Hệ xương của con người có chức năng nâng đỡ cơ thể, thực hiện các vận động. Bên cạnh đó, hệ thống xương cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ quan khác không bị tổn thương. Nhưng việc tránh không để mắc bệnh về xương khớp là điều không thể tránh khỏi.

Những bệnh lý liên quan đến hệ xương đó là những bệnh gì?
Những bệnh lý liên quan đến hệ xương đó là những bệnh gì?

1. Hệ xương là gì?

Hệ xương đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Bên cạnh việc giúp bảo vệ, mà còn hỗ trợ sự hoạt động cho tim, não và các bộ phận khác trong cơ thể.

Ngoài ra, hệ xương còn có chức năng sản sinh ra các tế bào bạch cầu và hồng cầu, dự trữ khoáng chất và giúp duy trì chức năng vận động. 

Khi sinh ra, một người khỏe mạnh bình thường sẽ có 270 chiếc xương. Lúc trưởng thành, con người sẽ có 206 chiếc xương khác nhau, chưa tính đến một lượng lớn các xương ở vùng nhỏ trong cơ thể. 

Trong hệ xương, xương lớn nhất thường là xương đùi và xương nhỏ nhất là xương bàn đạp (nằm ở tai giữa, nhiệm vụ tham gia vào sự dẫn truyền các rung động âm thanh vào tai).

Hệ xương đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người
Hệ xương đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người

2. Cấu trúc của hệ xương như thế nào?

Hệ xương của con người được cấu tạo từ 3 phần chính, gồm xương đặc (bên ngoài), xương xốp (lớp trong) và tủy xương.

Xương đặc hay màng xương: vai trò bảo vệ cho phần xương xốp khỏi những tác động từ bên ngoài. Loại xương này chiếm khoảng 80% khối lượng xương trong cơ thể con người. Đây là loại xương chắc, dày và rất cứng.

Xương xốp: là lớp bên trong của xương, được hình thành chủ yếu tử sợi xương. Xương xốp có cấu trúc không đặc giống như lớp vỏ xương bên ngoài.

Tủy xương: hay gọi là mô tủy, chúng xuất hiện trong các loại xương chứa mô xương xốp. Ở trẻ nhỏ, đa số các loại xương đều có tủy đỏ. Khi trưởng thành, chúng sẽ chuyển thành màu vàng hoặc tủy béo và thường có trong đốt sống, xương sườn, xương đùi và xương chậu.

Bên cạnh đó, hệ xương của cơ thể con người bao gồm:

  • Các tế bào hủy xương hay còn gọi là xương tái hấp thu.
  • Xương tạo nên các tế bào xương và nguyên bào tạo xương.
  • Xương chứa các loại protein và chất khoáng.
  • Xương có chứa các muối khoáng vô cơ bị lắng đọng.
Hệ xương cấu tạo từ 3 phần chính, gồm xương đặc (bên ngoài), xương xốp (lớp trong) và tuỷ xương
Hệ xương có cấu tạo từ 3 phần chính, gồm xương đặc, xương xốp và tủy xương

3. Chức năng của hệ xương cơ thể người

Hệ xương của con người đóng nhiều vai trò khác nhau, cụ thể là:

  • Bảo vệ: chẳng hạn như xương lồng ngực và xương sọ có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi bị tổn thương.
  • Nâng đỡ: khung xương cơ thể người có tác dụng liên kết giữa các mô và cơ với nhau.
  • Vận động: hệ xương có sự kết nối giữa các cơ và xương, giúp có thể vận động dễ dàng và linh hoạt.
  • Dự trữ chất khoáng: xương còn giúp dự trữ lượng photpho, canxi và các khoáng chất thiết yếu.
  • Dự trữ năng lượng: trong tế bào mỡ của tủy xương thường dự trữ chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Sản sinh các tế bào máu: hệ xương còn có nhiệm vụ sản sinh ra các tế bào máu trong tủy đỏ xương.
Hệ xương của con người thực hiện nhiều nhiệm vụ và chức năng khác nhau
Hệ xương của con người thực hiện nhiều nhiệm vụ và chức năng khác nhau

4. Hệ xương phát triển như thế nào?

Quá trình hình thành và phát triển của hệ xương thường diễn ra qua những giai đoạn sau:

  • Hoá xương trong màng xương: quá trình này tạo ra các xương dẹt, gồm xương hàm dưới, xương đòn và xương sọ.
  • Hoá xương trong cấu trúc sụn: tạo thành xương chày, xương đùi, xương quay và xương cánh tay.
  • Các xương dài trong cơ thể tiếp tục phát triển kích thước, cả chiều rộng và chiều dài, cho đến khi trưởng thành. 
  • Sự gia tăng chu vi của thân xương thường bắt đầu từ việc hình thành của những xương mới ở mặt ngoài của vỏ xương. Ngoài ra, sự gia tăng chiều dài của xương còn xảy ra do các mảng sụn phát triển ở phần cuối của xương dài.
Phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển hệ xương mới hoàn chỉnh
Phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển hệ xương mới hoàn chỉnh

5. Các bệnh thường gặp trong hệ xương

5.1 Bệnh thoái hóa khớp

Có tên tiếng anh là Osteoarthritis. Đây là tình trạng sụn trong khớp bắt đầu bị phá vỡ, tăng độ ma sát khiến phần xương bên dưới bị tổn thương. 

Dấu hiệu nhận biết của bệnh lý này là: đau, sưng viêm và giảm khả năng vận động. Nguyên nhân thường là lão hóa, chấn thương, vận động quá sức,…

Bệnh thoái hóa khớp khiến các mô sụn của hệ xương bắt đầu bị phá vỡ
Bệnh thoái hóa khớp khiến các mô sụn của hệ xương bắt đầu bị phá vỡ

5.2 Bệnh viêm khớp

Đây là tình trạng viêm và sưng ở một hoặc nhiều khớp. Triệu chứng thường là: đau, sưng đỏ và cứng khớp. 

Có nhiều loại viêm khớp xảy ra với nguyên nhân khác nhau, như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp thoái hóa. Nguyên nhân gây ra bệnh thường do nhiễm trùng, chấn thương, di truyền và lão hóa.

5.3 Loãng xương

Đây là bệnh lý suy giảm mật độ khoáng chất và cấu trúc trong xương, gây ra tình trạng xương yếu, giòn và dễ gãy. 

Bệnh thường tiến triển âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng, mãi cho đến khi người bệnh bị gãy xương hoặc có biểu hiện chậm phát triển thể chất.

Bệnh loãng xương là bệnh lý suy giảm mật độ khoáng chất và cấu trúc trong xương
Bệnh loãng xương là bệnh lý suy giảm mật độ khoáng chất và cấu trúc trong xương

5.4 Gãy xương

Do một phần hoặc toàn bộ phần xương bị đứt đoạn. Dấu hiệu nhận biết đó là: đau đột ngột tại chỗ gãy, sưng, bầm tím, xương bị lệch và không thể vận động. 

Nguyên nhân là do tác động trực tiếp như sự va chạm mạnh hoặc xoắn cơ đột ngột. Ngoài ra, cũng có một số bệnh làm tăng nguy cơ gãy xương đó là người bệnh bị loãng xương, nhuyễn xương,…

5.5. Bệnh gout

Đây là một loại viêm khớp, nguyên nhân là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến axit uric kết tủa, bám vào khớp và gây ra tình trạng viêm. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh gout, đó là: đau đột ngột, sưng đỏ và nóng ở khớp, thường là ở khớp ngón chân cái. 

Nguyên nhân bao gồm: chế độ ăn giàu thịt đỏ, hải sản, uống nhiều rượu bia hoặc suy thận.

Triệu chứng của bệnh gout là làm cho các khớp trong hệ xương bị viêm
Triệu chứng của bệnh gout là làm cho các khớp trong hệ xương bị viêm

5.6 Thoát vị đĩa đệm

Đây là tình trạng sụn chêm giữa các đốt xương sống bị tụt ra khỏi vị trí bình thường và gây nên sự chèn ép vào dây thần kinh gần đó. 

Triệu chứng: đau cục bộ, tê bì, yếu cơ hoặc cơn đau lan tỏa theo đường dây thần kinh. Nguyên nhân thường là do tổn thương từ việc nâng vật nặng quá sức, lão hóa, ngồi sai tư thế.

5.7 Bệnh gai cột sống

Tên tiếng Anh – Spondylosis, là tình trạng các xương phát triển lồi ra khỏi mép của đốt sống, chèn ép dây thần kinh. 

Triệu chứng thường thấy là ê buốt, tê cục bộ ở phần cột sống hoặc cơn đau lan dọc dây thần kinh,… 

Nguyên nhân là do đĩa đệm bị mất nước, tạo áp lực lên xương và kích thích các gai xương phát triển.

là tình trạng các xương phát triển lồi ra khỏi mép của đốt sống, chèn ép dây thần kinh
Gai cột sống là tình trạng xương phát triển lồi ra khỏi mép của đốt sống, chèn ép dây thần kinh

5.8 Ung thư xương

Bệnh lý xảy ra khi các tế bào trong xương bắt đầu tăng sinh một cách bất thường. Dấu hiệu nhận biết là đau nhức xương, mệt mỏi, sụt cân,… 

Nguyên nhân gây ra ung thư hệ xương hiện vẫn chưa được tìm hiểu rõ, nhưng một số yếu sau: phơi nhiễm tia phóng xạ, di truyền, lạm dụng dược phẩm,…

5.9 Đau thần kinh tọa

Đây là tình trạng đau xuất phát từ việc chèn ép hoặc kích thích thần kinh tọa, là sợi dây thần kinh lớn chạy từ cột sống lưng xuống mỗi chân. 

