Vô sinh ở nam giới đang là vấn đề báo động hiện nay. Nhiều cánh mày râu chủ quan, e ngại chần chừ đi khám khi thấy một số biểu hiệu vô sinh. Nếu để lâu khả năng sinh sản sẽ rất thấp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay các dấu hiệu vô sinh ở nam giới cần đi khám ngay nhé! 

Các dấu hiệu vô sinh ở nam giới cần khám ngay
Các dấu hiệu vô sinh ở nam giới cần khám ngay

1. Các dấu hiệu vô sinh ở nam giới dễ nhận biết 

Hầu hết các cánh mày râu không để ý những dấu hiệu bất thường, cảnh báo nguy cơ vô sinh cao. Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất.

1.1 Bộ phận sinh dục bất thường

Dấu hiệu cảnh báo vô sinh ở nam giới đầu tiên cần nhắc đến đó là bộ phận sinh có những thay đổi bất thường. Cụ thể:

  • Tinh hoàn: Đây là nơi sản xuất ra các tinh binh. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng sản xuất của tinh hoàn. Bạn sẽ thấy xuất hiện u cục, da tinh hoàn nhăn nheo, tinh hoàn bị sưng đau,…
  • Quy đầu: Những dấu hiệu như mọc mụn, sưng đau, viêm, tấy đỏ,…
  • Bìu: Lớp da bao bên ngoài, bảo vệ tinh hoàn. Khi bìu bị sưng đau, tấy đỏ rất có thể nam giới bị viêm mào tinh, xoắn tinh hoàn. Đây là những bệnh lý gây vô sinh ở nam giới.
Bộ phận sinh dục bất thường
Bộ phận sinh dục bất thường

1.2 Tinh dịch có biểu hiện bất thường 

Đây là hỗn hợp dịch được phóng ra khi nam giới đạt trạng thái cực khoái. Trong tinh dịch có chứa tinh trùng, chất nhờn từ niệu đạo, từ ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt và túi tinh.

Tinh dịch có biểu hiện bất thường phản ảnh rõ nhất về sức khỏe sinh sản của nam giới. Đây được xem là một trong các dấu hiệu vô sinh ở nam giới cần đi khám ngay.

Ở trạng thái bình thường, sức khỏe tốt, tinh dịch có các yếu tố:

  • Màu sắc: Màu trắng đục, xám. Trường hợp lâu ngày không xuất tinh, tinh dịch hơi ngả vàng.
  • Trạng thái: Có độ sệt, quánh, sau 15 – 30 phút tiếp xúc với môi trường sẽ hóa lỏng.
  • Thể tích: Từ 2 – 5ml.

Ở trạng thái bất thường, tinh dịch có biểu hiện như sau:

Màu sắc: Tinh dịch có màu vàng, nâu hoặc xanh

  • Màu vàng: Do nam giới lâu ngày không xuất tinh, thành phần trong tinh dịch biến đổi khiến cho tinh dịch ra có màu vàng. Lúc này tinh dịch đặc, quánh, tinh trùng không thể hoạt động hiệu quả. Từ đó, khả năng sinh sản kém đi.
  • Màu nâu: Có thể do tinh dịch lẫn máu. Nếu thấy hiện tượng này xuất hiện ít, không kèm dấu hiệu bất thường khác có thể yên tâm đó là tổn thương lành tính. Trường hợp hiện tượng này xuất hiện dày đặc thì cần đến bệnh viện thăm khám ngay.
  • Màu xanh: Kèm theo đau, sưng tinh hoàn. Có thể nam giới đã bị viêm niệu đạo. Nếu không điều trị kịp thời dẫn đến tắc ống dẫn tinh gây vô sinh nam.

Trạng thái: Trong như nước lã, đặc, vón cục

  • Nếu tinh dịch có biểu hiện trong như nước lã, lượng tinh dịch ít đây là dấu hiệu cảnh báo có sự bất thường về số lượng, chất lượng tinh trùng.
  • Tinh dịch xuất hiện các hạt trắng nhỏ như hạt cơm, bóp ra thấy bột mịn. Điều này làm cho tinh trùng bị yếu đi, khó có thể di chuyển nhanh để thụ thai.

