BSCKII.-Ly-Thai-loc - 900x840px


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

BSCKII. LÝ THÁI LỘC

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn

HIV/AIDS hiện vẫn là căn bệnh khiến nhiều người khiếp sợ mỗi nhắc đến. Nhưng vẫn còn nhiều người chưa thật hiểu rõ mức độ nguy hiểm của căn bệnh thế kỷ này. Để hiểu hơn về HIV/AIDS hãy cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây nhé.

HIV/AIDS nỗi khiếp sợ của thế giới
HIV/AIDS nỗi khiếp sợ của thế giới

1. Tổng quan HIV/AIDS là gì?

Bạn hỏi – Chuyên gia trả lời: Tất tần tật về HIV/AIDS (Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế)

HIV là từ viết tắt của Human Immunodeficiency Virus, virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV là một bệnh do virus này gây ra. 

Ban đầu, bệnh có thể có các triệu chứng giống như cảm cúm, nhưng sau đó, bệnh có thể không có bất kỳ dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Bệnh trở nên nghiêm trọng hơn khi hệ miễn dịch suy yếu, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u bất thường. 

AIDS là do bệnh HIV chuyển thành và đây là giai đoạn nặng nhất. Một người nhiễm AIDS thì chắc chắn bị HIV, nhưng ngược lại người nhiễm HIV chưa chắc sẽ bị AIDS.

Virus HIV tấn công vào các tế bào CD4. Ở một người trưởng thành, số lượng tế bào CD4 dao động từ 500 – 1.500 tế bào/mm³. Khi số lượng tế bào CD4 ở người nhiễm HIV giảm xuống dưới 200 tế bào/mm³, người đó sẽ được chẩn đoán mắc bệnh AIDS.

Một người có thể được chẩn đoán mắc AIDS nếu họ nhiễm HIV và gặp phải các nhiễm trùng cơ hội hoặc các loại ung thư hiếm gặp ở những người không nhiễm HIV.

Hiện tại, HIV/AIDS không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn và cũng chưa có vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. (1)

HIV/AIDS là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
HIV/AIDS là bệnh do virus gây ra tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của con người

Tham khảo thêm về bệnh xã hội khác:

2. Con đường lây của bệnh HIV/AIDS

HIV là virus gây ra căn bệnh suy giảm miễn dịch. Điều đặc biệt ở virus này là nó không tồn tại trong tự nhiên mà chỉ lây nhiễm từ người qua người. Có ba con đường lây nhiễm chính của HIV/AIDS:

2.1 Đường máu

  • Dùng chung kim tiêm, bơm tiêm với người nhiễm bệnh.
  • Sử dụng các dụng cụ y tế có dính máu của người bệnh.
  • Dùng chung dao cạo râu, kim châm cứu,… với người nhiễm.
  • Tiếp xúc với máu của người bệnh qua vết thương hở.

2.2 Đường tình dục

Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không dùng bao cao su.

2.3 Lây từ mẹ sang con

  • Virus HIV/AIDS truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.
  • Lây qua dịch âm đạo hoặc nước ối.
  • Máu của mẹ tiếp xúc với vết thương hở hoặc niêm mạc của bé.
  • Bệnh lây từ nguồn sữa mẹ.
  • Đã có nhiều trường hợp mẹ nhiễm HIV nhưng con sinh ra vẫn khỏe mạnh hoàn toàn.
HIV/AIDS lây qua ba đường chính là đường máu, tình dục và từ mẹ sang con
HIV/AIDS lây qua ba đường chính là đường máu, tình dục và từ mẹ sang con

3. Triệu chứng của người mắc bệnh HIV/AIDS

3.1 Ở giai đoạn đầu

Ban đầu, người bệnh thường không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng không đặc hiệu, như hội chứng nhiễm virus cấp tính.

Hội chứng này thường xuất hiện từ 1 – 4 tuần sau khi nhiễm bệnh và kéo dài từ 3 – 14 ngày. Các dấu hiệu có thể bị nhầm lẫn với bệnh bạch cầu đơn nhân hoặc các hội chứng virus lành tính khác, gồm mệt mỏi, sốt, khó chịu, sụt cân, đau họng, sưng hạch bạch huyết toàn thân và viêm màng não do nhiễm khuẩn.

