Tầm quan trọng của Testosterone trong sinh sản ở nam
Testosterone là một loại nội tiết tố đặc biệt quan trọng ở nam giới, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản, cơ và xương cũng như hệ nội tiết. Cùng nhau tìm hiểu về lại hormone qua bài viết này nhé.
1. Testosterone là gì
Hormone này có thể được tìm thấy ở cả cơ thể nam giới và nữ giới, nhưng nó là một hormone nội tiết tố quan trọng đối với cơ thể nam giới. 95% lượng hormone Testosterone được sản xuất tại tinh hoàn của nam giới, 4% là được sản xuất tại tuyến thượng thận và tại buồng trứng của nữ giới sản xuất được một lượng ít.
Vai trò của hormone này là tạo nên đặc tính sinh dục và tạo cơ bắp. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nam giới sở hữu lượng Testosterone cao gấp 10 lần so với nữ giới. Bên cạnh đó, nồng độ của hormone này đạt mức cao nhất trong giai đoạn dậy thì,nhưng sẽ bị giảm dần theo độ tuổi. Trong ngày tại các thời điểm khác nhau lượng Testosterone cũng sẽ có sự thay đổi. Cụ thể, nồng độ hormone này vào buổi sáng sẽ cao hơn buổi tối và tăng sau khi vận động mạnh.
2. Testosterone được sản sinh từ đâu
Hormone Testosterone được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận. Quá trình sản xuất hormone này chi phối bởi não bộ, tuyến yên và tinh hoàn. Vùng dưới đồi ở não tiết ra hormone GnRH hướng sinh dục, kích thích tuyến yên phóng thích Luteinizing Hormone (LH) vào máu. Hormone này kích thích các tế bào ở tinh hoàn thực hiện những phản ứng phức tạp để tổng hợp Testosterone.
Chúng sẽ được khuếch tán vào máu, đi đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như não, gan, thận, tuyến sinh dục, tuyến tiền liệt, cơ xương khớp, để thực hiện vai trò của mình và chi phối gần như mọi mặt của sức khỏe, đời sống của nam giới.
3. Vai trò của Testosterone
Testosterone có vai trò quan trọng trong hầu hết mọi chức năng của nam giới, từ sinh sản và tình dục đến các khối cơ và mật độ xương. Cụ thể là:
3.1 Hệ nội tiết
Vùng dưới đồi ở não có nhiệm vụ báo hiệu cho tuyến yên biết cơ thể cần bao nhiêu lượng Testosterone. Sau đó, tuyến yên sẽ gửi tín hiệu đến tinh hoàn để kích thích sự sản xuất Testosterone. Testosterone gần như được sản xuất trong tinh hoàn, nhưng có một lượng nhỏ từ tuyến thượng thận.
Testosterone đã bắt đầu hoạt động ngay cả nam giới chưa chào đời. Trong thời gian thai kỳ, Testosterone có đóng vai trò hình thành bộ phận sinh dục nam. Giai đoạn dậy thì, hormone này chịu trách nhiệm cho sự phát triển của các đặc điểm giới tính như giọng nói trầm hơn, mọc râu và lông trên cơ thể. Bên cạnh đó, Testosterone cũng thúc đẩy cho sự phát triển của các khối cơ và hình thành cảm giác ham muốn tình dục.
3.2 Hệ sinh sản
Testosterone giúp hình thành bộ phận sinh dục nam vào khoảng tuần thứ bảy thai kỳ. Tuổi dậy thì, nồng độ Testosterone tăng lên làm tinh hoàn và dương vật phát triển. Tinh hoàn sẽ tạo ra một lượng Testosterone ổn định và sản xuất tinh trùng mới mỗi ngày.
Nếu lượng Testosterone thấp thì sẽ có nguy cơ bị rối loạn cương dương. Nếu sử dụng liệu pháp Testosterone dài hạn, có thể gây giảm sản xuất tinh trùng, phì đại tuyến tiền liệt và khiến tinh hoàn nhỏ hơn, mềm hơn.
3.3 Khả năng tình dục
Nồng độ Testosterone tăng cao khi nam giới độ tuổi dậy thì, kích thích phát triển của tinh hoàn, dương vật và lông mu. Lộ ra rõ những đặc điểm của giới tính như giọng nói trầm hơn, cơ bắp phát triển và lông rậm hơn. Ngoài ra, hormone này còn làm cho nam giới tăng ham muốn tình dục. Khi lượng Testosterone thấp thì sẽ có khả năng bị mất ham muốn tình dục và nếu trong một thời gian dài không hoạt động tình dục thì hormone này sẽ giảm ở mức thấp.
3.4 Hệ thần kinh trung ương
Đây là nơi kiểm soát Testosterone, vùng dưới đồi trong não là nơi thông báo cho tuyến yên biết số lượng Testosterone cần bao nhiêu và sẽ chuyển thông tin đó đến tinh hoàn. Testosterone có vai trò hình thành tính cách của nam giới, bao gồm sự hung hăng và khả năng lãnh đạo. Bên cạnh đó, hormone này còn là thước đo khả năng cạnh tranh và lòng tự trọng ở đàn ông.
Hoạt động tình dục, việc tham gia vào các hoạt động cạnh tranh đều khiến mức độ Testosterone của người đàn ông tăng hoặc giảm. Nếu lượng Testosterone giảm dẫn đến nam mới mất tự tin, gây rối loạn giấc ngủ, thiếu năng lượng. Bên cạnh đó, tình trạng này còn làm giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc ở nam giới.
3.5 Da và tóc
Testosterone thúc đẩy sự phát triển của tóc trên đầu, lông ở nách, ngực, tay chân và xung quanh bộ phận sinh dục khi nam giới đến độ tuổi trưởng thành. Nếu Testosterone thấp sẽ khiến nam giới mất đi một phần lông trên cơ thể.
3.6 Cơ và xương
Testosterone là một trong những yếu tố giúp cho sự phát triển của các khối cơ trong cơ thể nam giới. Hormone này làm tăng dẫn truyền thần kinh, kích thích tăng trưởng ở các mô, tổng hợp protein. Testosterone còn có vai trò làm tăng nồng độ của hormone tăng trưởng, giúp nam giới cải thiện cơ bắp nếu luyện tập thể thao thường xuyên.
Testosterone làm tăng mật độ của xương và có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu từ tủy. Những người có lượng Testosterone ở mức thấp thì có nhiều khả năng sẽ bị chấn thương và gãy xương.
Bên cạnh đó, Testosterone còn đóng vai trò cần thiết trong việc chuyển hóa chất béo, giúp nam giới tiêu thụ chất béo một cách hiệu quả. Nồng độ Testosterone giảm dẫn đến tình trạng dễ tích mỡ thừa trong cơ thể.
3.7 Hệ tuần hoàn
Hormone Testosterone được vận chuyển đi khắp cơ thể nhờ các tế bào máu và cách duy nhất để xác định nồng độ hormone này là làm xét nghiệm máu. Một số nghiên cứu cho rằng, Testosterone có thể có tác động tích cực đến tim, lượng
cholesterol, chỉ số huyết áp và khả năng đông máu ở nam giới.
4. Mất cân bằng Testosterone như thế nào
4.1 Testosterone suy giảm
Testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối sức khỏe, khả năng sinh lý và sinh sản của người đàn ông. Khi nồng độ hormone Testosterone suy giảm, nam giới có nguy cơ đối mặt với các vấn đề sau:
- Suy giảm ham muốn tình dục.
- Rối loạn cương dương: Testosterone không trực tiếp tạo ra sự cương dương nhưng lại là yếu tố kích thích cơ thể sản xuất Nitric Oxide, giúp quá trình lưu thông máu được tốt hơn, giúp nam giới đạt được và duy trì được quá trình cương dương trong một khoảng thời gian lâu.
- Giảm lượng tinh dịch: Testosterone tham gia vào quá trình sản xuất tinh dịch, việc thiếu hụt Testosterone sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của tinh trùng, dẫn đến vô sinh ở nam giới.
- Giảm chất lượng xương: Testosterone cũng góp phần vào quá trình sản xuất và củng cố sức khỏe của xương. Cho nên, nếu hormone này suy giảm sẽ ảnh hưởng đến mật độ xương và gây loãng xương. Hiện tượng này thường thấy ở người lớn tuổi.