1.3 Gặp vấn đề khi xuất tinh 

Khi gặp các vấn đề trong việc xuất tinh cũng là dấu hiệu vô sinh ở nam giới. Cụ thể:

  • Khi xuất tinh có cảm giác đau, kèm theo triệu chứng tinh dịch có lẫn máu, màu đục.
  • Xuất tinh ngược dòng, tinh dịch không được phóng ra ngoài mà lại đi ngược vào bên trong bàng quang. Sau đó theo nước tiểu đi ra ngoài.
  • Xuất tinh sớm kèm số lượng và chất lượng tinh trùng bị giảm. Cánh mày râu chưa quan hệ đã xuất tinh, tinh trùng không vào cơ thể nữ giới dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Gặp vấn đề khi xuất tinh 
Gặp vấn đề khi xuất tinh

1.4 Rối loạn cương dương

Là khi nam giới không chủ động kiểm soát quá trình cương dương, thời gian cương không đủ lâu, “cậu nhỏ” không cương cứng được khi quan hệ. Rối loạn cương dương khiến nam giới gặp khó khăn trong quá trình xuất tinh, lượng tinh dịch ít. Nhiều cánh mày râu còn không thể xuất tinh khiến cho khả năng thụ thai bị giảm.

Tình trạng này còn khiến cho phái mạnh thiếu tự tin khi ân ái, làm cho mối quan hệ vợ chồng bị xa cách. Vì vậy mà việc có con lại càng khó khăn hơn.

1.5 Rối loạn nội tiết tố testosterone

Đây được xem là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất tinh trùng cũng như ham muốn của nam giới. Thiếu hụt hormone sinh dục khiến cho số lượng và chất lượng tinh trùng bị giảm đi. Tinh trùng không khỏe mạnh, khó sống để di chuyển gặp trứng nên khó thụ thai thành công.

Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết tố nam giới khó phát hiện ra. Thường cánh mày râu chủ động đi khám và làm xét nghiệm thì mới nhận biết được tình trạng này.

Những yếu tố làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nam giới như: Thủ dâm thường xuyên, sử dụng bia rượu, hút thuốc lá, bị đau đầu, căng thẳng, áp lực, lười vận động,…

1.6 Rối loạn đường tiểu 

Xuất hiện tình trạng như đi tiểu nhiều, đi tiểu có cảm giác bị đau buốt,… Nguyên nhân thường xuất phát từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các bệnh xã hội: HIV,… Hoặc có trường hợp do chức năng sinh lý bị suy yếu khiến nam giới bị vô sinh, hiếm muộn.

Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên

1.7 Các dấu hiệu vô sinh ở nam giới khác 

Ngoài những dấu hiệu chúng tôi liệt kê trên, dưới đây là một số biểu hiện bất thường khác báo hiệu vô sinh.

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống: Tình trạng nam giới thường xuyên mệt mỏi, đầu óc ủ rũ, đi lại chậm chạp, thiếu sức sống là biểu hiện vô sinh.
  • Giảm ham muốn: Nam giới không còn cảm thấy hào hứng trong chuyện chăn gối với đối tác. Bị áp lực, căng thẳng mỗi lần lâm trận khiến cho cả 2 vợ chồng không thoải mái.
  • Tóc rụng nhiều, cân nặng không cân đối: Nếu thấy tóc có biểu hiện rụng nhiều, liên tục; cân nặng lên xuống thất thường, béo bụng cũng là dấu hiệu bị vô sinh.
  • Da nhăn nheo: Tình trạng da nhăn nheo, bị khô sạm đi, mọc nhiều mụn trứng cá cũng cảnh báo bị vô sinh.
Cơ thể mệt mỏi
Cơ thể mệt mỏi

2. Phòng tránh bệnh vô sinh ở nam giới như thế nào?

Để giảm nguy cơm mắc bệnh vô sinh, hiếm muộn ở nam giới, bạn có thể phòng tránh bằng các biện pháp dưới đây:

