trải qua các triệu chứng nghiêm trọng, được gọi là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt thường xảy ra trước kỳ kinh
Hội chứng tiền kinh nguyệt thường xảy ra trước kỳ kinh

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa thể biết rõ nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt. Nhưng các nhà khoa học tin rằng, có hai yếu tố chính có thể góp phần gây nên hội chứng này, đó là:

  • Nồng độ nội tiết tố estrogen, progesterone thay đổi, gây nên các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Thay đổi nồng độ serotonin trong não. Lượng serotonin không đủ, làm góp phần tạo ra trầm cảm tiền kinh nguyệt, đi cùng là triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi và thèm ăn.
  • Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp lý, làm thiếu hụt lượng vitaminkhoáng chất, cũng có thể là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn.
Thay đổi nồng độ serotonin trong não kích thích sự thèm ăn
Thay đổi nồng độ serotonin trong não kích thích sự thèm ăn

4. Triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt có nguy cơ dẫn đến một số rối loạn như sau:

  • Khẩu vị thay đổi, tăng cảm giác thèm ăn
  • Căng tức ngực
  • Đau đầu, đau toàn thân, vùng bụng và thắt lưng
  • Sưng phù tay, chân và tăng cân
  • Chướng bụng
  • Cảm giác mệt mỏi, uể oải trước kỳ kinh
  • Da nổi nhiều mụn
  • Tiêu hóa kém
  • Cảm thấy lo lắng, dễ cáu gắt, giận dữ
  • Trầm cảm trước kỳ kinh nguyệt
  • Hay mau quên, nhầm lẫn
  • Nhạy cảm hơn, dễ bị kích thích,
  • Khó ngủ, mất ngủ
  • Thay đổi ham muốn tình dục
Những cơn đau là triệu chứng điển hình của hội chứng tiền kinh nguyệt
Những cơn đau là triệu chứng điển hình của hội chứng tiền kinh nguyệt

Những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt đôi khi có thể nhẹ và khó nhận biết, nhưng cũng sẽ có lúc các triệu chứng thể hiện rõ ràng và nghiêm trọng hơn. 

Các dấu hiệu trên thường kéo dài từ 1 – 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và sẽ biến mất ngay sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.

Trường hợp, nếu chị em cảm thấy những triệu chứng tiền kinh nguyệt làm cản trở các hoạt động hàng ngày hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc thì hãy đi đến gặp và trao đổi thêm với bác sĩ. 

5. Chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt phải có từ năm trong số các triệu chứng sau và những dấu hiệu này thường hay xuất hiện trong hầu hết các tuần trước khi có kinh và chúng sẽ giảm hoặc biến mất trong tuần sau khi kinh nguyệt xuất hiện. Đó là các triệu chứng như sau:

  • Tâm trạng thay đổi rõ rệt, thất thường
  • Dễ cáu, tức giận
  • Lo lắng, căng thẳng hoặc cảm thấy cô đơn
  • Thờ ơ, không quan tâm mọi thứ xung quanh
  • Khó tập trung, hay quên
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Thay đổi về khẩu vị
  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn
  • Ngực căng đau, khó chịu, phù nề
Các chuyên gia có thể dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt
Các chuyên gia có thể dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt

6. Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tình trạng rất phổ biến mà bất cứ phụ nữ nào cũng đề có thể gặp phải. Nhưng độ tuổi từ 20 – 40 thì có các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với những người từ 40 tuổi trở lên.

Ngoài ra, với phụ nữ đã mang thai thường ít nhất 1 lần gặp phải hội chứng này và những người có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng khác đều có khả năng tương tự.

Bên cạnh đó, những yếu tố làm tăng nguy cơ bị hội chứng tiền kinh nguyệt, đó là:

  • Di truyền
  • Người có vấn đề về tâm thần
  • Sức đề kháng yếu 
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
  • Sử dụng đồ uống có chứa cafein, chất kích thích,…
Những người có sức đề kháng và tâm thần yếu rất dễ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt
Những người có sức đề kháng và tâm thần yếu rất dễ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt

7. Điều trị bệnh Hội chứng tiền kinh nguyệt

Nếu các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể cải thiện bằng cách cải thiện lối sống hay điều chỉnh lại chế độ ăn uống. 

