Giang mai ảnh hưởng thế nào đến người bệnh
Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) có thể điều trị được bằng thuốc. Tuy nhiên nếu không điều trị, bệnh sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
1. Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến. Vi khuẩn gây bệnh có thể lây qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng. Nếu bệnh không được điều trị, sẽ gây tổn thương đến mắt, não, tim và hệ thần kinh.
2. Các giai đoạn của bệnh giang mai
Bệnh giang mai có thể tiến triển qua bốn giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn thì sẽ có biểu hiện khác nhau. Bệnh dễ lây lan nhất ở giai đoạn đầu tiên và thứ 2.
Bệnh được chia thành 4 giai đoạn là: giai đoạn một, giai đoạn hai, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn muộn (cấp ba).
2.1 Giai đoạn 1
Giai đoạn đầu tiên xảy ra từ 2 đến 12 tuần sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh mắc bệnh.
Trong giai đoạn này, một vết loét cứng, mịn gọi là săng phát triển trên bộ phận sinh dục hoặc miệng của người bệnh. Vết săng khá nhỏ và thường không đau nên rất khó phát hiện.
Vết loét sẽ tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không còn mắc bệnh giang mai nữa.
Nếu bạn không được điều trị bằng thuốc, nhiễm trùng sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai. Bệnh có thể lây bằng đường quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng trong giai đoạn này.
2.2 Giai đoạn 2
Khoảng một đến sáu tháng sau khi vết loét dần biến mất, thay vào đó các vết ban sần sùi, gồ ghề xuất hiện.
Phát ban có thể bao phủ toàn bộ cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân. Phát ban thường không ngứa. Ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Vết loét giống như mụn cóc
- Đau cơ
- Giảm cân
- Nhức đầu
- Rụng tóc
- Các hạch bạch huyết bị sưng
Những triệu chứng này có thể đến và đi trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Các vết ban đã biến mất hoặc không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào ở trên không có nghĩa là bạn đã khỏi bệnh. Nếu không điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn.
2.3 Giai đoạn tiềm ẩn
Ở giai đoạn này, không có dấu hiệu hoặc triệu chứng bên ngoài rõ rệt. Một số người thỉnh thoảng bị phát ban nhẹ rồi biến mất.
Ở giai đoạn này, nhiễm trùng có thể làm tổn thương tim, xương, dây thần kinh và các cơ quan nội tạng. Giai đoạn này có thể kéo dài tới 20 năm.
Ở giai đoạn này, gần như bệnh giang mai sẽ không bị lây qua đường tình dục.
2.4 Giai đoạn 3 (muộn)
Đối với nhiều người, các triệu chứng không tiến triển qua giai đoạn tiềm ẩn, do nhiễm trùng tự khỏi hoặc do các triệu chứng quá nhẹ để có thể nhận thấy.
Khoảng 20% số người tiến triển đến giai đoạn muộn này, gây ra một loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Những vấn đề xảy ra đó là:
- Tổn thương não, mất trí nhớ và các vấn đề về sức khỏe nhận thức
- Bệnh tim
- Rối loạn vận động và các vấn đề về cơ
- Tổn thương thần kinh
- Co giật
- Mù lòa
3. Bệnh giang mai bẩm sinh là gì?
Bệnh giang mai bẩm sinh xảy ra khi người mang thai truyền bệnh sang thai nhi trong thai kỳ. Bệnh gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (kể cả tử vong) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
4. Đối tượng có thể mắc giang mai là ai?
Bất cứ ai quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên nguy cơ này sẽ cao hơn trong trường hợp:
- Quan hệ tình dục phóng khoáng, có quá nhiều bạn tình
- Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới (MSM)
- Bị nhiễm HIV
- Đã quan hệ tình dục với người có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh
- Đã xét nghiệm dương tính với một số bệnh tình dục khác, chẳng hạn như chlamydia, lậu hoặc herpes
5. Triệu chứng của bệnh giang mai
Các triệu chứng bệnh giang mai khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm trùng. Bạn sẽ dễ lây lan nhất ở giai đoạn đầu, lúc này các dấu hiệu của bệnh cũng bắt đầu xuất hiện.
Trong giai đoạn đầu tiên, bộ phận sinh dục bắt đầu có một hoặc nhiều vết loét phát triển. Nhiều người chủ quan không để ý sẽ dễ nhầm lẫn với mụn nhọt hoặc tổn thương da khác.
Trong giai đoạn thứ hai, bạn có thể bị phát ban và gặp các triệu chứng giống cúm, chẳng hạn như mệt mỏi, sốt, đau họng và đau cơ.
Sau giai đoạn thứ hai, các triệu chứng của bệnh bị ẩn giấu (giai đoạn tiềm ẩn).
Chỉ vì bạn không có triệu chứng không có nghĩa là nhiễm trùng đã biến mất. Điều duy nhất có thể chữa khỏi nhiễm trùng và ngăn chặn nó tiến triển là điều trị bằng thuốc.
Bệnh ảnh hưởng đến cả cơ thể và dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai là các vết loét.
Nó phát triển ở nơi vi khuẩn tiếp xúc với da khi quan hệ tình dục. Các khu vực sau đây là nơi có nhiều khả năng tìm thấy vết loét (săng) nhất:
- Bộ phận sinh dục như âm đạo và dương vật
- Xung quanh hậu môn hoặc bên trong trực tràng
- Trên môi hoặc trong khoang miệng
6. Nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì?
Vi khuẩn Treponema Pallidum gây bệnh giang mai. Người bị nhiễm bệnh lây lan vi khuẩn qua quan hệ tình dục.
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua hậu môn, âm đạo, dương vật, miệng hoặc vùng da bị tổn thương. Vi khuẩn tiếp tục lây lan, cuối cùng có thể phá hỏng một số cơ quan trong cơ thể.
7. Bệnh giang mai lây lan như thế nào?
Bệnh giang mai rất dễ lây lan, đặc biệt là ở giai đoạn đầu và thứ cấp khi bạn bị loét hoặc phát ban. Bệnh thường lây từ người này sang người khác, khi quan hệ tình dục, cả khi không có sự xâm nhập hoặc xuất tinh.
Nhưng, bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu chạm vào bất kỳ vết loét hoặc các vết phát ban của người mắc.
Nếu bạn mắc bệnh và có xảy ra quan hệ tình dục thì người bạn tình kia có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Với những người đang mang thai không may mắc bệnh thì có thể truyền bệnh sang cho thai nhi.
Tuy nhiên, bạn có thể không bị mắc bệnh khi chạm vào các đồ vật như bệ toilet, đồ dùng và tay nắm cửa, do vi khuẩn gây bệnh không thể tồn tại trên đồ vật.
8. Khi mang thai bệnh giang mai có thể gây ra vấn đề gì?
Nếu bạn mắc bệnh giang mai và không được điều trị, bạn có thể truyền bệnh cho con mình. Có tới 40% trẻ sinh ra từ những người mắc bệnh không được điều trị sẽ chết vì nhiễm trùng.
Việc lây nhiễm sang thai nhi là điều phổ biến nhất khi mang thai. Tuy nhiên, điều này cũng có thể xảy ra trong quá trình sinh nở nếu em bé tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai trên âm đạo của bạn.
Nếu trẻ sinh ra mắc bệnh thì gọi là giang mai bẩm sinh.
Bệnh giang mai khi mang thai cũng có thể gây ra:
- Sảy thai
- Sinh non
- Các vấn đề với dây rốn
- Thai chết lưu
Những biến chứng tiềm ẩn này là lý do tại sao việc đi khám thai và xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục là vô cùng quan trọng. Điều trị trước 26 tuần mang thai sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
9. Chẩn đoán bệnh giang mai
Để xét nghiệm bệnh giang mai, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và lấy mẫu máu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng.
Cách duy nhất để biết chắc chắn liệu bạn có mắc bệnh hay không là tới các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra ngay khi nghi ngờ hoặc xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.
10. Điều trị bệnh giang mai
Có thể điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh. Penicillin là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh giang mai. Liều lượng và dùng trong bao lâu tùy thuộc vào giai đoạn và triệu chứng bệnh giang mai của bạn.
Ngay cả khi các vết loét đã biến mất, bạn vẫn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh giang mai vẫn có thể tái phát lại, vì thế hãy duy trì một thói quen sống và quan hệ tình dục an toàn cũng như khám định kỳ để đảm bảo an toàn cho cả bản thân và đối phương.
11. Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?
Nếu bạn tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu điều trị ở giai đoạn các vi khuẩn đã tấn công tới cơ quan nội tạng, bạn sẽ phải mang theo các tổn thương đó suốt đời.
12. Phòng ngừa bệnh giang mai
Cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh giang mai (và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác) là quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh. Không quan hệ bừa bãi, nhiều bạn tình.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng chung đồ với người khác để tránh trường hợp vi khuẩn còn bám lại trên bề mặt và lây qua các vết thương hở.
Bệnh giang mai nếu phát hiện và chữa trị sớm sẽ không gây nguy hại tới các cơ quan nội tạng. Do đó bạn hãy nhớ nên thăm khám định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
Thông qua các thông tin mà Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn cung cấp, hy vọng bạn đã có thêm thông tin về căn bệnh này.
Bên cạnh đó, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ Sản Phụ khoa và các xét nghiệm, giúp bệnh nhân có thể phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm và sẽ được đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: