Xét nghiệm AMH là một bước quan trọng giúp đánh giá khả năng sinh sản của nữ giới trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Vậy khi chỉ số AMH thấp, trứng ít có làm IVF được không? Có biện pháp cải thiện số lượng trứng không? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết sau. 

Trứng ít có làm IVF được không?
Trứng ít có làm IVF được không?

1. Xét nghiệm AMH thấp, trứng ít có làm IVF được không? 

Để hiểu rõ hơn vấn đề trứng ít có làm IVF được không, bạn cần hiểu mối tương quan giữa số lượng trứng và biện pháp hỗ trợ sinh sản IVF. Được biết, mỗi quả trứng nghỉ ngơi và phát triển trong một nang trứng. Mỗi ngày lại sản sinh khoảng 30 – 35 nang trứng. Khi trưởng thành chúng sẽ bị tác động bởi các hormone tiết ra trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Song chỉ có một nang trứng trưởng thành “chín rụng” và có cơ hội thụ tinh. Đối với nữ giới chọn thụ tinh trong ống nghiệm, số lượng trứng ít sẽ ảnh hưởng đến việc chọc hút trứng khỏe mạnh để cấy phôi, từ đó giảm tỷ lệ mang thai.

Nhiều nghiên cứu cho biết hiện nay vẫn chưa có cách giúp tăng chỉ số AMH hay phương pháp nào có thể tăng số lượng trứng ở buồng trứng. Do đó, các chuyên gia khuyến khích nữ giới có chỉ số AMH thấp nhưng mong sinh con thì nên sớm điều trị hiếm muộn sớm để tăng tỷ lệ IVF thành công. Ngược lại, phụ nữ có chỉ số AMH thấp nhưng chưa muốn làm mẹ thì vẫn nên đi trữ trứng trước. Bởi càng lớn tuổi số lượng trứng càng giảm, thậm chí không có trứng, phải xin trứng người khác để tiến hành IVF.

Tuy nhiên, các chuyên gia điều trị vô sinh hiếm muộn cho biết chỉ số AMH thấp, trứng ít vẫn làm được IVF. Bởi khả năng dự trữ buồng trứng suy giảm chứ không có nghĩa là không thể mang thai. Cho nên trước khi làm thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị giúp tăng số lượng trứng để phục vụ khâu chọc hút trứng tạo phôi.

2. Cách phòng ngừa AMH thấp, trứng ít

Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc trứng ít có làm IVF được không, các chuyên gia cũng khuyến cáo những cách giúp phòng ngừa chỉ số AMH thấp. Cụ thể ngoài yếu tố về tuổi tác, nữ giới nên xây dựng một lối sống lành mạnh nhằm tránh các tác động xấu gây suy giảm dự trữ buồng trứng nhanh.

  • Ăn uống lành mạnh, sử dụng các thực phẩm giúp kích thích buồng trứng.

Ăn uống là một yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng buồng trứng nói riêng, sức khỏe sinh sản nói chung. Một số chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường chỉ số dự trữ buồng trứng mà bạn nên bổ sung đó là:

Thực phẩm giàu chất sắt (ức gà, lòng đỏ trứng, gan động vật, bí đỏ, các loại ốc, lạc, củ cải đỏ, rau dền, hạt dẻ, rau cải bó xôi,…) được coi là nguồn nuôi dưỡng buồng trứng.

Thực phẩm giàu kẽm, omega – 3 (sò huyết, cá thu, thịt bò, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt vừng, hạt hướng dương, hạt bí ngô,…) có tác dụng cân bằng nội tiết, điều hòa kinh nguyệt, kích thích buồng trứng, làm chậm tình trạng suy buồng trứng.

Thực phẩm giàu canxi (lòng trắng trứng gà, hải sản, sữa tươi, yến mạch, hạnh nhân,…) có tác dụng tái tạo estrogen, giúp buồng trứng phát triển.

Thực phẩm chứa folate, nhiều loại Vitamin A, B, C và E bao gồm các loại trái cây (việt quất, cam, nho, chuối, dâu tây, mâm xôi, bơ,…) và rau màu xanh đậm (mồng tơi, bông cải xoăn, súp lơ xanh,…) sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm buồng trứng, kích thích nang trứng hình thành và phát triển, từ đó tăng khả năng thụ thai sau chuyển phôi.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa số lượng trứng suy giảm khi chuẩn bị làm IVF, hội chị em hiếm muộn nên tránh xa các thực phẩm gây hại như: thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, cá đóng hộp, lạp xưởng, rau củ đông lạnh,…), thức ăn nhanh (gà chiên giòn, khoai lang lắc,…), đường nhân tạo (bánh kem, mứt, thạch,…). Đồng thời, nữ giới nên kiêng uống rượu, bia, thuốc là và nước ngọt có ga.

  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao đều đặn.

Sức khỏe tinh thần cũng là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng trứng. Nếu lo sợ trứng ít có làm IVF được không thì bạn nên cải thiện chỉ số dự trữ buồng trứng của mình trước khi tiến hành biện pháp hỗ trợ sinh sản. Bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt và vận động theo hướng tích cực, lành mạnh.

Ở nữ giới, vận động mỗi ngày tầm 30 phút giúp tăng cường lưu thông máu đến tử cung, làm giảm căng thẳng, điều hòa nội tiết tố, cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp buồng trứng khỏe mạnh. Hãy thử đi xe đạp, đi bộ, chạy bộ nhẹ, tập yoga, Pilates để tăng cường sức khỏe trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Đồng thời, tránh căng thẳng, thức khuya, hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính quá lâu hay gần bụng, đùi.

  • Khám sức khỏe sinh sản định kỳ để phát hiện sớm những bệnh lý ở buồng trứng.

Đối với những người trong độ tuổi 40 trở xuống nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ mỗi năm 1 lần. Còn những người từ 40 tuổi trở lên nên khám với tần suất mỗi năm 2 lần (cách 6 tháng). Bởi càng lớn tuổi, số lượng trứng càng suy giảm. Vậy nên gia đình nào có ý định mang thai thì nên đi thăm khám trước đó tối thiểu 3 – 6 tháng/ lần. 

Với sự phát triển vượt bậc của Y khoa hiện nay, hội chị em hiếm muộn không cần quá lo lắng vấn đề trứng ít có làm IVF được không. Bởi lẽ với những ứng dụng công nghệ sinh học tân tiến, nữ giới có thể lưu trữ noãn, gom noãn để làm IVF trong trường hợp AMH quá thấp. Tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn, các chuyên gia đã và đang triển khai rất mạnh lĩnh vực này.

Chúng tôi hiểu rõ mỗi quả trứng lấy ra để thụ tinh trong ống nghiệm là tài sản rất quý của phụ nữ hiếm muộn, đặc biệt người có chỉ số AMH thấp. Vì vậy, trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, các chuyên gia sẽ xem xét kỹ lưỡng trứng đó nên trữ đông hay làm phôi luôn.

Hãy liên hệ Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn để được các chuyên gia điều trị vô sinh hiếm muộn hàng đầu Việt Nam hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

  • Địa chỉ: 87 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 033 758 6226
  • Fanpage: fb.com/benhvienhiemmuonsaigon
  • Email: lienhe@benhvienhiemmuonsaigon.vn