Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội, rất dễ lây lan và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Nguy hiểm không lường của bệnh sùi mào gà
Nguy hiểm không lường của bệnh sùi mào gà

1. Sùi mào gà là bệnh gì?

Sùi mào gà là bệnh do virus Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. 

Nguyên lý của bệnh là gây ra các mô sùi trên bề mặt da hoặc niêm mạc miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn của cả hai giới. Bệnh lý này gây ra khó chịu, ngứa và đau, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Nam và nữ đều có khả năng mắc bệnh này, dễ dàng nhận thấy ở nam giới. Một số vị trí sùi mào gà phát bệnh:

1.1 Vùng kín

Các nốt sùi thường xuất hiện ở những vùng da và niêm mạc tiếp xúc với vùng nhiễm trùng trong quá trình quan hệ tình dục. 

Vị trí phát bệnh phổ biến là quanh và trên bộ phận sinh dục ngoài, như âm đạo, lỗ tiểu, bao quy đầu, dương vật, bên hậu môn và lỗ hậu môn. 

1.2 Da quanh vùng sinh dục

Bệnh lý này còn có thể phát triển trên các vùng da liền kề, như đùi, hông và vùng bụng.

1.3 Miệng và họng

Trường hợp, người bệnh có tiếp xúc với virus HPV thông qua hoạt động tình dục bằng miệng, sùi mào gà sẽ xuất hiện ở miệng, môi, lưỡi và họng.

Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh xã hội do virus Human Papilloma gây ra
Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh xã hội do virus Human Papilloma gây ra

Tham khảo thêm: Nguy hiểm đến từ các căn bệnh xã hội

2. Triệu chứng của bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà lây qua đường tình dục, bao gồm quan hệ tình dục bằng miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn. Những nốt sùi có thể tồn tại bên trong hoặc bên ngoài cơ quan sinh dục nên đôi khi bệnh nhân không phát hiện được.

Giai đoạn đầu, những nốt sùi thường rất nhỏ, màu da hoặc hơi sẫm. Phần đầu của các nốt giống như chiếc mào gà hay bông cải, sờ vào thấy mịn hoặc hơi gồ ghề. 

Ngoài ra, chúng cũng có thể ở dạng giống như một cụm mụn cóc hoặc chỉ một mụn cơm, tùy theo giới tính mà triệu chứng bệnh xã hội này có thể khác nhau.

2.1 Triệu chứng sùi mào gà ở nam

Ở nam giới các nốt sùi sẽ thường xuất hiện ở dương vật, bìu, bên trong hoặc xung quanh hậu môn,…

Nốt sùi có màu da, nâu hoặc hồng ở vùng sinh dục, chúng gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, có thể chảy máu. 

Ngoài ra, những mụn cóc sinh dục có thể xuất hiện ở môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng ở những người có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm HPV.

Nốt sùi mào gà là đặc điểm điển hình của bệnh lý
Nốt sùi mào gà là đặc điểm điển hình của bệnh lý

2.2 Triệu chứng sùi mào gà ở nữ

Các nốt sùi do nhiễm virus HPV ở nữ giới có thể xuất hiện bên trong hoặc ngoài âm đạo, hậu môn và cổ tử cung.

Giống như nam giới, các nốt sùi trên cơ thể nữ giới cũng có thể xuất hiện ở một số nơi khác trên cơ thể người phụ nữ và gây ra tình trạng: tiết dịch âm đạo, ngứa ngáy, nóng rát, đau và/hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục…

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi thấy các triệu chứng nêu trên hoặc khi cơ thể có một số biểu hiện như:

  • Ngứa bộ phận sinh dục
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau rát khi tiểu
  • Cơ quan sinh dục có mùi hôi, sưng tấy

3. Các chủng virus gây bệnh sùi mào gà

Virus Human Papillomavirus (HPV) gây bệnh sùi mào gà, loại virus này gồm 150 chủng với ít nhất 40 chủng lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Có hai nhóm phổ biến gây ra bệnh sùi mào gà, gồm:

HPV 16 và HPV 18 thuộc gây ung thư cổ tử cung, dương vật, âm hộ, âm đạo, hậu môn,…

HPV 6 và HPV 11 gây sùi mào gà khổng lồ, đây là tình trạng rất hiếm gặp và được xem là một dạng của ung thư biểu mô tế bào vảy dạng nhú. Đặc điểm của bệnh là xâm lấn xuống dưới trung bì, xen kẽ tế bào thượng bì hoặc các tế bào biệt hóa ung thư (SCC).