Dấu hiệu nhận biết là đau buốt, tê từ mông xuống đùi, ở bắp chân và có thể lan đến bàn chân. Cơn đau có đặc điểm là thường chỉ xảy ra ở một bên. 

Nguyên nhân thường là do thoát vị đĩa đệm. Ngoài ta, người bệnh bị thừa cân – béo phì, cao tuổi và ngồi một chỗ quá lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau xuất phát từ việc chèn ép hoặc kích thích thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau xuất phát từ việc chèn ép hoặc kích thích thần kinh tọa

5.10 Thoái hóa cột sống

Có tên tiếng Anh là Degenerative Spine. Đây là tình trạng cột sống mất dần cấu trúc và chức năng suy giảm theo thời gian, tạo áp lực đè lên tủy sống và rễ thần kinh. 

Dấu hiệu bao gồm cứng cổ, đau lưng, những cơn ê buốt lan rộng tới chân hoặc cánh tay.

Nguyên nhân thường do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, còn một số tác nhân khác như ngồi sai tư thế, lao động quá sức và chấn thương.

5.11 Viêm đa cơ

Đây là bệnh lý tự miễn, bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào phần cơ bắp trong chính cơ thể, gây ra tình trạng viêm cho nhiều nhóm cơ, đặc biệt là cơ cánh tay và đùi. 

Dấu hiệu nhận biết gồm đau buốt, nhức mỏi, yếu cơ, khó khăn khi vận động. 

Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được biết, nhưng một số tác nhân như di truyền, virus đóng vai trò đẩy bệnh tiến triển nhanh hơn.

6. Cần làm gì để có một hệ xương chắc khỏe?

Một hệ xương chắc khoẻ là một trong những tiền đề giúp cuộc sống của bạn được nâng cao và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật khác. 

Độ cứng chắc của khung xương sẽ phát triển tốt nhất trong suốt thời thơ ấu cho đến giai đoạn trưởng thành. Mật độ xương sẽ suy giảm theo tuổi tác, từ đó sẽ làm tăng cao nguy cơ loãng xương nếu không có biện pháp chăm sóc và bảo vệ xương từ lúc đầu.

Để duy trì mật độ xương và ngăn ngừa mắc một số bệnh lý vừa kể trên, mọi người cần thực hiện một số cách sau đây:

6.1 Bổ sung canxi

Đây là dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của hệ xương. Chính vì thế, cách tốt nhất hấp thụ canxi hiệu quả là cần bổ sung chất này bằng thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. 

Các thực phẩm chứa nhiều canxi, đó là sữa chua, sữa, phô mai, các loại đậu, rau xanh lá, đậu nành, cá hồi, hải sản,…

Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng cho hệ xương phát triển
Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng cho hệ xương phát triển

6.2 Bổ sung thực phẩm giàu vitamin K2 và D

Hai chất này đều là những chất giúp cơ thể hấp thụ canxi để xây dựng một hệ xương chắc khỏe. 

Những người bị thiếu hụt hai nhóm chất này thường có nguy cơ mất mật độ xương cao hơn so với người bình thường, từ đó dẫn đến bệnh loãng xương. 

Trong chế độ ăn uống mọi người nên bổ sung đầy đủ 2 chất này bằng các thực phẩm như bắp cải, phô mai, rau xanh.

Thiếu hụt K2 khiến cho mật độ xương giảm
Thiếu hụt K2 khiến cho mật độ xương giảm

6.3 Thực phẩm giàu omega-3

Omega-3 có khả năng duy trì mật độ xương rất tốt. Chính vì thế, mọi người nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu loại axit béo này từ các loại hạt, cá thu hoặc cá hồi.

6.4 Duy trì chỉ số BMI hợp lý 

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân đối đây là điều cần thiết cho sức khoẻ của hệ xương người. 

Những người bị thiếu cân thì thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn. Nhưng ở những người thừa cân thì sẽ làm tăng áp lực thêm cho xương và các cơ quan khác. 

Chính vì thế, mọi người hãy cố gắng duy trì cân nặng đều đặn để đảm bảo khung xương luôn chắc khỏe.

6.5 Tránh thuốc lá và uống nhiều rượu bia

Việc hút thuốc lá và sử dụng rượu bia thường xuyên có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh loãng xương. 

Nhằm để giúp xây dựng một hệ xương khỏe mạnh, mọi người hãy nên từ bỏ thuốc lá và uống bia rượu ở mức độ vừa phải và có điểm dừng.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các gói dịch vụ thăm khám để đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đang có ý định mang thai.

Với hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-are-five-functions-bones
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/body/21048-skeletal-system
  3. https://www.medicalnewstoday.com/articles/320444
  4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537199