Tuyến giáp và 5 bệnh lý liên quan
Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng, giữ vai trò đặc biệt với sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Chính vì thế, khi tuyến này xảy ra một số bất thường cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động trong cơ thể.
1. Tổng quan cấu tạo, chức năng tuyến giáp
1.1 Tuyến giáp là gì
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn và nắm giữ chức năng quan trọng trong cơ thể. Tuyến nội tiết này có nhiệm vụ tiết ra các hormone giáp gồm Thyroxine (T4), hormone tri-iodo-thyronine (T3).
1.2 Cấu tạo
Đây là một trong những cơ quan nội tiết quan trọng trong cơ thể, sản xuất và bài tiết các hormone cần thiết cho sự phát triển và điều tiết chức năng của cơ thể.
Tuyến giáp có hình dạng giống một con bướm, nằm phía trước cổ, nó được bao phủ bởi một lớp mô liên kết mềm và được phân thành hai thùy giáp đối xứng nhau bởi một vách ngăn trung tâm.
Các thùy giáp có chứa các follicle, đây là một khối tế bào liên kết chặt chẽ và cũng là nơi sản xuất ra các nội tiết tố T4 và T3.
Hai loại hormone này được sản xuất từ hai loại amino acid quan trọng, đó là iodine và tyrosine.
TGB, là một protein đặc biệt, được tế bào Follicular sản sinh ra và là nguyên liệu để sản xuất T4 và T3. Tế bào này sẽ iot hóa để tạo thành các phân tử T4 hoặc T3 và sẽ được đưa vào máu thông qua hệ thống mạch máu xung quanh tuyến giáp.
Bên cạnh đó, tuyến này còn có các tế bào parafollicular (tế bào C), có nhiệm vụ sản xuất nội tiết tố calcitonin, giúp làm giảm lượng calci trong máu và có vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sự cân bằng của hệ xương khớp.
1.3 Chức năng
Tuyến giáp có nhiệm vụ tạo và tiết ra các hormone, đó là:
Thyroxine (T4): đây là hormone chính, chất này có thể chuyển đổi thành T3 thông qua quá trình khử iot.
Triiodothyronine (T3): nhóm nội tiết này được sản xuất ít hơn so với T4, nhưng T3 lại ảnh hưởng nhiều đến quá trình trao đổi chất hơn.
Triiodothyronine đảo ngược (RT3): hormone này được sản sinh ra một lượng rất nhỏ, phản tác dụng của T3.
Calcitonin: có vai trò điều chỉnh lượng calci trong máu.
2. 5 bệnh lý liên quan đến tuyến giáp
2.1 Cường giáp
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tiết quá nhiều hormone.
Biểu hiện của bệnh cường giáp, cụ thể đó là:
- Tâm trạng thất thường, căng thẳng
- Vã mồ hôi, hồi hộp, trống ngực
- Sụt cân, suy nhược cơ thể
- Mắt lồi
- khó thở
- Loạn nhịp tim, suy tim
Điều trị cường giáp, thông thường người bệnh sẽ uống thuốc ức chế bài tiết hormone tuyến giáp, thời gian uống thuốc kéo dài, bệnh có nguy cơ tái phát.
Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng iot phóng xạ hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp. Phương pháp điều trị này cần được chuyên gia thăm khám, tư vấn và cân nhắc kỹ lưỡng.
2.2 Suy giáp
Đây là bệnh lý tuyến nội tiết không tiết đủ hormone giáp. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.
Các biểu hiện của bệnh lý này, đó là:
- Người lờ đờ, mệt mỏi, tinh thần sa sút.
- Trí nhớ kém, phù nhẹ mặt.
- Mắt, da khô.
- Nghiêm trọng hơn là người bệnh có thể hôn mê và tử vong.
Người bệnh buộc phải uống bổ sung hormone tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Người bệnh cần kiên trì trong suốt quá trình điều trị và có cơ hội hồi phục sau vài tuần, nhưng vẫn có khả năng người bệnh đó phải duy trì thuốc suốt đời.
2.3 U lành tính
Đây là bệnh lý thường hay gặp nhất của tuyến giáp, biểu hiện:
Kích thước của tuyến này to lên một phần hay toàn bộ nhưng không có các biểu hiện của cường hay suy giáp.
Gây khó thở, khó nuốt do có sự chèn ép của u đối với tổ chức xung quanh,…
Các biện pháp bao gồm uống hormone, phẫu thuật cắt bỏ sẽ được chỉ định trong quá trình điều trị và việc tầm soát cũng được cho là quan trọng, mục đích là để kịp thời phát hiện các dấu hiệu ung thư.
2.4 Ung thư tuyến giáp
Đây được xem là căn bệnh lý ác tính, biểu hiện thường gặp là kích thước tuyến này tăng nhanh trong thời gian ngắn hoặc cũng không có triệu chứng.
Ung thư dạng này có nhiều loại, chính vì thế bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị thích hợp (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,…) cho từng loại ung thư.
2.5 Viêm giáp mạn tính Hashimoto
Đây là một biểu hiện viêm mạn tính thâm nhiễm tế bào lympho. Bệnh này có thể được chẩn đoán từ các biểu hiện của viêm giáp hoặc các dấu hiệu của rối loạn chức năng giáp.
Các biểu hiện bao gồm tuyến này to trong thời gian ngắn, lan rộng ra cả hai thùy, đối xứng, theo hình dạng của tuyến giáp, đau mơ hồ và nhiễm độc giáp nhẹ.