Vi khuẩn sùi mào gà HPV 16 và HPV 18 thuộc gây ung thư cổ tử cung
Vi khuẩn sùi mào gà HPV 16 và HPV 18 thuộc gây ung thư cổ tử cung

4. Nguyên nhân sùi mào gà

Human Papillomavirus là một trong những loại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất và cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà.

Virus HPV xâm nhập vào cơ thể và tấn công các tế bào da, gây ra sự thay đổi bộ gen di truyền. Dẫn đến tình trạng tăng sinh tế bào da và gây ra sùi mào gà khắp cơ thể.

5. Giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà phát triển theo 5 giai đoạn chính sau:

5.1 Giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn bắt đầu từ khi tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi bệnh khởi phát. Giai đoạn này người bệnh thường sẽ không có triệu chứng rõ ràng. 

Thời gian ủ bệnh của bệnh sùi mào gà có thể trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người. 

5.2 Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh sùi mào gà bằng sự xuất hiện của các nốt sùi nhỏ và rải rác. 

5.3 Giai đoạn phát triển

Lúc này, bệnh sùi mào gà tiếp tục phát triển và số lượng nốt sùi ngày càng tăng trên bề mặt da hoặc niêm mạc và phát triển thành các hạt lớn hơn hình thành mào gà. 

Điều này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục và đôi khi gây căng thẳng cho người bệnh.

Vi khuẩn gây bệnh sùi mào gà có thể gây ra ung thư dương vật ở nam giới
Vi khuẩn gây bệnh sùi mào gà có thể gây ra ung thư dương vật ở nam giới

5.4 Giai đoạn biến chứng

Đây là giai đoạn cuối của bệnh, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sùi mào gà có thể gây ra các biến chứng, như lây lan của nốt sùi đến các bộ phận khác như hậu môn, vòm họng, cổ tử cung dẫn đến ung thư cổ tử cung. 

Giai đoạn này, người bệnh còn xuất hiện tình trạng bội nhiễm do sùi mào gà gây ra dẫn đến tình trạng lở loét, sưng tấy, dễ chảy máu.

5.5 Giai đoạn tái phát

Bệnh sùi mào gà sẽ không hoàn toàn biến mất và có thể tái phát của bệnh, đặc biệt là khi hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc khi cơ thể tiếp xúc lại với virus HPV.

6. Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Sùi mào gà là một trong những bệnh rất nguy hiểm, khả năng lây truyền nhanh, khiến cho người bệnh cảm thấy rất đau đớn, tự ti. 

Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Cụ thể như: 

6.1 Phát triển thành ung thư

Theo thống kê, có khoảng 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung, 5% ở âm đạo, 5% ở hậu môn và có khả năng thể phát triển thành ung thư. Có khoảng 15% trường hợp nhiễm virus HPV chuyển thành ung thư dương vật ở nam giới.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị ung thư vòm họng, cổ họng khi mắc bệnh sùi mào gà do quan hệ tình dục bằng miệng.

6.2 Ảnh hưởng đến thai kỳ

Nồng độ hormone trong cơ thể của người phụ nữ tăng cao trong giai đoạn thai kỳ. Đây là nguyên nhân khiến cho các nốt sùi to lên, lan rộng và có thể gây chảy máu. 

Các nốt sùi gây khó khăn lúc đi vệ sinh do kích thước lớn dần, giảm sự co giãn các mô ở âm đạo, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, gây nên tình trạng khó sinh.

Một số trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh gây nguy cơ bị u nhú thanh quản khiến trẻ bị khàn giọng, khóc yếu, gây tắc nghẽn đường thở.

6.3 Ảnh hưởng khả năng sinh sản

Bệnh sùi mào gà làm biến dạng dương vật, tắc nghẽn ống dẫn tinh, ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả hai giới. 

Sự xuất hiện virus HPV trong tinh dịch sẽ làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng gây vô sinh ở nam. Trường hợp tinh trùng chứa HPV thụ tinh với trứng làm tăng nguy cơ sảy thai.

Bệnh sùi mào gà có khả năng gây ra ung thư cổ tử cung
Bệnh sùi mào gà có khả năng gây ra ung thư cổ tử cung

7. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

7.1 Xét nghiệm máu

Các bệnh xã hội như bệnh lậu, giang mai, chlamydia thường có mối liên quan với sùi mào gà. Cho nên người bệnh kiểm tra sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh trong máu để xác định nguyên nhân gây bệnh. 

7.2 Khám vùng chậu

Bác sĩ sẽ chỉ định phết tế bào cổ tử cung khi thăm khám vùng chậu để kiểm tra những thay đổi ở cổ tử cung do mụn cóc sinh dục gây ra. 

Việc soi cổ tử cung và xét nghiệm HPV sẽ được thực hiện khi tình trạng sùi mào gà tái phát nhiều lần, mục đích giám sát các bất thường tế bào học để đánh giá tình trạng bệnh và ngăn ngừa, kiểm soát nguy cơ ung thư cổ tử cung.  

7.3 Sinh thiết 

Mục đích việc sinh thiết là để khảo sát hình ảnh mô bệnh học, virus HPV, xác định ADN của virus và tiên lượng về nguy cơ ung thư. 

8. Điều trị sùi mào gà

8.1 Điều trị bằng thuốc 

  • Imiquimod (Aldara): 

Thuốc có khả năng tăng cường miễn dịch tại chỗ, được dùng ngoài da và có thể gây phản ứng viêm tại chỗ như: đỏ da, kích ứng, chai, loét, mụn nước và giảm sắc tố,… Thuốc này Được chỉ định cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên.

  • Acid Trichloroacetic: 

Thuốc này được sử dụng trong thẩm mỹ, chữa mụn cóc và sùi mào gà. Một số tác dụng phụ của thuốc như kích ứng da nhẹ, sưng, đau,… Dùng được cho người đang mang thai.

  • Interferon hoặc 5-fluorouracil: 

Đây là loại thuốc có tác dụng tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, từ đó giúp tiêu diệt virus HPV. Thuốc phù hợp với những tổn thương nhỏ, ít nghiêm trọng.

8.2 Điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật

Cryotherapy (Liệu pháp lạnh): Thủ thuật này sử dụng nitơ lỏng (-196 độ C) gây đóng băng tế bào nhiễm bệnh, gây ra tổn thương không hồi phục màng tế bào. Phương pháp này gây ra một số tác dụng phụ như gây đau, hoại tử, bọng nước, sẹo.

Phương pháp laser CO2 là lựa chọn hàng đầu trong điều trị sùi mào gà
Phương pháp laser CO2 là lựa chọn hàng đầu trong điều trị sùi mào gà

Các phương pháp laser CO2, cắt nạo, đốt điện, được ưu tiên cho các tổn thương sùi lớn, lan rộng, sùi ở niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung. Phương pháp đốt điện chống chỉ định cho người mang máy tạo nhịp tim, tổn thương gần hậu môn.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ Sản Phụ khoa và các xét nghiệm, giúp bệnh nhân có thể phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm và sẽ được đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.who.int/health-topics/sexually-transmitted-infections#tab=tab_1 
  2. https://www.healthline.com/health/std/genital-warts
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/genital-warts/symptoms-causes/syc-20355234