Nhau bong non là một trong những biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tình trạng này thường xảy ra một cách đột ngột, nếu không được can thiệp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng cho cả hai mẹ con.

Nhau bong non ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như thế nào?
Nhau bong non ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như thế nào?

1. Nhau bong non là gì?

Nhau bong non (rau bong non) là một trong những tai biến thai kỳ nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Trường hợp này xảy ra khi bánh rau bám đúng vị trí và bị bong ra sớm trước khi thai nhi sẵn sàng sổ ra ngoài. 

Tình trạng này ảnh hưởng 1% phụ nữ đang mang thai. Tai biến này có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào sau 20 tuần của thai kỳ, tuy nhiên phổ biến nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Nhau thai là bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Thai nhi khi chào đời phần nhau thai sẽ bong ra nhằm đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi liên tục. 

Nhưng nếu nhau bong non sớm trước khi thai chào đời, đồng nghĩa với việc dòng máu nuôi dưỡng thai nhi đã bị cắt đứt.

BSCKII. Hồ Cao Cường chia sẻ, nhau thai bong non có thể bị bong một phần hoặc hoàn toàn. Khi nhau bị tách khỏi tử cung thì sẽ không có cách nào để đưa nó trở lại, đây là nguyên nhân khiến lượng oxy và dinh dưỡng nuôi thai nhi bị giảm rõ rệt. 

Chính vì thế, nhau bong non là một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

Nhau bong non là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm
Nhau bong non là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm

2. Nguyên nhân gây ra nhau bong non

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nhau bong non. 

  • Khi có bất kỳ tác động gây vỡ mạch máu của bánh nhau đều có thể dẫn tới tình trạng này. Trường hợp các mạch máu bị đứt gãy hình thành huyết khối, chúng nằm giữa các bánh nhau, thành tử cung, tạo ra nhiều thương tổn tại cơ quan này. 
  • Các khối máu tụ có thể nặng tới 1500g, làm cho những tổn thương trở nặng thì, gây ảnh hưởng đến đến bộ phận khác chẳng hạn như vòi trứng, buồng trứng, thận,…
  • Nguyên nhân thường gặp là do các bệnh lý, chấn thương từ bên ngoài tác động vào cơ thể người mẹ như tai nạn, bị ngã  hoặc sơ suất trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Tiếp theo phải kể đến là sự phát triển bất thường của nhau thai qua từng giai đoạn thai kỳ.
  • Người mẹ sống hoặc tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại.
  • Vỡ nước ối sớm
  • Người bị bị tăng huyết áp dẫn đến tiền sản giật, đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng nhau bong non.
Mẹ bầu bị tăng huyết áp có thể dẫn đến tình trạng nhau bong non
Mẹ bầu bị tăng huyết áp có thể dẫn đến tình trạng nhau bong non
  • Sử dụng một số thủ thuật xâm lấn chẳng hạn như chọc ối, lấy máu cuống rốn, thủ thuật ngoại khoa,…
  • Người mẹ có tiền sử đã bị rau bong non ở những lần mang thai trước đó, tình trạng này chiếm 10% nguy cơ gặp phải tai biến này lần nữa.
  • Nguy cơ nhau bong non cao hơn khi mẹ bầu mang thai từ 35 trở lên. Đa số các trường hợp nhau bong non thường ở những thai phụ trên 40 tuổi.
  • Người mang đa thai: nhau thai chứa nhiều hơn một thai nhi sẽ làm tăng tỷ lệ nhau thai bị bóc tách khỏi thành tử cung sớm trước khi thai nhi sẵn sàng chào đời.

3. Triệu chứng nhau bong non là gì?

Triệu chứng nhau bong non ở mỗi người khác nhau, nhưng một trong những dấu hiệu phổ biến nhất là chảy máu âm đạo hoặc co cứng tử cung (tăng trương lực quá mức. 

Hiện tượng chảy máu âm đạo có thể khác nhau và không thể dựa vào đó mà biết được chính xác nhau bong tách bao nhiêu phần trăm. Một số trường hợp, người bệnh không thấy máu là do máu đã bị giữ lại ở giữa nhau thai và thành tử cung.

Dưới đây là một số biểu hiện có thể nhận biết từ bên ngoài của người mẹ, đó là:

  • Người mẹ có làn da xanh xao, nhợt nhạt, tay chân lạnh toát, mạch đập bất thường, huyết áp không ổn định. Tâm lý lúc này thường là hoang mang, lo lắng do mất máu quá nhiều.
  • Bên cạnh đó, những cơn đau xuất hiện một cách đột ngột, liên tục, cơn đau có thể lan khắp vùng bụng, nguyên nhân là từ các cơn co thắt tử cung gây ra.
  • Chảy máu âm đạo có kèm theo cục máu đông hoặc máu loãng và sẫm màu
  • Tử cung của người mẹ bị co cứng liên tục và trương lực cơ của phần tử cung cũng tăng lên.
  • Do huyết áp bất thường, người mẹ sẽ có dấu hiệu tiền sản giật, cơ thể bị phù.
  • Tim thai thay sẽ đổi theo mức độ nghiêm trọng của người mẹ.
Tỷ lệ bị nhau bong non sẽ cao đối với những người mẹ mang đa thai
Tỷ lệ bị nhau bong non sẽ cao đối với những người mẹ mang đa thai

Nhau bong non được chia thành bốn mức độ, cụ thể là:

  • Thể ẩn: người mẹ không có triệu chứng gì bất thường và thường phát hiện ra sau khi người mẹ sinh con.
  • Thể nhẹ: người mẹ có thể bị đau bụng ít, máu âm đạo chảy ra ít nhưng tim thai bình thường
  • Thể trung bình: lúc này mạch tượng của người mẹ đập nhanh, huyết áp hạ xuống nhưng chưa có các dấu hiệu như choáng, đau bụng đột ngột hoặc xuất hiện cục máu đông,…
  • Thể nặng hay phong huyết tử cung bánh nhau: nếu gặp phải tình trạng này sản phụ sẽ bị choáng do mất nhiều máu, cơn đau liên tục xuất hiện, bụng trương cứng, dấu hiệu tiền sản giật, nghiệm trọng hơn là mất tim thai.

