Viêm niệu đạo có phải là nguyên nhân gây vô sinh
Viêm niệu đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở cả hai giới. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nam giới đang trong độ tuổi sinh sản. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.
1. Viêm niệu đạo là gì?
Viêm niệu đạo là tình trạng viêm cấp tính hay mãn tính tại niệu đạo. Niệu đạo tiết dịch và bị đau khi tiểu tiện là dấu hiệu điển hình của bệnh lý này.
Viêm niệu đạo thường do vi khuẩn gây ra, tình trạng này có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Niệu đạo có chức năng dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể và cũng là đường cho tinh dịch di chuyển khi xuất ra ngoài.
2. Có bao nhiêu loại viêm niệu đạo
Bệnh viêm niệu đạo được chia làm hai dạng chính, đó là:
- Bệnh do lậu cầu gây ra: Neisseria gonorrhoeae là vi khuẩn lậu, có dạng hình cầu, gram âm. Đây là nguyên nhân chiếm khoảng 20% trong các trường hợp viêm niệu đạo.
- Mắc bệnh do một số tác nhân khác (không phải vi khuẩn lậu): vi khuẩn thường gặp nhất trong nhóm này đó là Chlamydia.
- Bệnh viêm niệu đạo có thể không liên quan đến những các bệnh tình dục. Một số trường hợp thường gặp là chấn thương niệu đạo, thực hiện thủ thuật qua đường tiểu như đặt thông tiểu, nội soi bàng quang,…
3. Tại sao người bệnh lại mắc bệnh viêm niệu đạo
Hầu hết các trường hợp gây viêm niệu đạo thường là do vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào niệu đạo hoặc từ vùng da xung quanh lỗ tiểu ở âm đạo hoặc hay dương vật. Dưới đây là một số tác nhân gây bệnh, đó là:
- Vi khuẩn lây qua đường tình dục: lậu – Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia Trachomatis, Trichomonas Vaginalis,…
- Virus Herpes Simplex cũng có thể gây viêm niệu đạo.
- Vi khuẩn đường ruột gram âm như E.coli, Klebsiella, Proteus,…
- Những vi khuẩn lây qua đường tình dục như lậu và chlamydia thường bị giới hạn ở niệu đạo. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm có thể lan đến cơ quan sinh sản.
- Ở nữ giới là bệnh viêm vùng chậu (Pelvic Inflammatory Disease). Còn ở nam giới, có thể gây ra một số bệnh như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, nặng nhất là có thể dẫn tới vô sinh.
4. Triệu chứng phổ biến của bệnh viêm niệu đạo
Đau khi đi tiểu là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh lý viêm niệu đạo. Ngoài ra, người bệnh còn có một số biểu hiện như sau:
- Thường xuyên cảm thấy mắc tiểu và bắt buộc phải đi tiểu khẩn cấp.
- Rất muốn đi tiểu nhưng phải tốn nhiều thời gian mới tiểu được.
- Bệnh viêm niệu đạo có thể gây ngứa, đau hoặc khó chịu.
- Người bệnh đau rát khi quan hệ tình dục.
- Một số trường hợp có máu xuất hiện trong tinh dịch hoặc nước tiểu của nam giới.
- Dương vật hoặc âm đạo tiết dịch bất thường.
- Đầu dương vật có thể bị đỏ hoặc bị sưng nếu người nam bị viêm niệu đạo.
- Khi đi tiểu, nam giới cảm thấy đau hoặc rát bỏng.
- Ngứa hoặc khó chịu ở vùng niệu đạo – ống dẫn tiểu.
5. Viêm niệu đạo nguy hiểm như thế nào?
Bệnh viêm niệu đạo là bệnh lý viêm nhiễm thường gặp và có thể điều trị khỏi. Nếu bệnh không điều trị sớm hoặc không đúng cách, thì có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như hẹp niệu đạo, nhiễm khuẩn các vùng lân cận như thận, bàng quang.
Bên cạnh đó có một số trường hợp, người bệnh còn gặp phải một số biến chứng đường sinh dục như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, có nguy cơ vô sinh hiếm muộn cao.
Ngoài ra, tình trạng viêm niệu đạo ở nữ giới có thể gây ra tình trạng viêm vùng chậu, tăng nguy cơ bị vô sinh. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
6. Chẩn đoán viêm niệu đạo bằng cách
Dựa vào các triệu chứng và kết quả xét nghiệm dịch niệu đạo thì các bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận là người đó có mắc bệnh viêm niệu đạo hay không, cụ thể là:
- Khám lâm sàng: tiểu buốt và có tiết dịch niệu đạo là dấu hiệu nhận biết quan trọng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra tinh hoàn, thừng tinh, tuyến tiền liệt và tìm các tổn thương trên da, để kiểm tra người bệnh có mắc các bệnh tình dục hay không.
- Xét nghiệm dịch niệu đạo: lấy mẫu dịch niệu đạo đem đi xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số phương pháp có thể được chỉ định thực hiện là soi tươi, PCR hoặc nhuộm gram vi khuẩn.
7. Viêm niệu đạo có thể tự khỏi không?
Trường hợp người bệnh đang trong giai đoạn mãn tính, bệnh ở mức độ nhẹ. Nhưng nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh viêm niệu đạo có thể tiến triển dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể bị sốt cao, nước tiểu có máu hoặc mủ,…
Trường hợp nghi ngờ bản thân bị viêm niệu đạo, người bệnh cần được đi đến Bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.
Tóm lại, bệnh viêm niệu đạo không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp sớm. Khi mắc bệnh, người bệnh thường chủ quan và e dè trong vấn đề điều trị, điều này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, nghiêm trọng nhất là gây tử vong.
Đặc biệt, người mắc bệnh viêm niệu đạo là thai phụ, khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng hoặc mắc dị tật bẩm sinh.
Đối với những người trưởng thành, viêm niệu đạo được xem là một trong những thủ phạm gây sinh non, sảy thai, thậm chí là vô sinh. Chính vì thế, nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy nhanh chóng đến Bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.
8. Phương pháp điều trị viêm niệu đạo
Quá trình điều trị viêm niệu đạo đòi hỏi người bệnh phải thật sự kiên trì vì trong điều trị có thể phát sinh ra tình trạng kháng thuốc. Để thành công, các bác sĩ cần phải dùng đến nhiều loại thuốc đặc hiệu và phác đồ cụ thể cho từng người bệnh.
Việc đầu tiên, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo. Nếu nguyên nhân là E.Coli, người bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh. Nhưng nếu là lậu cầu khuẩn hay Chlamydia thì người bệnh cần được kết hợp nhiều phương pháp và phác đồ điều trị phù hợp với chủng vi khuẩn gây bệnh.
Trường hợp viêm niệu đạo quá nặng, người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ hoặc hút dịch mủ từ niệu đạo bị hoại tử (nếu có). Sau khi điều trị, người bệnh cần phải thay đổi thói quen chăm sóc cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục,…
9. Một số cách phòng ngừa tình trạng viêm niệu đạo
Vi khuẩn gây viêm niệu đạo có thể truyền từ người này sang người khác qua con đường quan hệ tình dục. Cho nên, việc thực hiện các biện pháp phòng bảo vệ trong quan hệ tình dục cũng là một cách phòng bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể làm theo một số cách sau:
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thuỷ một vợ một chồng.
- Nếu phát hiện ra bản thân bị mắc bệnh tình dục, tốt nhất là nên thông báo ngay cho đối phương.
- Bổ sung đầy đủ chất, năng lượng, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể và giúp hệ miễn dịch được khoẻ mạnh.
- Nên bổ sung khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, việc này giúp cơ thể đào thải được độc tố.
- Không được nhịn tiểu quá lâu: đây là thói quen xấu, điều này khiến cho vi khuẩn tích tụ bên trong và gây ra bệnh viêm niệu đạo.
- Mọi người nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, có độ thấm hút mồ hôi tốt, tránh tình trạng bí bách, ẩm ướt vùng kín.
- Nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh lý viêm niệu đạo và những bệnh nguy hiểm khác, điều này giúp các bác sĩ đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời, giúp người bệnh phòng ngừa những biến chứng xấu không đáng có.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là Bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.
Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: