Tư thế nằm khi mang thai là vấn đề thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Nhiều bà bầu bị mất ngủ do không tìm được tư thế ngủ thoải mái. Dưới đây là các lưu ý giúp mẹ bầu khi mang thai có một tư thế dễ ngủ hơn.

Tư thế nằm khi mang thai như thế nào giúp mẹ bầu thoải mái
Tư thế nằm khi mang thai như thế nào giúp mẹ bầu thoải mái

1. Vì sao khi mang thai mẹ bầu lại khó ngủ hơn?

Một cuộc khảo sát của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia cho thấy 78% phụ nữ khó ngủ hơn khi mang thai, với 15% gặp phải hội chứng chân không yên trong tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều phụ nữ cảm thấy mệt mỏi khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba.

Hầu hết các chị em khi mang thai đều cần ngủ đủ giấc để đáp ứng nhu cầu thể chất của thai kỳ. Tuy nhiên, khi thai kỳ phát triển ngày một lớn, nhiều thai phụ lại cảm thấy khó ngủ hơn vì khó tìm được tư thế nằm khi mang thai giúp cơ thể người mẹ cảm thấy thoải mái.

Nhiều yếu tố có thể làm gián đoạn giấc ngủ khi mang thai, bao gồm đi vệ sinh vào ban đêm, buồn nôn, ợ chua, đau lưng dưới và chuột rút ở chân.

Từ đó dẫn đến ngủ giấc không sâu hoặc mất ngủ. Việc thiếu ngủ trong một thời gian dài đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần của hai mẹ con.

Khi mang thai, nồng độ hormone thay đổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như giấc ngủ của mẹ bầu
Nồng độ hormone thay đổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như giấc ngủ của mẹ bầu

2. Tư thế nằm khi mang thai tốt nhất cho mẹ bầu

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng một khi bụng bắt đầu nở ra, tư thế nằm khi mang thai của mẹ bầu tốt nhất nên ngủ nghiêng về bên trái, gập đầu gối.

Ngủ nghiêng không chỉ thoải mái hơn mà còn giúp cải thiện lưu lượng máu cho bà bầu và thai nhi. Đồng thời đảm bảo em bé nhận được chất dinh dưỡng và oxy cần thiết. Vị trí này cũng làm giảm khả năng sưng tấy ở mắt cá chân và chân.

Ngủ nghiêng bên phải có thể gây áp lực lên gan nên không tối ưu. Nhưng các chuyên gia thường đồng ý rằng ngủ nghiêng bên phải trong thời gian ngắn là an toàn. Tuy nhiên nếu mẹ bầu duy trì được thói quen ngủ nghiêng bên trái vẫn là tốt nhất. 

3. Những tư thế khi mang thai cần tránh

3.1 Nằm ngửa

Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, việc ngủ ngửa là hoàn toàn bình thường do thai nhi còn nhỏ. Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, kích thước em bé tăng lên, việc ngủ ngửa khiến trọng lượng của tử cung gây áp lực lên động mạch chính gọi là động mạch chủ và tĩnh mạch quan trọng gọi là tĩnh mạch chủ. Việc này có thể khiến tim khó bơm máu đến thai phụ và thai nhi hơn.

Hơn nữa, ngủ ngửa có thể gây áp lực lên cột sống. Tư thế nằm khi mang thai này có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đau lưng dưới, ảnh hưởng đến phần lớn phụ nữ mang thai. Ngủ ngửa cũng có liên quan đến nguy cơ ngáy cao hơn hoặc các vấn đề về hô hấp khác trong khi ngủ.

Một số bà bầu cảm thấy khó chịu và chóng mặt khi nằm ngửa nên có thể ít muốn ngủ ở tư thế đó hơn. Nhưng nhiều mẹ bầu có xu hướng ngủ ngửa một cách tự nhiên và có thể vô tình rơi vào tư thế nằm khi mang thai này trong khi ngủ. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ, ngay khi thức dậy ở tư thế nằm ngửa nên quay trở lại tư thế nằm nghiêng.

Nằm ngửa khi mang thai làm tạo áp lực lên cột sống khiến mẹ bầu khó chịu
Nằm ngửa khi mang thai làm tạo áp lực lên cột sống khiến mẹ bầu khó chịu

3.2 Nằm sấp 

Cũng giống như tư thế nằm ngửa, trong 3 tháng đầu khi thai nhi còn nhỏ, mẹ bầu có thể nằm sấp. Tuy nhiên khi em bé lớn dần, đây là tư thế nằm khi mang thai không được các chuyên gia y khoa khuyến khích. Bởi vì khi nằm sấp, bụng bầu sẽ bị nén xuống gây chèn ép tới tĩnh mạch, cản trở máu lưu thông. Điều này khiến thai phụ khó thở và buồn nôn hơn, thậm chí còn bị tụt huyết áp trầm trọng. 

Bên cạnh đó, việc nằm sấp còn gây áp lực lên tử cung và chèn ép các cơ quan tiêu hóa lân cận. Mẹ bầu sẽ bị ợ nóng nhiều hơn, đặc biệt ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Nằm sấp còn làm giảm khả năng lưu thông máu, cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé. 

4. 8 lưu ý về tư thế nằm khi mang thai giúp mẹ bầu thoải mái

4.1 Cong đầu gối khi ngủ

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, chị em mang thai khi ngủ nên cong cả hai đầu gối và nằm nghiêng về bên trái. Tư thế nằm khi mang thai này sẽ giúp mẹ bầu sâu giấc hơn và giảm thiểu cơn đau mỏi ở lưng. 

4.2 Sử dụng gối hỗ trợ

Hãy thử bắt chéo chân này lên chân kia và đặt một chiếc gối giữa chúng và một chiếc gối khác sau lưng. Nó sẽ giúp giảm đau ở hông và xương chậu.

Với tư thế nằm khi mang thai này có thể giúp giảm chuột rút ở chân hoặc chân bồn chồn – cả hai đều là những triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Bên cạnh đó việc dùng tấm nệm lót có thể giúp thai phụ giảm đau hông du ngủ nghiêng.

Ngoài ra việc kê gối ngủ cao hơn có thể giúp mẹ giảm được chứng ợ nóng vào ban đêm, từ đó mẹ sẽ ngủ sâu giấc hơn.

Tư thế nằm khi mang thai kết hợp đúng kết hợp với gối chuyên dụng giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ
Tư thế nằm khi mang thai đúng kết hợp với gối chuyên dụng giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ

4.3 Duy trì thói quen ngủ đúng giờ 

Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày và lựa chọn đúng tư thế nằm khi mang thai có thể giúp mẹ bầu tận dụng chu kỳ ngủ – thức tự nhiên và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, thưởng thức đồ uống nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ khiến cơ thể thư giãn hơn, mẹ sẽ nhanh buồn ngủ hơn. 

4.4 Ngủ trưa

Nếu khó ngủ suốt đêm, thai phụ có thể ngủ trưa vào ban ngày để bù đắp cho thời gian nghỉ ngơi đã mất. Tốt nhất, nên ngủ trưa sớm hơn trong ngày và chọn đúng tư thế nằm khi mang thai để giảm tác động tiêu cực đến giấc ngủ ban đêm.

4.5 Tập các bài tập thư giãn 

Căng thẳng khiến nhiều bà bầu không thể ngủ ngon. Ngoài việc lựa chọn tư thế nằm khi mang thai, thì các bài tập thư giãn có thể giúp cơ thể thoải mái để chuẩn bị cho giấc ngủ. Một số bìa tập thư giãn nhẹ nhàng bà bầu có thể tập như yoga, thiền, đi bộ,..

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn

4.6 Giảm thiểu thức ăn và đồ uống vào buổi tối

Mặc dù thai phụ cần phải uống đủ nước (từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày), tuy nhiên hãy uống đủ vào ban ngày và hạn chế uống vào ban đêm. Việc uống nhiều nước ban đêm sẽ khiến mẹ phải đi tiểu nhiều, từ đó làm gián đoạn giấc ngủ và khó sâu giấc. Thay vào đó, mẹ có thể ăn nhẹ bằng bánh quy ít ngọt hay các loại hạt như macca, óc chó, hạnh nhân để tránh cảm giác buồn nôn vào ban đêm mà không làm trầm trọng thêm chứng ợ chua. 

4.7 Hạn chế lượng caffeine

Caffeine là chất cản trở giấc ngủ, vì vậy nếu chị em mang thai muốn có một giấc ngủ sâu hãy tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa caffeine như cà phê, sô cô la vào buổi tối.

4.8 Cân nhắc bổ sung vitamin trước khi sinh

Uống vitamin trước khi sinh, chẳng hạn như sắt và axit folic, không chỉ giúp em bé nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng chân không yên, chứng rối loạn giấc ngủ thường ảnh hưởng đến người mang thai. Tuy nhiên trước khi sử dụng, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gặp những rủi ro không mong muốn. 

Kê gối cao giúp ngăn ngừa tình trạng khó thở và trào ngược ở mẹ bầu
Kê gối cao giúp ngăn ngừa tình trạng khó thở và trào ngược ở mẹ bầu

Phụ nữ không có được giấc ngủ chất lượng và không hiểu được tầm quan trọng của tư thế nằm khi mang thai, có thể bị mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến rối loạn tâm trạng, chẳng hạn như trầm cảm và có khả năng dẫn đến kết quả thai kỳ tiêu cực, chẳng hạn như thai nhi chậm phát triển và tiền sản giật.

Do đó việc kết hợp một giấc ngủ chất lượng và tư thế nằm khi mang thai đúng là vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu. Nếu vấn đề về khó ngủ ngày càng trầm trọng, thậm chí khiến thai phụ bì mất ngủ dù đã nỗ lực để bản thân dễ ngủ hơn. Hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp xử lý kịp thời và phù hợp.

Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/pregnancy/sleeping-positions-in-pregnancy#The-takeaway
  2. https://www.healthhub.sg/live-healthy/4-ways-to-get-comfortable-while-sleeping