- Mất cơ, tăng mỡ: Testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ bắp. Khi nồng độ Testosterone suy giảm, nam giới sẽ không còn rắn chắc, thay vào đó là mỡ thừa xuất hiện.
- Mệt mỏi, tính khí thay đổi: Testosterone suy giảm khiến cho nam giới cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không muốn làm việc, tâm trạng bất ổn. Suy giảm Testosterone khiến đàn ông đối mặt với trầm cảm, cáu gắt và mất tập trung.
4.2 Dư thừa Testosterone
Việc thiếu hụt Testosterone cũng gây bất ổn cho nam giới, nhưng nếu hàm lượng này dư thừa cũng không có lợi cho phái mạnh. Khi mức Testosterone cao, nam giới thường có khả năng rơi vào các tình trạng như tinh thần quá khích, thích chơi các trò rủi ro, có hành động phạm tội, gây chấn thương, hay cuồng dâm.
5. Xét nghiệm Testosterone
Để biết chính xác nồng độ nội tiết tố Testosterone trong cơ thể thì cần làm xét nghiệm Testosterone toàn phần trong máu.
Xét nghiệm nồng độ FSH, LH: xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng sinh sản của nam giới và thường kết hợp với các xét nghiệm khác trong xét nghiệm vô sinh. Chỉ số FSH sẽ cho biết tại sao số lượng tinh trùng thấp, chỉ số này bình thường là 1.5 – 12.5 mU/mL.
Việc xét nghiệm Testosterone được thực hiện trong các trường hợp như:
- Cần xác định độ tuổi dậy thì ở trẻ em
- Ham muốn tình dục giảm
- Rối loạn cương dương
- Khối u ở tinh hoàn
- Vô sinh hiếm muộn
- Rối loạn chức năng tuyến yên và vùng dưới đồi.
6. Một số cách cải thiện lượng Testosterone
Nam giới có thể tăng cường Testosterone tự nhiên bằng các cách sau:
- Thay đổi lối sống: một lối sống tích cực, lành mạnh cũng là cách giúp cơ thể sản sinh lượng nội tiết tố nam nhiều hơn.
- Luyện tập thể thao thường xuyên: nam giới thường xuyên tập thể dục thể thao thì có thể cải thiện nồng độ Testosterone. Việc duy trì các hoạt động thể thao không chỉ nâng cao thể lực, sự dẻo dai cho cơ, mà còn giải tỏa được những căng thẳng, giúp tinh thần sảng khoái.
- Giữ tinh thần thoải mái: tinh thần căng thẳng đây là yếu tố khiến cho cơ thể không thể sản xuất nội tiết tố nam. Khi căng thẳng cơ thể sẽ sản sinh cortisol, epinephrine, làm ức chế chức năng sản sinh Testosterone. Căng thẳng thần kinh làm cortisol tăng cao sẽ làm tăng hấp thu thức ăn, dẫn đến dễ thừa cân béo phì.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: nên thiết lập chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối 4 nhóm chất cần thiết cho cơ thể như tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Nên tăng cường các chất như kẽm, vitamin B, A, C, E, giúp cải thiện Testosterone tự nhiên và tăng chất lượng của tinh trùng. Vitamin D được xem là chất kích thích sản xuất nội tiết tố nam, việc bổ sung khoảng 3.000 IU vitamin D3 mỗi ngày, liên tục trong 12 tháng sẽ làm tăng nồng độ Testosterone lên khoảng 25%.
Tránh uống nhiều rượu bia và từ bỏ sử dụng thuốc lá.
Đảm bảo được giấc ngủ: nếu chỉ ngủ 5 giờ mỗi đêm thì có thể làm giảm 15% nồng độ Testosterone. Và những người mỗi đêm chỉ ngủ bốn giờ thì nồng độ hormon sinh dục sẽ tụt đến mức thấp nhất. Vì vậy, nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc từ 6 – 8 giờ mỗi ngày, để có thể tăng nhịp độ sản xuất và giữ nồng độ Testosterone trong cơ thể ở mức ổn định.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện tiên phong trong việc điều trị vô sinh hiếm muộn tại Sài Gòn. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị vô sinh. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên y tế, điều dưỡng được đào tạo bài bản và đảm bảo giải đáp bất kỳ thắc mắc của quý khách hàng.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|