Sau khi các triệu chứng này biến mất, hầu hết người bệnh sẽ không có triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện nhẹ, không đặc hiệu và không liên tục trong thời gian dài (từ 2 – 15 năm). Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:

  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Miệng nhiễm nấm Candida.
  • Herpes zoster.
  • Tiêu chảy.
  • Mệt mỏi.
  • Sốt, thường đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Giảm nhẹ đến trung bình các tế bào máu.

3.2 Giai đoạn phát bệnh

Khi số lượng tế bào lympho CD4+ giảm xuống dưới 200 tế bào/mcl, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và người bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS. (2)

Người mắc HIV/AIDS thường có biểu hiện mệt mỏi, sốt, sụt cân, đau họng, sưng hạch bạch huyết toàn thân
Người mắc HIV/AIDS thường có biểu hiện mệt mỏi, sốt, sưng hạch bạch huyết toàn thân

4. Tác động của HIV/AIDS đối với sức khỏe

Bệnh sẽ gây tổn thương cho hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là sự suy giảm tế bào lympho CD4+.

Khi lượng virus tăng lên gấp 3 lần sẽ làm tăng 50% tỷ lệ tử vong cho người bệnh trong 3 năm sau đó. Hầu hết người bệnh đều tử vong do số lượng CD4+ < 50/mcl.

5. Mắc bệnh HIV/AIDS nguyên nhân do đâu?

HIV/AIDS là do virus Human Immunodeficiency Virus (HIV) gây ra. Chúng tấn công và gắn vào các tế bào lympho CD4+, đây một loại bạch cầu quan trọng của hệ miễn dịch, có vai trò giúp cơ thể chống lại tế bào ung thư và tình trạng nhiễm trùng.

Tế bào CD4+ thực hiện nhiệm vụ tạo miễn dịch qua trung gian tế bào, ở mức độ thấp hơn, miễn dịch dịch thể. Sự suy giảm về số lượng tế bào này có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Số lượng virus HIV nhân lên gây tác động độc hại cho tế bào.
  • Trực tiếp gây tổn thương lên tế bào CD4+.
  • Làm tổn thương tuyến ức khiến quá trình sản xuất bạch cầu lympho cũng bị giảm.
  • HIV lây nhiễm qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo, nước bọt, sữa mẹ hoặc các vết thương hở. Tuy nhiên, bệnh không lây lan khi tiếp xúc thông thường trong sinh hoạt hàng ngày.
Virus gây bệnh HIV tác động trực tiếp đến tế bào bạch cầu lympho CD4+
Virus gây bệnh HIV tác động trực tiếp đến tế bào bạch cầu lympho CD4+

Các con đường lây nhiễm phổ biến gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Sử dụng chung kim tiêm hoặc tiếp xúc với các dụng cụ y tế bị nhiễm.
  • Từ mẹ sang con trong thời gian mang thai hoặc cho con bú.
  • Truyền máu hoặc ghép tạng từ người nhiễm bệnh.
  • Đối tượng có nguy cơ mắc HIV/AIDS.
  • Quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình.
  • Người mẹ nhiễm bệnh trong thai kỳ hoặc lây truyền qua sữa mẹ.
  • Người bị bệnh loét sinh dục.
  • Người tiêm chích ma túy và sử dụng chung kim tiêm với người bệnh.
  • Người truyền máu hoặc ghép tạng.

6. Một số yếu tố gây tăng tỷ lệ mắc HIV/AIDS

Một số yếu tố tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS bao gồm:

  • Nơi có trình độ dân trí thấp, nước có nền kinh tế kém phát triển.
  • Đất nước có dịch vụ y tế kém phát triển, không đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, máy móc, thuốc men.
  • Quan hệ tình dục đồng tính.

7. Phương pháp chẩn đoán bệnh HIV/AIDS

Hiện nay, có các phương pháp dùng để chẩn đoán HIV/AIDS sau:

  • Xét nghiệm kháng thể HIV: giúp phát hiện sự hiện diện của kháng thể chống lại HIV trong cơ thể.
  • Xét nghiệm khuếch đại nucleic acid: xác định nồng độ RNA HIV trong máu.
  • Khi người bệnh nghi ngờ mắc HIV sẽ có các triệu chứng như hạch bạch huyết sưng kéo dài mà không rõ nguyên nhân hoặc có các bệnh liên quan đến AIDS.

