Hội chứng quá kích buồng trứng là tình trạng thường gặp khi phụ nữ thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản để tìm con. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm thì có thể dẫn đến một số biến chứng không đáng có ảnh hưởng đến sức khoẻ của nữ giới.

Hội chứng quá kích buồng trứng và những mối nguy tiềm ẩn
Hội chứng quá kích buồng trứng và những mối nguy tiềm ẩn

1. Hội chứng quá kích buồng trứng là gì?

Hội chứng quá kích buồng trứng có tên tiếng anh là Ovarian Hyperstimulation Syndrome, viết tắt OHSS. 

Đây là một trong những tình trạng phức tạp mà chị em phụ nữ phải đối mặt khi sử dụng thuốc kích thích buồng trứng trong điều trị vô sinh hoặc hiếm muộn. 

Chính vì thế, trong quá trình sử dụng thuốc kích thích buồng trứng, việc kiểm soát liều lượng là điều cực kỳ quan trọng để giảm thiểu nữ giới mắc phải hội chứng nguy hiểm này.

Thông thường, phụ nữ trưởng thành và khỏe mạnh, kích thước lớn nhất của nang trứng thường dao động từ 20mm đến 30mm trong quá trình phát triển. 

Tuy nhiên, trong trường hợp OHSS, thay vì có một nang trứng duy nhất, người bệnh thường gặp nhiều nang trứng phát triển cùng một lúc, kích thước thường nhỏ hơn 20mm. 

Nếu mắc phải tình trạng này, việc theo dõi và điều trị kịp thời là bước cực kỳ cần thiết để ngăn ngừa những biến chứng không đáng có xảy ra.

Hội chứng quá kích buồng trứng có tên tiếng anh là Ovarian Hyperstimulation Syndrome
Hội chứng quá kích buồng trứng có tên tiếng anh là Ovarian Hyperstimulation Syndrome

2. Nhận biết hội chứng quá kích buồng trứng

Có hai giai đoạn biểu hiện của hội chứng quá kích buồng trứng:

  • Giai đoạn đầu tiên: triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 9 ngày sau khi tiêm hCG để kích thích nang noãn trưởng thành hoặc sau khi thực hiện quá trình chọc hút noãn. Đây là giai đoạn sớm của hội chứng.
  • Giai đoạn muộn: xuất hiện sau ngày thứ 10 kể từ khi thực hiện chọc hút trứng, trường hợp này thường liên quan đến sự tiết ra các hCG do nhau thai. 

Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định mức độ nặng nhẹ của hội chứng quá kích buồng trứng:

  • Mức độ nhẹ: người bệnh có cảm giác không thoải mái, đau nhẹ ở bụng dưới, buồn nôn và tăng cân nhẹ.
  • Mức độ trung bình: bụng căng trước nhiều hơn, đau bụng vừa phải, có dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và có sự hiện diện của dịch trong ổ bụng khi thực hiện siêu âm.
  • Mức độ nặng: dịch trong ổ bụng tăng cao làm tăng nguy cơ tràn dịch vào phổi. Người bệnh gặp rối loạn chức năng gan, sưng phù toàn thân, bụng căng nặng, kèm theo đó là các triệu chứng khó thở, nhịp thở nhanh, đau ở bụng dưới, huyết áp thấp,…
  • Mức độ rất nặng: dịch trong ổ bụng và dịch màng phổi tăng rất nhiều. Người bệnh có thể gặp suy thận, tràn dịch vào màng tim, tắc mạch, hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), thiếu oxy máu,…
Hội chứng quá kích buồng trứng thường xuất hiện ở những người sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản
Hội chứng quá kích buồng trứng thường gặp ở những người sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản

3. Đối tượng nguy cơ cao mắc hội chứng quá kích buồng trứng

Đa số phụ nữ mắc hội chứng quá kích buồng trứng trong quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn, đặc biệt là những phụ nữ đang sử dụng thuốc kích thích buồng trứng. Người bệnh thường gặp phải hội chứng ở mức độ nhẹ và không gặp nhiều khó khăn trong điều trị.

Trong quá trình thực hiện IVF, nguy cơ nữ giới mắc hội chứng OHSS cũng khá cao. Đặc biệt, tỷ lệ người mắc buồng trứng quá kích ở mức độ trung bình dao động từ 3 đến 6%, trong khi số lượng người mắc bệnh ở mức độ nặng thường thấp hơn, chỉ từ 0,1 đến 2%.

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng quá kích buồng trứng, đó là:

Tóm lại, trong quá trình điều trị vô sinh hoặc hiếm muộn, phụ nữ nên chăm sóc thật tốt sức khỏe của mình. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường, nên tự kiểm tra và phát hiện sớm tình trạng quá kích buồng trứng.

Người bị PCOS thường dễ mắc phải hội chứng quá kích buồng trứng
Người bị PCOS thường dễ mắc phải hội chứng quá kích buồng trứng

4. Hội chứng quá kích buồng trứng có gây nguy hiểm cho phụ nữ

Nhìn chung thì hội chứng quá kích buồng trứng không nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng này không được theo dõi và can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Shock do giảm thể tích: đây là tính trạng cực kỳ nguy hiểm, nguyên nhân là do sự mất máu nghiêm trọng khi dịch từ các mạch và máu chảy vào không gian trống trong cơ thể.
  • Xoắn buồng trứng: buồng trứng phình to, làm tăng nguy cơ xoắn trở. Biểu hiện là sự phình to của buồng trứng trong siêu âm, kèm với triệu chứng khác như buồn nôn, đau bụng, huyết áp giảm và tăng bạch cầu. Trường hợp này có thể yêu cầu can thiệp phẫu thuật.
  • Thuyên tắc mạch máu: đây là biến chứng thường gặp nhất. Huyết khối tắc nghẽn mạch máu (75% ở tĩnh mạch và 25% ở động mạch), gây ra tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh và đe dọa tính mạng của người bệnh.

5. Điều trị hội chứng quá kích buồng trứng

5.1 Mức độ quá kích nhẹ và trung bình

Trường hợp, nếu người bệnh đang ở gần các trung tâm phụ sản và có điều kiện chăm sóc cần thiết, họ có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Lúc này, người phụ nữ cần:

  • Nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động.
  • Uống đủ nước.
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu chất đạm.
  • Sử dụng thuốc chống buồn nôn và giảm đau thông thường, nhưng tránh sử dụng ibuprofen hoặc naproxen vì có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng sau thụ tinh.
  • Mang tất áp lực ở phần dưới của cơ thể để ngăn cản việc hình thành cục máu đông.
  • Tránh quan hệ tình dục vì có thể gây đau và làm tăng nguy cơ vỡ u buồng trứng và xuất huyết.
  • Theo dõi vòng bụng, cân nặng và lượng nước tiểu mỗi ngày.
Người bị hội chứng quá kích buồng trứng mức độ nhẹ thường có cảm giác khó chịu, không thoải mái
Người bị hội chứng quá kích buồng trứng mức độ nhẹ sẽ có cảm giác khó chịu, không thoải mái

Bên cạnh đó, người bệnh cần tái khám ngay khi có các dấu hiệu chuyển biến nặng như:

  • Nôn nhiều và không thể uống được.
  • Tiêu chảy.
  • Khó thở.
  • Cân nặng và số đo vòng bụng tiếp tục tăng nhanh.
  • Tiểu ít (dưới 500ml nước tiểu/24 giờ).
  • Khi cần nhập viện, người bệnh cần được kiểm tra sự tụ dịch trong các khoang tự do bằng siêu âm, đây một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và phổ biến. 
  • Nếu ổ bụng có chứa lượng dịch một lượng vừa, cùng với triệu chứng mệt mỏi, khó thở và tốc độ tích tụ dịch nhanh, có thể cần chọc dịch sớm qua đường âm đạo. 
  • Sau khi rút dịch, các triệu chứng thường cải thiện đáng kể và có thể cần lặp lại quá trình nếu cần thiết. Đồng thời, cần bổ sung dịch truyền có đạm, điện giải và kháng sinh phòng ngừa cho người bệnh.
Khi có dấu hiệu nôn nhiều nên đi đến Bệnh viện kiểm tra trong thời gian sớm nhất
Khi có dấu hiệu nôn nhiều nên đi đến Bệnh viện kiểm tra trong thời gian sớm nhất

5.2 Mức độ quá kích nặng và rất nặng

Khi hội chứng quá kích buồng trứng diễn biến ở mức độ nặng và rất nặng, người bệnh cần được nhập viện để điều trị, đôi khi cần theo dõi tại Khoa Chăm sóc tích cực.

Chế độ theo dõi bao gồm:

  • Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như mạch, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, SpO2 mỗi 6 giờ.
  • Theo dõi lượng dịch nhập vào và xuất ra của cơ thể mỗi 12 giờ.
  • Đo cân nặng và vòng bụng mỗi ngày. Đặc biệt khi cân nặng tăng hơn 1 kg/ngày.
  • Thực hiện các xét nghiệm như công thức máu, ion đồ, Albumin máu mỗi 24 giờ. Kiểm tra chức năng gan, thận, chức năng đông máu mỗi 2 ngày.

Loại dịch truyền cần xem xét:

  • Tăng áp lực keo nội mạch: Albumin 25% 50ml – 100ml/ngày.
  • Cân bằng nước điện giải: dùng Natri Clorua 0,9%, Glucose 5% với lượng 500-1000ml/ngày. Tránh sử dụng Lactate Ringer vì có thể gây tăng kali máu.
  • Cân nhắc chọc dẫn lưu ổ bụng cấp cứu giải áp khi có các triệu chứng như bụng căng, khó thở, tiểu ít và suy kiệt do bụng căng.
  • Nếu có triệu chứng tràn dịch màng phổi, cần phải chọc dịch màng phổi; nếu có triệu chứng tràn dịch màng tim, cần chọc dịch màng tim.
  • Nếu nguy cơ suy thận, nên cân nhắc sử dụng Dopamin liều thấp. Trường hợp nghiêm trọng, có thể cần thực hiện phẫu thuật khi u buồng trứng vỡ. Sử dụng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ tạo cục máu đông và gây tắc mạch.
  • Nếu tình trạng hội chứng quá kích buồng trứng tiếp tục nặng hoặc không phản ứng với các biện pháp điều trị, và có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân, cân nhắc chấm dứt thai kỳ sớm để bảo toàn tính mạng cho mẹ.
Truyền dịch là một trong những cách điều trị hội chứng quá kích buồng trứng
Truyền dịch là một trong những cách điều trị hội chứng quá kích buồng trứng

6. Phòng ngừa hội chứng quá kích buồng trứng

Để tránh nguy cơ mắc hội chứng OHSS và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm, người bệnh trong quá trình điều trị vô sinh cần chọn cơ sở y tế chuyên khoa vô sinh hiếm muộn, với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong việc kích thích buồng trứng. Ngoài ra, cơ sở y tế cần được trang bị các thiết bị hiện đại, đảm bảo áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất trong điều trị vô sinh. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và những biến cố không mong muốn cho bệnh nhân sau quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là Bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

  1. Ovarian hyperstimulation syndrome. Mayoclinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ovarian-hyperstimulation-syndrome-ohss/symptoms-causes/syc-20354697
  2. Ovarian Hyperstimulation Syndrome (OHSS). Clevelandclinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17972-ovarian-hyperstimulation-syndrome-ohss
  3. Ovarian hyperstimulation syndrome. Mayoclinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ovarian-hyperstimulation-syndrome-ohss/diagnosis-treatment/drc-20354703