  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.
  • Không tiếp xúc với thuốc trừ sâu, các kim loại nặng.
  • Ăn uống điều độ, khoa học, duy trì trọng lượng cơ thể. Không thức quá muộn, nên đi ngủ sớm.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tinh trùng gồm có: Các loại hải sản như hàu, tôm, cua, cá; các loại thịt đỏ; ngũ cốc; các loại trái cây và nước ép, đặc biệt là cam và nước cam; các loại rau xanh như rau bina, rau diếp, măng tây, bắp cải, cà chua; các loại quả như kiwi, dâu tây, dưa vàng.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, tham gia một số bộ môn như chạy bộ, leo núi, đá bóng, bơi lội,… để tăng cường thể lực.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời ngăn ảnh hưởng xấu đến tình trạng sinh sản.
  • Cẩn trọng trong việc sử dụng các sản phẩm sinh lý, các sản phẩm giúp tăng cơ trong quá trình tập gym. Tốt nhất nên hỏi trực tiếp bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.
Cách cải thiện tinh trùng yếu ngay tại nhà
Ăn uống khoa học, lành mạnh

3. Biện pháp chẩn đoán, điều trị bệnh vô sinh ở nam giới

3.1 Chẩn đoán bệnh vô sinh nam

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi thông tin người khám về bệnh sử, tiền sử,… Sau đó tiến hành thực hiện các xét nghiệm. Gồm có:

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ: Cần kiêng quan hệ từ 2 – 7 ngày, sử dụng ống đựng tinh dịch theo tiêu chuẩn và vô khuẩn.
  • Xét nghiệm sinh hóa tinh dịch.
  • Túi tinh chứa nhiều fructose, tuyến tiền liệt chứa phosphatase acid và kẽm, mào tinh hoàn chứa carnitin và a-glucosidase.
  • Xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng.
  • Định lượng các nội tiết tố LH, FSH, prolactin, estradiol, testosterone.
  • Định lượng inhibin B: là 1 chỉ điểm nội tiết quan trọng của quá trình sinh tinh.
  • Xét nghiệm về di truyền học để đánh giá mức độ rối loạn nhiễm sắc thể và gen.
  • Xét nghiệm về mô học: Chọc hút dịch mào tinh hoàn lấy tinh trùng.
  • Siêu âm hệ tiết niệu – sinh dục.
  • Chụp ống dẫn tinh.

3.2 Điều trị vô sinh nam

Các phương pháp điều trị vô sinh nam giới gồm có:

  • Sử dụng thuốc: Dùng để điều trị một số vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như mất cân bằng hormone, rối loạn chức năng cương dương.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này giúp điều trị tắc nghẽn trong ống dẫn tinh hoặc giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn.
  • Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Thực hiện bằng cách lấy tinh trùng khỏe mạnh, di động nhanh của chồng và trứng của vợ mang đi thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành phôi. Sau đó, nuôi phôi từ 2 – 5 ngày rồi đưa vào buồng tử cung của người vợ để phát triển thành thai nhi.
  • Phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI): Được tiến hành bằng cách lọc rửa tinh trùng khỏe nhất để bơm trực tiếp vào buồng tử cung của người vợ, gia tăng cơ hội thụ thai.
  • Phương pháp tiêm thẳng tinh trùng vào trứng (ICSI): Là phương pháp bơm tiêm trực tiếp tinh trùng vào noãn để tạo phôi. Sau đó, phôi này sẽ chuyển đến tử cung của người phụ nữ để phát triển thành thai nhi.

Nam giới thường gắn với danh xưng phái mạnh, đó là một đặc quyền tự hào nhưng cũng là rào cản khi nam giới vô sinh thường e ngại, mặc cảm. Có những nam giới còn trì hoãn khám bệnh dẫn đến tình trạng vô sinh, khó có con. Vì vậy, hãy đi thăm khám sớm nhất có thể để phát hiện và chữa trị kịp thời.

Hy vọng với các dấu hiệu vô sinh ở nam giới chúng tôi chia sẻ trên đây giúp bạn có thể nhận biết và phòng tránh.

Để biết thêm thông tin về vô sinh nam giới và cần tư vấn, bạn có thể liên hệ qua Hotline hoặc đến trực tiếp Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn để được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành giải đáp.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN