Cách cân bằng nội tiết tố nữ mà không phải ai cũng biết
Nguyên nhân của những bệnh như đa nang buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt đều xuất phát từ vấn đề mất cân bằng nội tiết tố nữ. Cho nên, người bệnh nên cần biết một số cách cân bằng nội tiết tố nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của mình tốt hơn.
1. Nội tiết tố nữ là gì
Nội tiết tố nữ hay còn được gọi là hormone sinh dục được tiết ra đa phần từ buồng trứng và một phần ở tuyến thượng thận và một ít ở nhau thai.
Có hai nội tiết tố nữ chính gồm Estrogen và Progesterone. Ở nữ giới cũng sản xuất một lượng nhỏ Testosterone, hormone này được coi là nội tiết tố nam và ở nam giới cũng có sản xuất một lượng nhỏ Estrogen và Progesterone.
Estrogen đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe nữ giới. Những thay đổi của Estrogen ảnh hưởng khá nhiều đến tâm trạng, năng lượng giải phóng cho những hoạt động và làn da của nữ giới ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt.
Progesterone phổ biến ít hơn Estrogen. Progesterone làm ảnh hưởng nhiều đến niêm mạc tử cung, làm phát triển độ dày trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong giai đoạn mang thai, Progesterone được sản xuất từ buồng trứng và nhau thai, đảm bảo niêm mạc tử cung dày và khỏe mạnh để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, trong kỳ kinh nồng độ của hormone này sẽ giảm vì cơ thể không cần phát triển lớp niêm mạc tử cung mới.
2. Tầm quan trọng của nội tiết tố
Nội tiết tố nữ có tác động rất lớn đến yếu tố sức khỏe, sinh lý, ngoại hình của nữ giới.
Tuổi dậy thì (từ 8 – 13 tuổi): tuyến yên bắt đầu sản xuất lượng lớn hormone LH và FSH, nhằm kích thích sản xuất Estrogen và Progesterone. Lúc này các đặc điểm bắt đầu phát triển: tuyến vú phát triển, lông mọc ở nách, chân và vùng kín, tăng chiều cao, vùng xương chậu và hông mở rộng.
Hành kinh (từ 8 – 15 tuổi): từ lúc này chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn đến khi mãn kinh. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng có thể thay đổi trong khoảng 24 – 38 ngày. Có ba giai đoạn tương tự với sự thay đổi nội tiết tố:
2.1 Giai đoạn nang trứng
Ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt là thời điểm đánh dấu một kỳ kinh nguyệt mới. Thời gian này, máu có lẫn mô từ tử cung thoát ra khỏi cơ thể bằng đường âm đạo. Lúc này, nồng độ Estrogen và Progesterone rất thấp làm tâm trạng thay đổi, trở nên cáu gắt hơn.
Tuyến yên giải phóng FSH, LH làm tăng nồng độ Estrogen và báo hiệu sự phát triển của nang trứng ở buồng trứng (mỗi nang chỉ chứa một quả trứng). Vài ngày sau đó, một nang trội sẽ xuất hiện, những nang trứng còn lại sẽ được buồng trứng tái hấp thụ lại vào bên trong.
Nang trội tiếp tục phát triển đồng thời tạo ra nhiều estrogen hơn. Estrogen tăng làm kích thích giải phóng Endorphin làm tâm trạng của nữ giới được cải thiện.
2.2 Giai đoạn rụng trứng
Đây là thời điểm mà nồng độ Estrogen và LH trong cơ thể đạt ở mức đỉnh điểm, điều này khiến một nang trứng vỡ ra, giải phóng trứng khỏi buồng trứng. Sau khi rời khỏi buồng trứng, nó chỉ tồn tại trong khoảng 12 – 24 giờ và sự thụ tinh chỉ xảy ra trong khung thời gian này.
