Acid Folic hay vitamin B9 là một chất không thể thiếu trong cơ thể con người và đặc biệt là ở phụ nữ có thai. Vậy Acid Folic có những công dụng, tác dụng nào?

Lợi ích tuyệt vời của Acid Folic
Lợi ích tuyệt vời của Acid Folic

1. Tổng quan Acid Folic

Acid Folic hay còn gọi là vitamin B9, Folacin hay Folat, thuộc nhóm vitamin B tan trong nước. Nhóm chất này còn là thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu và nucleoprotein, tham gia vào quá trình tổng hợp DNA và các loại acid amin rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Bên cạnh đó, vitamin B9 được xếp vào nhóm 13 loại vi chất cần thiết cho cơ thể và nên được bổ sung hằng ngày. 

Trong đó, phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai hoặc sau sinh nở hay trẻ sơ sinh, họ đều là những đối tượng cần được bổ sung lượng Acid Folic lớn nhất.

2. Acid folic có tác dụng gì?

Acid Folic trong cơ thể đảm nhiệm vai trò sản xuất và duy trì những tế bào mới, giúp phòng ngừa sự thay đổi của DNA gây ra bệnh ung thư. 

Nhóm chất này được dùng như thuốc chữa trị chứng thiếu hụt vitamin B9 và một vài bệnh thiếu máu gây ra bởi thiếu hụt Acid Folic. 

Ngoài ra, chúng còn được sử dụng kèm với các loại thuốc khác giúp chữa trị bệnh thiếu máu ác tính. Nhưng chúng không có khả năng điều trị chứng thiếu hụt vitamin B12 và ngăn ngừa chứng tổn thương tủy sống.

Acid Folic còn được biết là vitamin B9
Acid Folic còn được biết là vitamin B9

2.1. Quá trình mang thai

Trong giai đoạn mang thai, não và tủy sống của thai nhi đã bắt đầu hình thành trong tử cung thế nên rất cần bổ sung lượng Acid Folic vào thời điểm này. Điều này sẽ giúp thai nhi phát triển bình thường, phòng ngừa được những khuyết tật bẩm sinh ở não và tủy sống.

Phòng ngừa bệnh thiếu máu: Folic có vai trò hỗ trợ cho quá trình sản xuất tế bào mới gồm có hồng cầu, nên cần bổ sung đủ chất này cho bà bầu và thai nhi để ngăn ngừa chứng thiếu máu. Giúp hạn chế sảy thai, sanh non, trẻ bị chứng rối loạn tâm thần, suy dinh dưỡng,…

Giảm thiểu tình trạng mắc bệnh ung thư: Acid Folic được dùng để phòng ngừa ung thư ruột hay ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, nhóm chất này còn giúp ngăn chặn bệnh tim, đột quỵ.

Phòng ngừa một số bệnh lý: vitamin B9 được sử dụng cho bệnh nhân mất trí nhớ, suy giảm khả năng nghe, làm chậm quá trình lão hóa, loãng xương, đau thần kinh,…

Acid Folic có vai trò ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi
Acid Folic có vai trò ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi

2.2. Đối với trẻ nhỏ

Acid Folic có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng phát triển chậm về mặt ngôn ngữ. Vì thế việc bổ sung Acid Folic cho trẻ từ giai đoạn thai nhi là rất cần thiết.

Sức khỏe: Acid Folic giúp ngăn ngừa những dị tật ống thần kinh do những ống này không khép kín và dị tật ở não, tủy sống. Trường hợp trẻ không có não, hộp sọ thì sẽ khó kéo dài sự sống hay nứt đốt sống dẫn đến khuyết tật suốt đời.

3. Đối tượng nên bổ sung Acid Folic

Được xếp vào nhóm những vitamin quan trọng và thiết yếu cho sự phát triển và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Cho nên, mọi người đều cần bổ sung Acid Folic mỗi ngày. 

Mỗi đối tượng sẽ có mức khuyến nghị về liều lượng khác nhau, chúng ta chỉ cần thực hiện đúng để tránh những tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe của mỗi người.

Tất cả mọi người đều cần bổ sung Acid Folic, nhưng những đối tượng dưới đây cần đặc biệt quan tâm bổ sung vitamin B9 này để duy trì cơ thể khỏe mạnh, đó là:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên
  • Người trưởng thành và cao tuổi
  • Phụ nữ đang lên kế hoặc mang thai

Phụ nữ đang mang thai cần được bổ sung Acid Folic trong suốt thai kỳ nhất 3 tháng đầu, sau đó duy trì liều lượng ổn định theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bổ sung đủ Acid Folic giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Bổ sung đủ Acid Folic giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Với những mẹ bầu gia đình có tiền sử bệnh lý dưới đây cần phải bổ sung vitamin B9 đầy đủ để phòng ngừa nguy cơ trẻ bị khuyết tật ống thần kinh, đó là:

  • Thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh ở những lần mang thai trước
  • Người thân có tiền sử bị khuyết tật ống thần kinh
  • Người mẹ bị thừa cân, béo phì
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Nữ giới mắc hội chứng hồng cầu hình lưỡi liềm
  • Người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh động kinh hoặc đang điều trị HIV
  • Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), từ năm 1998, việc yêu cầu bổ sung Acid Folic mỗi ngày đã giảm đáng kể số trẻ sơ sinh sinh ra mắc dị tật ống thần kinh.

4. Nhu cầu Acid Folic ở mỗi người

Acid Folic được xem là dưỡng chất quan trọng mà cơ thể con người cần được bổ sung hàng ngày. 

Tùy vào độ tuổi và trường hợp cụ thể mà liều lượng Acid Folic sẽ được khuyến cáo bổ sung phù hợp. Nhu cầu liều lượng Acid Folic cần bổ sung mỗi ngày như sau:

  • 0 – 6 tháng tuổi: 65 mcg/ngày
  • 7 – 12 tháng tuổi: 80 mcg/ngày
  • 1 – 3 tuổi: 150 mcg/ngày
  • 4 – 8 tuổi: 200 mcg/ngày
  • 9 – 13 tuổi: 300 mcg/ngày
  • 14 – 18 tuổi: 400 mcg/ngày
  • 19 tuổi trở lên: 400 mcg/ngày
  • Phụ nữ mang thai: 400 – 800 mcg/ngày
  • Người đang cho con bú: 500 mcg/ngày
Phụ nữ đang mang thai nên bổ sung 400 - 800 mcg Acid Folic trong ngày
Phụ nữ đang mang thai nên bổ sung 400 – 800 mcg Acid Folic trong ngày

Trường hợp người mẹ sinh con mắc một số dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống hoặc khuyết một phần não, nếu có dự định sinh thêm con thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng phù hợp. Những trường hợp này sẽ cần đến 4.000 mcg mỗi ngày.

Bổ sung Acid Folic được sử dụng một số cách như đường uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. 

Lưu ý, Acid Folic có thể tương tác với một số loại thuốc nên chúng không an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Vì thế, trước khi bổ sung vitamin B9 người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng phù hợp.

Không nên tự ý bổ sung hoặc tham khảo ý kiến người không đủ chuyên môn, không những không đạt hiệu quả mong muốn, mà còn có nguy cơ gây hại đến sức khỏe.

5. Những thực phẩm chứa Acid Folic

Bên cạnh các dạng viên uống bổ sung, mẹ bầu vẫn nên tập trung nạp Acid Folic từ thực phẩm từ nguồn dinh dưỡng hằng ngày. Dưới đây là đại diện một số thực phẩm có chứa vitamin B9 cần thiết mà mọi người nên biết, đó là:

  • Cam: được xem là nguồn giàu chất xơvitamin C, chúng vừa giúp tăng khả năng hấp thụ sắt, lại vừa làm giảm nguy cơ táo bón khi nạp Acid Folic vào cơ thể.
  • Sữa, sản phẩm từ sữa: loại thực chứa nhiều protein, calci và Acid Folic, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của bé.
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn chứa nhiều Acid Folic
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn chứa nhiều Acid Folic
  • Măng tây: trong măng tây chứa hàm lượng Folate cao nhất, chẳng hạn 5 cây măng tây có chứa khoảng 1000 mcg Acid Folic. Hạn chế nấu măng tây quá kỹ vì có thể làm mất chất.
  • Rau bina (rau chân vịt): Hàm lượng Acid Folic trong rau bina rất cao so với các loại rau có màu xanh đậm khác. Chúng được xếp vào loại rau giàu sắt nhất, cực kỳ lành mạnh cho phụ nữ mang thai.
  • Bông cải xanh: nhóm thực vật này chỉ đứng sau măng tây và rau bina, đây được xem là một trong những lựa chọn lý tưởng cho thực hằng ngày của bà bầu giúp bổ sung thêm lượng Folate cần thiết. 
  • Lòng đỏ trứng: rất giàu vitamin A, vitamin D, Acid Folic.
Trứng được xem là nguồn chứa nhiều Acid Folic đặc biệt là lòng đỏ trứng
Trứng được xem là nguồn chứa nhiều Acid Folic đặc biệt là lòng đỏ trứng
  • Đậu tương: các loại đậu chứa lượng dưỡng chất dồi dào, hàm lượng cao nhất phải kể đến đậu tương. 
  • Khoai tây: khoai tây chứa Acid Folic và kẽm, chúng hỗ trợ cho sự phát triển dây thần kinh não của thai nhi.
  • Ngũ cốc thô: đây là món ăn không thể thiếu cho tất cả mẹ bầu nếu muốn cơ thể hấp thu tốt chất xơ và những dưỡng chất cần thiết khác.
  • Quả bơ: một nửa quả bơ có chứa khoảng 90 mcg Acid Folic. Ngoài ra, loại quả này còn rất giàu chất béo lành mạnh omega 3, loại chất cực tốt cho hệ tim mạch của mẹ và bé.

6. Tác dụng phụ của Acid Folic

Việc bổ sung Acid Folic với liều lượng không vượt quá 1 mg/ngày sẽ rất an toàn với tất cả mọi người. Tác dụng phụ không mong muốn (rất hiếm gặp) trong quá trình sử dụng có thể gặp phải gồm:

  • Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Phù một số bộ phận như mặt, môi, lưỡi,…
  • Tức ngực, đau họng
  • Phát ban ở da, da bong tróc, sưng đỏ, phồng rộp
Bổ sung dư thừa lượng Acid Folic dễ phát ban ở da
Bổ sung dư thừa lượng Acid Folic dễ phát ban ở da
  • Ảnh hưởng tâm trạng, dễ khó chịu, cáu gắt
  • Một số trường hợp tự ý bổ sung vitamin B9 dư thừa so với liều lượng cho phép có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:
  • Thiếu hụt vitamin B12 (dấu hiệu mờ nhạt), dẫn đến thiếu máu nguyên bào khổng lồ. Đây là nguyên nhân gây tổn thương não và thần kinh.
  • Nguy cơ mất chức năng não bộ
  • Phụ nữ khi mang thai nếu Acid Folic dư thừa có thể bị kháng insulin
  • Bổ sung quá nhiều Acid Folic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não.
  • Người bị chứng rối loạn co giật, sẽ khiến cơn co giật nặng nề hơn nếu bổ sung Acid Folic sai cách.
  • Nguy cơ tái phát ung thư sẽ cao hơn
Bổ sung quá nhiều Acid Folic gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ
Bổ sung quá nhiều Acid Folic gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn cung cấp các dịch vụ thăm khám, xét nghiệm vô sinh hiếm muộn cho cả vợ và chồng. Từ đó, các bác sĩ có thể dựa vào các kết quả xét nghiệm đó để đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi mang thai.

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, có thâm niên trong nghề, quy trình thăm khám tại viện nhanh gọn, không mất quá nhiều thời gian, sẽ giúp khách hàng hài lòng khi đến thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ tại đây.

Hệ thống máy móc bệnh viện tân tiến, hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, góp phần cho các kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://s.net.vn/YVYO
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/219853
  3. https://medlineplus.gov/ency/article/002408.htm