Ngoài các xét nghiệm trên, sau đây mà một xét nghiệm chẩn đoán khác:

  • Xét nghiệm miễn dịch: phát hiện kháng thể HIV-1, HIV-2 và kháng nguyên HIV p24. Nếu kết quả dương tính, cần tiến hành làm thêm xét nghiệm để phân biệt loại kháng nguyên.
  • Xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết enzyme (ELISA): ưu điểm là độ nhạy cao, nhưng không kiểm tra được kháng nguyên, phải làm thêm xét nghiệm Western Blot, xét nghiệm này phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật viên có tay nghề cao, thời gian kéo dài.
  • Xét nghiệm nhanh: lấy mẫu máu hoặc nước bọt, kết quả sẽ được trả trong vòng 15 phút. Nếu dương tính, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm ELISA. Nếu âm tính thì không cần kiểm tra lại.
  • Nếu nghi ngờ người bệnh nhiễm HIV nhưng kết quả xét nghiệm kháng thể âm tính, cần phải đo RNA HIV trong huyết tương bằng xét nghiệm khuếch đại Nucleic Acid.
Người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm nếu nghi ngờ mắc HIV/AIDS
Người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm nếu nghi ngờ mắc HIV/AIDS

8. Điều trị HIV/AIDS bằng phương pháp nào?

Sử dụng thuốc kháng retrovirus (ARV): đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay. Việc điều trị bằng ARV cần tuân theo hướng dẫn của Bộ Y Tế và không được tự ý sử dụng. Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội: với những người có nguy cơ mắc bệnh cao, cần điều trị dự phòng để tránh các nhiễm trùng.

Nguyên tắc điều trị bằng ARV:

  • Mục đích của phương pháp này là giảm mức RNA HIV trong huyết tương xuống mức không phát hiện được (thấp hơn 20 – 50 copies/mL).
  • Phục hồi hệ miễn dịch bằng cách khôi phục lượng tế bào lympho CD4+ đến mức bình thường.
  • Hiệu quả của thuốc ARV thường giảm nếu số lượng CD4+ đã quá thấp hoặc mức RNA HIV cao. Số lượng CD4+ tăng lên sẽ tỷ lệ thuận với việc làm giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội, biến chứng và số ca tử vong.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: người bệnh cần tuân thủ việc dùng thuốc hơn 95% thời gian quy định để đạt hiệu quả điều trị. Nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ virus kháng thuốc. Việc điều trị sẽ không hiệu quả trong trường hợp không có loại thuốc mới.
  • Đánh giá sự đáp ứng hiệu quả điều trị: đo nồng độ RNA HIV trong huyết tương mỗi 8 – 12 tuần trong khoảng 6 tháng đầu tiên hoặc cho đến khi không phát hiện được virus và sau đó là mỗi 6 tháng. (3)

Lưu ý: sự gia tăng nồng độ RNA HIV là dấu hiệu cảnh báo việc điều trị thất bại, kéo theo sự giảm sút số lượng tế bào CD4+. Lúc này, người bệnh cần kiểm tra để đánh giá độ nhạy cảm của virus HIV với tất cả các loại thuốc hiện có.

Điều trị HIV/AIDS cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế
Điều trị HIV/AIDS cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế

9. Những cách giúp ngăn ngừa HIV/AIDS diễn tiến

  • Nghỉ ngơi hợp lý và đều đặn.
  • Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút.
  • Không dùng hút thuốc lá, rượu bia và chất kích thích.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Ngoài ra, để phòng ngừa lây lan HIV/AIDS, có thể tham khảo các biện pháp sau:
  • Tham gia giáo dục cộng đồng về HIV/AIDS.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Không sử dụng chung kim tiêm.
  • Sử dụng dự phòng phơi nhiễm (PrEP) trong vòng 24 – 36 giờ sau khi tiếp xúc hoặc nghi ngờ tiếp xúc với người nhiễm HIV.
  • Tiêm vaccine như PCV13, PPSV23 (phòng phế cầu), cúm, viêm gan, HPV,…

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tu nghiệp ở nước ngoài, luôn cập nhật kỹ thuật mới, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị cho các cặp đôi.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

🗓 Cập nhật lần cuối: 09:02 17/06/2024
  1. HIV/AIDS. (2024). Retrieved 11 June 2024, from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hiv-aids/diagnosis-treatment/drc-20373531
  2. Treatment-HIV and AIDS. (2024). Retrieved 11 June 2024, from https://www.nhs.uk/conditions/hiv-and-aids/treatment
  3. Tyler R. Kemnic. HIV Antiretroviral Therapy. (2024). Retrieved 11 June 2024, from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513308