2.3 Giai đoạn hoàng thể
Thông qua ống dẫn trứng và nhờ các nhu động giúp trứng di chuyển từ buồng trứng để đến tử cung. Nang trứng bị vỡ, hormone Progesterone được giải phóng làm lớp niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh. Khi trứng đã được thụ tinh đi đến cuối ống dẫn trứng sẽ bám vào thành tử cung.
Nếu trứng không thụ tinh thì nồng độ Estrogen và Progesterone sẽ suy giảm và đây là mấu chốt đánh dấu của sự khởi đầu tiền kinh nguyệt. Cuối cùng, lớp niêm mạc sẽ bong ra kết thúc chu kỳ kinh nguyệt hiện tại và bắt đầu chu kỳ tiếp theo.
3. Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ
3.1 Làn da thay đổi
Làn da của phụ nữ sẽ là nơi thể hiện rõ nhất sự thay đổi, đối tượng đang mang thai và sau sinh là đối tượng dễ mất cân bằng nội tiết tố nhất. Khi nội tiết tố ổn định làn da nữ giới sẽ được duy trì độ ẩm, tăng độ đàn hồi và điều tiết bã nhờn. Nhưng khi nội tiết tố bị rối loạn thì làn da sẽ trở nên khô, sạm, tối màu, xuất hiện mụn, tàn nhang, nám.
3.2 Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt cũng được xem là một dấu hiệu rất dễ nhận biết khi mất cân bằng nội tiết tố nữ. Lúc này, chức năng của tử cung và buồng trứng bị rối loạn, ảnh hưởng đến việc sản sinh Estrogen và việc này làm chu kỳ kinh nguyệt rối loạn theo. Cho nên khi thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không đều đặn, dài ngắn khác nhau thì không được chủ quan nhé.
3.3 Giảm ham muốn tình dục
Estrogen làm tăng ham muốn ở phụ nữ. Khi hormone này bị suy giảm, mất cân bằng khiến âm đạo phụ nữ bị khô, nên khi quan hệ sẽ bị đau rát và đặc biệt là không còn hứng thú với “chuyện ấy” nữa. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng tới tinh thần và cả sức khỏe của nữ giới.
3.4 Dễ mắc bệnh phụ khoa
Nội tiết tố nữ bị suy giảm khiến cho âm đạo người nữ không tiết đủ dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm. Đồng thời độ PH cũng bị mất cân bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây ra viêm nhiễm âm đạo.
3.5 Một số dấu hiệu khác
Còn một số biểu hiện khác cũng hay gặp phải khi rối loạn nội tiết tố, như tóc khô xơ, mất ngủ, đau đầu, nóng trong người, khó chịu. Với những phụ nữ ngoài 40 thì có thể xuất hiện tình trạng đau nhức xương khớp, loãng xương.
4. Sử dụng thuốc để cải thiện nội tiết tố nữ
Nội tiết tố nữ không cân bằng được xác định bởi các nguyên nhân khác nhau nên sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh sẽ được chỉ đinh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đó là:
- Dùng thuốc tránh thai để kiểm soát nội tiết tố: thuốc tráng thai có chứa Estrogen, Progesterone giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng liên quan khác. Có nhiều dạng cho người dùng, như viên uống, vòng, miếng dán, mũi tiêm hoặc dụng vòng tránh thai.
- Phương pháp thay thế hormone: biện pháp này giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh tạm thời, chẳng hạn bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
- Sử dụng thuốc kháng Androgen: giúp ngăn nội tiết tố Androgen làm giảm mụn trứng cá, ngừa rụng tóc.
- Biện pháp Estrogen âm đạo: việc bôi kem có chứa Estrogen trực tiếp lên âm đạo để giảm các triệu chứng. Có thể dùng viên đặt hoặc vòng có chứa Estrogen sẽ làm giảm tình trạng khô âm đạo.
- Thuốc Clomiphene, Letrozole: các thuốc này dùng để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc vô sinh hiếm muộn. Bên cạnh đó, tiêm Gonadotropin sẽ giúp tăng khả năng mang thai.
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): giúp cho những người bệnh hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ có thể mang thai.
- Metformin (huốc điều trị đái tháo đường tuýp 2): thuốc này giúp hạ đường huyết hoặc cân bằng lượng đường huyết trong máu.
- Thuốc chứa Levothyroxin: công dụng của thuốc này làm giảm các triệu chứng của bệnh suy giáp.
5. Một số biện pháp phòng ngừa rối loạn nội tiết tố
Ngoài dùng thuốc được các bác sĩ chỉ định trong quá trình điều trị, thì bệnh nhân nên thay đổi lối sống, các thói quen hằng ngày để quá trình điều trị có hiệu quả hơn.
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng làm ngăn hoặc giảm sự mất cân bằng nội tiết tố nữ như:
- Duy trì trọng lượng cơ thể, tập thể thường xuyên.
- Chế độ ăn uống cân bằng, đủ dưỡng chất.
- Tránh căng thẳng, tự điều chỉnh tâm trạng, kiểm soát căng thẳng bằng các bộ môn yoga, thiền.
- Hạn chế các loại thức ăn cay, nóng, nhiều đường, thực phẩm có nhiều chất bảo quản.
- Giảm sử dụng các chất tẩy rửa, vệ sinh vùng kín có chứa hóa chất độc hại.
- Nên đi đến các cơ sở y tế và bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần phải chú ý đến những điều sau đây, đó là:
- Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội tiết tố nữ. Lượng hormone có thể tăng, giảm trong ngày để đáp ứng được chất lượng của giấc ngủ. Khi nữ giới gặp tình trạng ngủ không đủ giấc, rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe như: béo phì, tiểu đường, thèm ăn.
- Tránh để bản thân rơi vào tình trạng stress:
Căng thẳng sẽ làm tăng Adrenaline và Cortisol. Khi nồng độ của các hormone này quá cao sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố, sẽ khiến cơ thể gặp các vấn đề, như béo phì, tâm trạng thay đổi, các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
- Tránh ăn các món ăn có nhiều đường
Đường liên quan đến các vấn đề về chuyển hóa, kháng insulin. Đường Fructose là một dạng đường đơn, loại đường đơn có trong nhiều loại đường, như 43% mật ong, 50% đường tinh luyện, 55% đường bắp. Nếu hấp thụ đường Fructose trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố.
- Lựa chọn những chất béo lành mạnh
Các chất béo lành mạnh giúp duy trì sự cân bằng các hormone, liên quan đến sự thèm ăn, trao đổi chất. Các acid béo có trong dầu dừa, có tác dụng điều chỉnh các tế bào chịu trách nhiệm về phản ứng với insulin trong cơ thể.
Dầu ô liu điều chỉnh sự thèm ăn, kích thích quá trình tiêu hóa chất béo và protein.
Chất béo trong một số loại cá rất tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương.
Trong cá béo có chứa Omega – 3, có vai trò quan trọng trong việc cân bằng tâm trạng, giúp ngừa trầm cảm, lo âu, các rối loạn tinh thần.
- Bổ sung nhiều chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng với sức khỏe của đường ruột, giúp điều chỉnh các hormone như insulin. Bên cạnh đó, chất xơ cũng làm cân bằng mức độ của các hormone trong cơ thể giúp duy trì cân nặng hợp lý.
- Ăn uống lành mạnh
Việc ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến vấn đề trao đổi chất và điều này thay đổi mức độ chuyển hóa của chất béo, tăng stress. Do đó, cần có chế độ ăn uống vừa đủ, tránh ăn quá nhiều, gây ảnh hưởng sức khỏe.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn có những dịch vụ xét nghiệm tiền sản, giúp các cặp vợ chồng có thể tìm nguyên nhân gây vô sinh và tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp cho cả hai.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|