4. Nhau bong non nguy hiểm như thế nào?

Hiện tại, không có phương pháp đưa nhau thai trở lại tử cung khi nhau thai bị bong tróc. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng này sẽ gây ra một số vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. 

Nhau bong non có thể dẫn đến sảy thai, xuất huyết, sinh non và cần được cấp cứu ngay lập tức. Ở thể nặng, nếu người mẹ đã được cấp cứu kịp thời, nhưng tính mạng của cả hai mẹ con vẫn có thể bị đe dọa do mất máu, vô niệu,…

Một số biến chứng của tình trạng nhau bong non nếu không được xử lý kịp thời, đó là

  • Sốc do mất máu: tình trạng này xảy ra rất nhanh.
  • Rối loạn chức năng đông máu: nhau bong non khiến phụ nữ mang thai mất một lượng máu đáng kể, dẫn đến rối loạn các yếu tố đông máu gây ảnh hưởng đến chức năng đông máu của cơ thể. Biến chứng này càng nặng nếu tình trạng này càng kéo dài.
  • Vô niệu: gặp phải tình trạng này người mẹ thường đi tiểu rất ít, thậm chí là không có nước tiểu. Nên liên tục theo dõi lượng nước tiểu trong những giờ đầu. Nguyên nhân là do sốc gây tụt huyết áp, mất máu, nặng nề hơn có thể dẫn đến tử vong.
  • Ngoài ra tình trạng này có thể để lại các di chứng nguy hiểm khác như: suy gan thận cấp, suy tuyến thượng thận, tăng huyết áp,…
Nhau bong non dẫn đến thai nhi sinh non
Nhau bong non dẫn đến thai nhi sinh non

5. Nhau bong non thường gặp ở những đối tượng nào?

  • Người mẹ có tiền sử bị bánh rau bong non ở lần mang thai trước.
  • Người tiền sử tiền sản giật thai kỳ.
  • Người mẹ mang thai trên 35.
  • Phụ nữ mang thai bổ sung không đủ axit folic.
  • Người mẹ có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích.
  • Phụ nữ mang thai gặp các tai nạn tác động trực tiếp lên vùng bụng
  • Người mẹ bị rối loạn chức năng đông máu
  • Người mẹ đang mang đa thai.

6. Có cách nào điều trị nhau bong non?

Dựa vào thời điểm phát hiện tình và mức độ tiến triển của tình trạng bánh rau bóc tách ra khỏi thành tử cung mà bác sĩ sẽ cấp cứu phụ sản hoặc đưa ra chỉ định điều trị hợp lý.

Nếu ở thể ẩn và phát hiện sau khi sinh con thì không thể điều trị sớm. 

  • Ở thể nhẹ: người mẹ thường được chỉ định điều trị dùng thuốc giảm đau, hoặc thúc đẩy quá trình sinh thường ngả âm đạo. Hoặc bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai cấp cứu khi quá trình sinh thường gặp khó khăn. Bác sĩ sẽ đánh giá tổng quan và đưa ra quyết định bảo tồn hay cắt bỏ tử cung của người mẹ.
  • Thể trung bình: người bệnh sẽ được đặt truyền tĩnh mạch để hồi sức và sử dụng thuốc giảm đau. Kết hợp với các thuốc chống rối loạn đông máu.
  • Thể nặng: người mẹ cần được hỗ trợ thở oxy, truyền tĩnh mạch và sử dụng các thuốc hồi sức ngay khi nhập viện. Thuốc giảm đau và giảm gò được bác sĩ ưu tiên chỉ định. Nếu rơi vào thể nặng, người mẹ phải cắt một phần tử cung, kết hợp hồi sức khi phẫu thuật.

Dựa vào tình trạng của người mẹ mà bác sĩ sẽ ra quyết định hình thức cấp cứu phù hợp, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

Phẫu thuật sẽ được chỉ định nếu người mẹ bị nhau bong non dạng nặng
Phẫu thuật sẽ được chỉ định nếu người mẹ bị nhau bong non dạng nặng

7. Phòng ngừa nhau bong non cho mẹ bầu sắp sinh

Hiện tại chưa có biện pháp đặc hiệu nào có thể ngăn ngừa nhau bong non một cách tuyệt đối, có thể giảm thiểu các yếu tố làm tăng nguy cơ đó là:

  • Người mẹ không hút hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá khói, không uống rượu bia, và chất gây nghiện trong suốt quá trình mang thai.
  • An toàn trong việc di chuyển đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu gặp tai nạn, té ngã hay có lực tác động mạnh vào vùng bụng, cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Ở những người có tiền sử tăng huyết áp hay bệnh nền, hãy thông báo với bác sĩ sản khoa phụ trách khi thăm khám để được hướng dẫn những cách tự dẫn chăm sóc ở nhà.
  • Những người mẹ có tiền sử bánh rau bong non mà đang có kế hoạch mang thai tiếp thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận lời khuyên và xây dựng kế hoạch chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho thai kỳ tiếp theo.
Rèn luyện sức khỏe tốt khi mang thai có thể phòng tránh nhau bong non
Rèn luyện sức khỏe tốt khi mang thai có thể phòng tránh nhau bong non

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản khoa và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/placental-abruption/symptoms-causes/syc-20376458
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482335
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9435-placental-abruption