Nhưng nếu triệu chứng nghiêm trọng, thì người bệnh nên đi đến bác sĩ và có thể cân nhắc tới việc điều trị bằng thuốc.

Dưới đây là một số cách giảm hội chứng tiền kinh nguyệt mà người bệnh có thể áp dụng:

7.1 Ngủ đủ giấc 

Giấc ngủ là yếu tố rất quan trọng giúp nữ giới có đủ sức khỏe để chống lại các cơn đau giai đoạn tiền kinh nguyệt. 

Mọi người nên tập thói quen đi ngủ đúng giờ, điều này có thể giúp giải tỏa và làm giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Có thể uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ nếu người bệnh bị khó ngủ hoặc mất ngủ.

Ngủ đủ giấc là một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa HC tiền kinh nguyệt
Ngủ đủ giấc là một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng tiền kinh nguyệt

7.2 Xây dựng một chế độ ăn phù hợp, khoa học

Đa dạng các thực phẩm giàu carbohydrates, từ ngũ cốc nguyên hạt, như bánh mì, mì ống, lúa mạch, gạo nâu, hạt ngũ cốc. 

Thực phẩm giàu canxi như sữa chua, sữa,…

Giảm muối và đường trong thức ăn,…

Tránh tiêu thụ đồ uống có cồn và các món có chứa cafein.

Ổn định lượng đường trong máu luôn ổn định.

7.3 Tập thể dục thể thao thường xuyên

Chị em phụ nữ có thể vận động nhẹ nhàng để não tăng sản xuất chất endorphins, chất này có tác dụng giảm đau, tăng cảm giác hưng phấn,… 

Việc duy trì tập luyện aerobic có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Các bài tập yoga, dưỡng sinh hoặc thiền, có thể giúp các cơ bắp được thư giãn, kiểm soát được căng thẳng và giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu. 

7.4 Thư giãn và giải tỏa căng thẳng

Những người bị hội chứng tiền kinh nguyệt cần tìm cách thư giãn và giảm căng thẳng như thiền, yoga, đi bộ, tập hít thở đều.

Ngoài ra phụ nữ cũng được khuyến khích là nên nghỉ ngơi, nếu tâm trạng bức bối có thể chia sẻ với gia đình, bạn bè để giải tỏa cảm xúc.

Thư giãn tinh thần bằng cách ngồi thiền cũng mang lại hiêu quả trong việc ngăn ngừa hội chứng tiền kinh nguyệt
Thư giãn tinh thần bằng cách ngồi thiền cũng mang lại hiệu quả trong việc điều trị

7.5 Sử dụng thuốc điều trị

Các thuốc sau đây thường được dùng trong điều trị các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt đó là:

  • Thuốc chống trầm cảm: nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs) bao gồm Fluoxetine (Prozac, Sarafem), Sertraline (Zoloft),… những loại thuốc này đã được xác nhận có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng bất an về tâm lý.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): ibuprofen, naproxen được sử dụng để giảm đau bụng tiền kinh nguyệt. Nhưng thông thường các bác sĩ sẽ cân nhắc vì tác dụng phụ của nhóm thuốc này có thể gây xuất huyết hoặc loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc ngăn ngừa sự rụng trứng: các thuốc tránh thai có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt. 

Lưu ý: trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc những thực phẩm bổ sung thì cần nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về các tác dụng phụ  không mong muốn. Việc tự sử dụng thuốc và các chất bổ sung có thể dẫn đến các tác hại nghiêm trọng.

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh, cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Hơn thế nữa, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phòng Lab được đánh giá đứng đầu Việt Nam và đi cùng là đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, là nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/premenstrual-syndrome/symptoms-causes/syc-20376780
  2. https://www.healthline.com/health/premenstrual-syndrome
  3. https://www.nhs.uk/conditions/pre-menstrual-syndrome
  4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560698