Chu kỳ kinh nguyệt và những điều bạn cần biết
Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng để đánh dấu nữ giới bước vào tuổi dậy thì. Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sinh sản của phụ nữ.
1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì
Chu kỳ kinh nguyệt là một dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi về mặt sinh lý, được quản lý bởi hormone sinh dục ở cơ thể nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và chúng sẽ diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển ở nữ giới.
Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục. Mỗi chu kỳ hành kinh, trong cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 trứng. Cùng lúc đó, một số bộ phận khác của cơ quan sinh dục sẽ làm việc, như nội mạc sẽ dày lên, bao phủ toàn bộ tử cung và sẵn sàng cho việc làm tổ khi trứng được thụ tinh và hình thành phôi. Trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh thì lớp nội mạc sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ. Lúc đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu.
Nếu kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng thì tức là bạn không có mang thai. Tùy vào từng người, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ diễn ra từ 3 – 7 ngày. Thời gian giữa các chu kỳ sẽ cách nhau từ 28 – 30 ngày, có một số trường hợp có thể cách nhau đến 35 ngày. Nếu chu kỳ quá ngắn hoặc dài hơn bình thường, có thể là do tình trạng sức khỏe của bạn không được ổn định và cần tiến hành thăm khám kịp thời tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế.
2. Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu ở độ tuổi nào
Độ tuổi trung bình bắt đầu kinh nguyệt là khoảng 12 tuổi. Nhưng có một số trường hợp, nữ giới có thể bắt đầu có kinh nguyệt sớm nhất là 8 tuổi và muộn nhất là 16 tuổi. Nữ giới sẽ có kinh nguyệt trong vòng vài năm sau khi thấy sự thay đổi của ngực và lông mu.
Có thể mất 3 – 4 năm thì chu kỳ kinh nguyệt mới đều đặn. Khi nữ giới bước vào độ tuổi 20, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định và đều đặn hơn. Nhưng khi bước sang giai đoạn mãn kinh, thì sẽ lại có sự thay đổi và kinh nguyệt trở nên bất thường hơn. Kinh nguyệt sẽ thay đổi theo các cột mốc khác nhau trong suốt cuộc đời, do có sự ảnh hưởng của nội tiết tố trong cơ thể, chẳng hạn như sau khi sinh hoặc khi đang cho con bú.
Bước vào tuổi mãn kinh tầm 51 tuổi, cơ thể phụ nữ ngừng rụng trứng. Dấu hiệu nhận biết tuổi mãn kinh là khi thấy không xuất hiện kinh nguyệt trong vòng 1 năm.
3. Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì 12 – 17 tuổi, cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh 45 – 55 tuổi. Một chu kỳ kinh hành kinh gồm:
3.1 Giai đoạn kinh nguyệt
Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh, được gọi là giai đoạn hành kinh. Ở giai đoạn, trứng của chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc không xảy ra quá trình mang thai. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung bong ra và rời khỏi cơ thể qua đường âm đạo. Lúc này, nồng độ Estrogen và Progesterone giảm xuống, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo là máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành kinh nguyệt.
Ở giai đoạn này, sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau bụng do hành kinh, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, nhức đầu, dễ nóng giận, tâm trạng thất thường. Thông thường, giai đoạn hành kinh thường kéo dài từ 3 – 7 ngày, nhưng có nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.
3.2 Giai đoạn nang trứng
Giai đoạn này xảy ra cùng lúc với giai đoạn hành kinh. Giai đoạn nang trứng bắt đầu vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra, kết thúc khi rụng trứng.
Tuyến yên có nhiệm vụ nhận tín hiệu để giải phóng một số hormone kích thích nang trứng. Hormone này sẽ kích thích buồng trứng sản xuất từ 5 – 20 nang nhỏ, mỗi nang trứng sẽ có một quả trứng chưa trưởng thành, số trứng chưa trưởng thành sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể.
Các nang trứng trưởng thành sẽ làm thay đổi nồng độ Estrogen, làm dày lớp niêm mạc tử cung, tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng.
3.3 Giai đoạn rụng trứng
Là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ giúp người phụ nữ có thể mang thai. Buồng trứng sẽ giải phóng một trứng trưởng thành, trứng sẽ di chuyển nhờ vào các nhu động từ phía ống dẫn trứng đến tử cung và sẽ được thụ tinh nếu gặp tinh trùng.
Vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt quá trình rụng trứng xảy ra và trong vòng 24h thì quá trình thụ thai sẽ diễn ra. Trong thời gian này, nếu trứng không được thụ tinh thì chúng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.
3.4 Giai đoạn hoàng thể
Đây là giai đoạn nang trứng giải phóng trứng. Lúc này, cơ thể phụ nữ sẽ giải phóng Progesterone và Estrogen, nồng độ hormone tăng cao giúp cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo diễn ra.
Khi quá trình thụ tinh xảy ra, Gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung luôn đạt độ dày chuẩn, đảm bảo cho sự an toàn khi mang thai. Nếu không mang thai, các hoàng thể sẽ co lại và hấp thụ ngược vào cơ thể. Khi đó, nồng độ Estrogen và Progesterone giảm xuống và chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra có kèm theo máu và các chất dịch trong âm đạo tiết ra và tạo thành kinh nguyệt. Giai đoạn này kéo dài từ 11 – 17 ngày, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, như sau:
- Sưng đau ở ngực.
- Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt.
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Khó ngủ, mất ngủ.
- Ham muốn tình dục thay đổi.
- Thèm ăn, ăn liên tục.
4. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Để giúp chị em lên kế hoạch chủ động chăm sóc bản thân cũng như lường trước được những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ thì các chị em nên biết cách tính được chu kỳ kinh nguyệt.
Từ ngày đầu tiên thấy kinh, cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo thì đó là chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là các bước tính một chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày:
- Bước 1: Đánh dấu vào ngày đèn đỏ xuất hiện, đây sẽ là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh.
- Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày đèn đỏ tiếp theo xuất hiện và đánh dấu lại. Đây sẽ là ngày kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt.
- Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn có thể suy ra được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó bạn tính được chu kỳ kinh của mình.
- Bước 4: Hãy liên tục theo dõi trong vòng 6 tháng thì bạn có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình.
5. Chu kỳ kinh nguyệt trễ có sao không
Trễ kinh hay còn được gọi chậm kinh, đây là một hiện tượng kinh nguyệt bất thường khi đã đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng nhưng kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện. Ngoài lý do mang thai, thì vẫn có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, như ảnh hưởng các bệnh lý liên quan đến phụ khoa: u xơ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm buồng trứng, suy buồng trứng.
Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ cần thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ, tối thiểu 6 tháng/lần. Việc này sẽ giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe và có thể phát hiện sớm các bệnh lý mắc phải để được điều trị kịp thời, hiệu quả.
Bên cạnh đó, mọi người cần quan tâm và lắng nghe cơ thể mình, nhận biết sớm các dấu hiệu kinh nguyệt bất thường, như đau bụng kinh dữ dội, máu kinh bất thường, vùng kín có mùi hôi, để được thăm khám và can thiệp kịp thời. Nhờ vậy, phụ nữ có thể tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và khả năng sinh sản.
6. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả
Chu kỳ kinh nguyệt của bản thân có phải là chu kỳ kinh nguyệt bình thường hay không, các bạn cần theo dõi chu kỳ kinh của mình trong vòng 3 tháng và dựa vào những điều sau đây:
- Khoảng thời gian kinh nguyệt bắt đầu và kết thúc.
- Lượng máu kinh ra ít hay nhiều.
- Có xuất hiện nhiều cục máu đông hay không.
- Mức độ các triệu chứng kinh nguyệt.
- Tần suất thay băng vệ sinh.
- Có xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh hay không.
7. Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào thì cần thăm khám
Trong một số trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bất thường không nghiêm trọng, nhưng mọi người cần thăm khám ngay khi gặp phải những tình huống sau đây:
- Kinh nguyệt ngừng hơn 60 ngày mà không rõ nguyên nhân.
- Kỳ kinh trước đó đều đặn lại trở nên bất thường.
- Số ngày hành kinh hơn 7 ngày.
- Máu kinh nhiều hơn bình thường.
- Thời gian thay băng vệ sinh liên tục sau mỗi 1 – 2 giờ.
- Khoảng cách giữa các chu kỳ kinh ít hơn 24 ngày hoặc nhiều hơn 38 ngày.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.
- Đau bụng dữ dội, nôn ói trong thời gian hành kinh.
- Sốt và cảm thấy mệt mỏi.
- Trễ kinh do mang thai hoặc quan hệ tình dục không sử dụng phương pháp tránh thai an toàn.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn quy tụ đội ngũ chuyên gia điều trị vô sinh hiếm muộn giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. Bên cạnh đó, bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, giúp cho việc điều trị cho từng bệnh nhân được hiệu quả hơn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN Hotline: 033 758 6226
|