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp
3.1 Siêu âm
Đây là phương pháp được chỉ định đầu tiên để kiểm tra tuyến giáp. Siêu âm để quan sát hình ảnh tuyến này bao gồm vị trí, hình thái, kích thước các nhân giáp.
3.2 Xét nghiệm
Dựa vào độ nhạy và tính chính xác cao, nên xét nghiệm máu được dùng để chẩn đoán và kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các thông số T3, T4, FT3, FT4, TSH sẽ được xác định sau xét nghiệm.
Chỉ số T3, T4, FT3, FT4 và TSH được đánh giá bình thường là phải nằm trong ngưỡng tham chiếu, khi nằm ngoài ngưỡng sẽ được xem là bất thường. Trường hợp các chỉ số bất thường, là:
- TSH cao và FT4 thấp là suy giáp.
- TSH cao và FT4 thấp là cường giáp.
- TSH thấp và FT4 thấp, đây là tình trạng suy giáp thứ phát, điều này có liên quan đến tuyến yên hoặc một số phản ứng khác của cơ thể.
- TSH tăng nhẹ và chỉ số FT4 không đổi là dấu hiệu cảnh báo suy giáp.
- Một số kháng thể như TPOAb hoặc TgAb, TRAb có trong xét nghiệm, dùng để chẩn đoán bệnh giáp tự miễn.
3.3 Kiểm tra độ tập trung iot
Trước khi kiểm tra, người bệnh sẽ được sử dụng một lượng iot nhất định.
Nếu có độ tập trung iot cao thì người đó đang mắc bệnh cường giáp và ngược lại.
3.4 Xạ hình tuyến giáp
Người bệnh được sử dụng một lượng nhỏ iot phóng xạ để kiểm tra sự hấp thu của các tế bào tuyến giáp.
Các chuyến gia sẽ tiến hành theo dõi các chất phóng xạ này để ghi lại những hình ảnh phục vụ cho việc chẩn đoán. Bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh để đưa ra nhận xét về cấu trúc bất thường về tuyến giáp và nhân giáp.
3.5 Sinh thiết
Phương thức này cần được thực hiện khi nghi ngờ người bệnh có khối u ác tính.
Quá trình thực hiện:
- Chuyên gia sẽ tiến hành gây tê vùng cổ rồi tiến hành chọc hút tế bào bằng kim nhỏ.
- Sau khi lấy một số tế bào và dịch nhân của tuyến giáp, chúng sẽ được soi dưới kính hiển vi để phát hiện những điểm bất thường.
- Kỹ thuật này để áp dụng cho những nhân có kích thước dưới 1cm và để xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
4. Một số cách giúp tuyến giáp khỏe mạnh
4.1 Cân bằng dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để duy trì tuyến giáp khỏe mạnh là thực hiện chế độ ăn uống cân bằng.
Có đến 70% hệ thống tự miễn dịch được tìm thấy trong ruột (GALT) hoặc các mô bạch huyết liên quan đến ruột.
Trường hợp, niêm mạc ruột bị viêm sẽ làm kích hoạt các phản ứng miễn dịch, việc này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh tuyến giáp.
Người bệnh cần tuân theo chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng để giúp kiểm soát tình trạng viêm, đó à:
- Trái cây, rau củ, ngũ cốc
- Các loại hải sản.
- Các loại hạt.
- Dầu ăn và chất béo lành mạnh (omega 3-6-9).
4.2 Hạn chế một số loại thực phẩm
Tránh thực phẩm chế biến chứa đường, chất bảo quản và phẩm màu hóa học.
Thực phẩm đã qua chế biến vì chúng có thể gây viêm ruột và kích hoạt các đợt bùng phát bệnh tự miễn dịch.
Không ăn sống các loại rau như súp lơ, bắp cải, cải thìa, cải Brussels có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và folate (Vitamin B9) vì có thể gây rối loạn tuyến giáp.
4.3 Bổ sung các chất cần thiết
Iot rất cần thiết cho quá trình tổng hợp nội tiết tố ở tuyến này. Việc thiếu iot là một trong những nguyên nhân chính gây phì đại và suy tuyến giáp.
Nhưng quá nhiều iot có thể gây ra chứng cường giáp. Cho nên, người bệnh cần dùng các loại thuốc có chứa iot dưới chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Selen và vitamin D có tác dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe tuyến giáp. Dùng 200 mcg selen mỗi ngày giúp làm giảm các kháng thể kháng giáp. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt vitamin D cũng liên quan đến bệnh tự miễn dịch.
Men vi sinh Probiotic giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, tăng cường nhu động và cải thiện tính thấm của ruột.
4.4 Hạn chế tiếp xúc với những chất độc
Việc tiếp xúc lâu dài với các loại chất hóa học sẽ gây ra các vấn đề về tuyến giáp. Bên cạnh đó, nên lưu ý với những nhóm chất ô nhiễm hữu cơ bền vững như Perfluorinated (PFC), chất này thường được tìm thấy trong những đồ vật:
- Thảm, vải chống thấm nước.
- Bọt chữa cháy, dụng cụ nấu chống dính.
- Sản phẩm làm từ da.
- Tránh dùng xà phòng có chứa Triclosan, vì chất này có thể làm thay đổi quá trình điều hòa hormone.
Tuyến giáp không phải là một cơ quan có thể tự tái tạo, nhưng việc sống mà không có tuyến nội tiết này vẫn là điều có thể. Trường hợp, Sau khi cắt bỏ tuyến nội tiết này, cần liên hệ với bác sĩ để đánh giá lại các xét nghiệm máu về chức năng tuyến giáp.
Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.
Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: