Nguy hiểm tiềm ẩn mang tên “Rong kinh”
Rong kinh hiện không còn là tình trạng hiếm gặp ở phụ nữ. Rong kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nếu để tình trạng đó kéo dài và không điều trị sớm.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKII. Hồ Cao Cường – BSHTSS, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn.
1. Rong kinh là gì?
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài trong khoảng 28 – 32 ngày, thời gian trung bình cho kỳ hành kinh là 3 – 5 ngày và một chu kỳ kinh nữ giới mất khoảng 50 – 80ml máu.
Màu máu kinh bình thường có màu đỏ sẫm, không đông, có chứa nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo, tử cung và những vi khuẩn trong âm đạo.
Rong kinh là kinh nguyệt diễn ra đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi nhiều hơn 80ml.
Biểu hiện của rong kinh là máu kinh ra nhiều, chị em phải thay băng liên tục trong mỗi giờ và máu vẫn ra nhiều vào ban đêm.
Trường hợp này, máu kinh thường đóng thành cục lớn và bụng dưới thường sẽ hay bị đau. Nếu rong kinh có kèm theo cường kinh thì chị em phụ nữ thường sẽ có những dấu hiệu như mệt mỏi, thở dốc và có một số triệu chứng của tình trạng thiếu máu.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phụ nữ bị rong kinh, cụ thể là:
2.1 Mất cân bằng nội tiết tố
Lượng hormone estrogen và progesterone cân bằng, điều này giúp cơ thể điều chỉnh được sự bong ra của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt.
Trường hợp, có một loại nội tiết thiếu hụt sẽ gây mất cân bằng, dẫn đến niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá mức, gây ra lượng máu kinh xuất ra nhiều.
Mất cân bằng nội tiết ở phụ nữ do buồng trứng đa nang (PCOS), bệnh tuyến giáp, béo phì, tiểu đường,…
2.2 Chức năng buồng trứng bị bất thường
Vào chu kỳ kinh nguyệt trứng không rụng, điều này sẽ khiến cơ thể nữ giới không thể sản xuất ra progesterone làm mất cân bằng nội tiết, gây ra tình trạng rong kinh.
2.3 U xơ tử cung
Các khối u xơ tử cung lành tính cũng được là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
2.4 Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc sẽ gây đau đớn, khiến người bệnh thấy lượng máu nhiều hơn vào chu kỳ kinh.
2.5 Polyp tử cung
Polyp thường lành tính, có kích thước nhỏ và có thể gây ra tình trạng chảy máu kéo dài.
2.6 Vòng tránh thai
Phương pháp ngừa thai như đặt vòng tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ đó là rong kinh.
2.7 Thai kỳ
Sảy thai, thai lưu hoặc thai ngoài tử cung cũng có thể gây tình trạng chảy máu bất thường.
2.8 Sử dụng thuốc
Các thuốc kháng viêm, chống đông máu, thuốc nội tiết,… đều có thể gây ra tình trạng ra máu nhiều trong kỳ kinh.
2.9 Nguyên nhân khác
Bệnh di truyền rối loạn đông máu có thể gây ra tình trạng chảy máu kinh nguyệt bất thường. Bên cạnh đó, bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng đều làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường ở kỳ kinh.
Ở trẻ vị thành niên tình trạng rong kinh xảy ra là sự rối loạn của quá trình rụng trứng. Với những bé gái tuổi vị thành niên, vào năm đầu tiên trứng không thể được giải phóng hoàn toàn ra khỏi buồng trứng.
Với những phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, tình trạng này có liên quan đến những bệnh lý ở tử cung như u xơ, polyp hoặc lạc nội mạc. Ngoài ra, các bệnh khác như ung thư tử cung, rối loạn đông máu, bệnh gan hoặc tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây ra tình trạng này.
Ngoài ra, rong kinh ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng là một tình trạng phổ biến ở nữ giới đang độ tuổi trung niên.
3. Dấu hiệu của rong kinh
Dưới đây là một số dấu hiệu của tình trạng rong kinh, đó là:
- Đau bụng kinh.
- Thời gian hành kinh kéo dài liên tục trên 7 ngày.
- Lượng máu kinh nhiều hơn 80ml so với một chu kỳ bình thường.
- Thay băng vệ sinh liên tục trong mỗi giờ hoặc vài giờ.
- Xuất hiện cục máu đông có kích thước lớn.
- Mệt mỏi, khó thở, kiệt sức.
- Rụng tóc, da nhợt nhạt.
- Nếu cơ thể có những triệu chứng này, mọi người nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
4. Rong kinh có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không?
Rong kinh kéo dài trong thời gian dài, nếu phụ nữ không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số hệ lụy nguy hiểm như sau:
- Rong kinh kéo dài khiến cơ thể nữ giới bị mất nhiều máu, khiến cơ thể hay bị mệt mỏi, khó thở,…
- Rong kinh kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập, gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Chúng có thể di chuyển ngược vào âm đạo, buồng tử cung, vào trong vòi trứng tăng nguy cơ viêm phần phụ hay nghiêm trọng hơn là có thể gây vô sinh.
- Rong kinh ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, khiến tâm trạng nữ giới bị khó chịu, thậm chí là sợ hãi khi đến kỳ kinh nguyệt.
- Một số bệnh như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,… nếu không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
5. Một số biến chứng nguy hiểm của rong kinh
Nếu tình trạng rong kinh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như sau:
5.1 Thiếu máu
Rong kinh sẽ gây thiếu máu, vì do giảm số lượng hồng cầu. Số lượng tế bào hồng cầu được đo bằng huyết sắc tố, đây là một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đến khắp các mô trong cơ thể.
Rong kinh sẽ làm giảm nồng độ sắt trong máu, điều này sẽ tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Một số triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là da nhợt nhạt, yếu cơ và mệt mỏi.
5.2 Đau dữ dội
Nếu người bệnh bị chảy máu kinh nguyệt nặng, thì sẽ có thể bị đau bụng kinh (thống kinh).
6. Phương pháp chẩn đoán rong kinh
Để chẩn đoán chính xác tình trạng rong kinh, các chuyên gia cần khai thác thông tin tiền sử bệnh lý, thăm khám và xét nghiệm máu.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định một số xét nghiệm khác để tăng thêm độ chính xác cho kết quả chẩn đoán, đó là:
- Siêu âm: phương pháp này sử dụng sóng âm thanh để quan sát hình ảnh của tử cung, buồng trứng, xương chậu,…
- Xét nghiệm PAP: kỹ thuật này sẽ lấy mẫu nhỏ tế bào ở cổ tử cung để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, tế bào ung thư,…
- Sinh thiết nội mạc tử cung: kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu mô ở nội mạc tử cung để kiểm tra tình trạng các của ung thư.
- Soi ổ bụng: phương pháp này sẽ rạch một đường nhỏ để quan sát ổ bụng.
- Soi tử cung: chuyên gia sẽ dùng ống soi có gắn camera để quan sát tử cung.
- Chụp cản quang tử cung vòi trứng: người bệnh sẽ được đưa chất cản quang vào tử cung và ống dẫn trứng, mục đích để quan sát tử cung trên phim X-quang.
7. Bệnh nhân rong kinh nên làm gì?
Sau đây là một số lời khuyên cho những người đang gặp tình trạng rong kinh, đó là:
- Nghỉ ngơi bằng cách nằm, ngồi tựa lưng.
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và tránh căng thẳng quá độ.
- Nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin B, magie để điều hòa kinh nguyệt, tránh tình trạng thiếu máu.
- Hạn chế đồ uống có cồn, các chất kích thích trong kỳ kinh.
- Nữ giới có thể sử dụng ngải cứu để điều hòa kỳ kinh, giảm đau bụng kỳ kinh.
- Khi có các dấu hiệu bất thường thì người bệnh phải đi đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và để đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.
- Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, tránh tự ý thay đổi liều lượng khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
8. Điều trị rong kinh
Một số phương pháp điều trị rong kinh mà người bệnh cần nắm, đó là:
8.1 Chế độ ăn uống
Tuy việc ăn uống không giúp chấm dứt tình trạng rong kinh hoàn toàn, nhưng có thể bổ sung dưỡng chất cho cơ thể nữ giới.
Người bệnh có thể bổ sung một số thực phẩm giàu chất sắt như các loại hạt, rau xanh đậm, trứng, thịt, gan động vật,… để phòng ngừa tình trạng thiếu máu.
8.2 Bổ sung sắt cho cơ thể
Người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng thiếu máu do rong kinh gây ra. Nữ giới nên bổ sung chất sắt hoặc những chất giúp thúc đẩy cân bằng hormone sinh sản và kinh nguyệt như phytoestrogen, estrogen.
8.3 Sử dụng thuốc
Nếu rong kinh nặng và kéo dài, bác sĩ chỉ định người bệnh có thể dùng thuốc để cầm máu, chống viêm. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có tác dụng cân bằng nội tiết tố.
8.4 Phẫu thuật
Trường hợp, rong kinh do u xơ tử cung hoặc polyp, người bệnh phải thực hiện phẫu thuật như giãn và nạo, thuyên tắc động mạch và cắt bỏ nội mạc tử cung. Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật chủ yếu đó là mổ mở và phẫu thuật nội soi.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh, cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.
Hơn thế nữa, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phòng Lab được đánh giá đứng đầu Việt Nam và đi cùng là đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, là nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: