Tiểu cầu là một trong ba tế bào máu, đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể người. Nhưng khi cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít tiểu cầu thì có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKI. Phan Nguyễn Hoàng Vân – Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn.

Tiểu cầu đảm nhận vai trò gì trong cơ thể?
Tiểu cầu đảm nhận vai trò gì trong cơ thể?

1. Tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là một trong những loại tế bào máu, trong đó còn có bạch cầu và hồng cầu. Chúng là những tế bào không có nhân và được sinh ra ở tủy xương. 

1.1 Kích thước

Chúng kích thước nhỏ nhất trong nhóm 3 tế bào, đường kính chỉ bằng 20% hồng cầu, chúng có hình tròn hoặc hình bầu dục. 

Kích thước đường kính từ 1.2 – 2.3 μm và lớn nhất là 3μm và thời gian chúng tồn tại trong máu là từ 7 – 10 ngày. 

1.2 Định lượng

Số lượng tế bào tiểu cầu trong máu được đo bằng chỉ số Platelet Count (PLT). Chỉ số bình thường là 150.000 đến 400.000 tc/μl máu, chỉ số trung bình là 200.000 tc/μl máu. Như vậy, có khoảng 150 – 400 tỷ tế bào tiểu cầu trong mỗi lít máu. 

Số lượng tế bào này có thể xác định được trong bảng xét nghiệm công thức máu. Trường hợp, có bất cứ thay đổi về số lượng tiểu cầu đều có thể được xem là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường về máu và cả sức khỏe.

Tiểu cầu tế bào không có nhân và được sinh ra ở tủy xương
Tiểu cầu tế bào không có nhân và được sinh ra ở tủy xương

Tham khảo thêm: Phân loại tế bào bạch cầu và chức năng của chúng

2. Vai trò, chức năng cầm máu của tiểu cầu

Trong cơ thể, từng loại tế bào máu đều có chức năng và nhiệm vụ nhất định. Vì thế, tế bào tiểu cầu cũng có đảm nhận vai trò riêng biệt.

2.1 Chức năng

Tế bào bé nhỏ này có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình đông máu, hình thành cục máu đông, giúp làm co mạch, miễn dịch,…

Chức năng cầm máu là chức năng chính. Nếu cơ thể bị thương, các tiểu cầu có nhiệm vụ làm đông máu để giúp ngừng lại tình trạng chảy máu ra ngoài. Trừ trường hợp khi vết thương quá lớn, thì quá trình này sẽ không có tác dụng. 

2.2 Quá trình cầm máu của tiểu cầu

Quá trình đông máu và ngưng chảy máu sẽ trải qua 3 giai đoạn, là: 

  • Kết dính: Khi phát hiện cơ thể có thương tổn làm lộ lớp collagen nằm bên dưới tế bào nội mạc mạch máu, các tế bào này sẽ tập trung lại với nhau và bám vào lớp collagen này.
  • Giải phóng các yếu tố hoạt động: các tế bào này sẽ tiếp tục được hoạt hóa sau khi thực hiện chức năng kết dính, tế bào sẽ phình to và giải phóng các chất ADP, Thromboxane A2 với lượng lớn.
  • Ngưng tập tiểu cầu: các chất vừa được giải phóng sẽ hoạt hoá các tế bào ở gần đó giúp chúng có khả năng dính vào lớp dính với lớp collagen ban đầu, quá trình này diễn ra liên tục để tạo nên các nút tiểu cầu, đây chính là quá trình tạo thành cục máu đông.
Các tế bào máu giữ những chức năng khác nhau
Các tế bào máu giữ những chức năng khác nhau

3. Bệnh lý do tăng, giảm tiểu cầu gây ra

Chỉ số PLT – số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu. Số lượng tế bào này bình thường có trong máu nằm trong khoảng 150.000 – 400.000 tc/μl máu, trung bình là 200.000 tc/μl máu. Có khoảng 150 – 400 tỷ tế bào này trong một lít máu.

Thông thường, những giá trị về số lượng tế bào máu này trong xét nghiệm công thức máu của mỗi người sẽ khác nhau và có sự thay đổi tùy theo trạng thái tâm lý của người bệnh, cũng như giới tính, độ tuổi, chủng tộc và thiết bị làm xét nghiệm. 

Chính vì thế, để xác định cơ thể luôn khỏe mạnh thì mọi người nên thường xuyên đi kiểm tra các xét nghiệm về công thức máu và khám sức khỏe tổng quát, mục đích ngăn ngừa các dấu hiệu bệnh, từ đó tìm ra biện pháp điều trị kịp thời.

Số lượng tế bào này quá thấp so với bình thường sẽ gây ra tình trạng chảy máu. Mặt khác, nếu số lượng tế bào máu này quá cao sẽ dễ hình thành cục máu đông, làm cản trở lưu thông mạch máu có thể gây nên nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu,…

Tăng tiểu cầu thường gặp trong rối loạn tăng sinh, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách,…

Giảm tiểu cầu thường là do ức chế hoặc thay thế tủy xương, hóa trị, phì đại lách, đông máu trong lòng mạch rải rác, ban xuất huyết sau truyền máu, miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh,…

Tiểu cầu nắm giữ vai trò đông máu cho cơ thể
Tiểu cầu nắm giữ vai trò đông máu cho cơ thể

4. Những bệnh lý liên quan đến tiểu cầu

Một số bệnh lý thường gặp liên quan đến số lượng tiểu cầu, đó là những bệnh sau đây: 

4.1 Tăng tiểu cầu tiên phát

Đây là tình trạng rối loạn tăng sinh tủy mạn tính, biểu hiện chung là số lượng tế bào này tăng cao bất thường, khiến cơ thể bị xuất huyết hoặc huyết khối xuất hiện. 

Khi xét nghiệm công thức máu, sẽ thấy số lượng tế bào này > 450 G/L và đi cùng là một số biểu hiện khác. Triệu chứng thường gặp ở người bệnh, là cơ thể yếu, thường đau đầu, lách to, hồng ban, thiếu máu cục bộ.

4.2 Tăng tế bào máu thứ phát

Đây là tình trạng khá phổ biến, nguyên nhân không phải là từ tủy xương mà là do một số bệnh lý hoặc tình trạng khác gây kích thích làm cho quá trình sản xuất tế bào này nhiều hơn. 

Tình trạng này thường là do viêm nhiễm, nhiễm trùng, ung thư,… và trường hợp này có thể trở về bình thường khi các chứng viêm, nhiễm trừng được khắc phục.

Trường hợp ung thư cũng là nguyên nhân gây tăng tiểu cầu, cho nên nếu như tình trạng này xảy ra thường xuyên và không có dấu hiệu trở lại bình thường thì người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe sớm nhất có thể. 

4.3 Rối loạn chức năng tiểu cầu

Người mắc phải tình trạng này sẽ có biểu hiện đặc trưng là xuất hiện các vết bầm tím trên da. Nhưng khi thực hiện xét nghiệm máu thì có thể thấy số lượng tiểu cầu ở mức bình thường. 

Nguyên nhân là do những tế bào này đang bị rối loạn chức năng hoạt động, làm cho chức năng đông máu cũng bị rối loạn ở những mức độ khác nhau. Bệnh lý này thường là do suy thận hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc gây ra. 

4.4 Giảm tiểu cầu

Có rất nhiều trường hợp bị giảm tiểu cầu, có thể là từ những nguyên nhân sau đây:

Những người đang hóa trị trong điều trị ung thư dễ mắc giảm tế bào tiểu cầu
Những người đang hóa trị trong điều trị ung thư dễ mắc giảm tế bào tiểu cầu
  • Khi mang thai
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Hóa trị trong điều trị ung thư
  • Nhiễm trùng
  • Do miễn dịch

Có nhiều trường hợp bị giảm tiểu cầu nhưng không gây nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc số lượng tế bào này bị giảm quá nhiều sẽ gây ra tình trạng xuất huyết tự nhiên, chảy máu dù chỉ là va chạm nhẹ, nôn ra máu, tiểu ra máu,…

5. Dấu hiệu giảm tiểu cầu mà bạn nên biết

Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm, xuất huyết chính là dấu hiệu điển hình. Tùy mức độ mà biểu hiện của xuất huyết sẽ khác nhau:

  • Xuất huyết dưới da: các chấm, nốt nhỏ bầm tím hoặc các mảng bầm tím xuất hiện trên da.
  • Xuất huyết ở niêm mạc mắt, mũi, chảy máu răng miệng.
  • Xuất huyết nội tạng: tiểu, đi ngoài ra máu, xuất huyết tiêu hóa.
  • Kinh nguyệt nhiều, kéo dài, băng kinh ở phụ nữ.
  • Nghiêm trọng nhất của tình trạng này là xuất huyết não (người bệnh sẽ bị đau đầu, buồn nôn,…).

6. Bệnh giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Tiểu cầu có chức năng quan trọng trong quá trình cầm máu, nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu. 

Cho nên, nếu tình trạng này trở nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Khi số lượng tế bào này quá thấp, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm nhẹ hoặc rất nhẹ. 

Một số trường hợp xuất huyết nặng bao gồm: xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết đường tiết niệu, tai biến mạch máu não,…

Tăng tiểu cầu thứ phát làm xuất hiện các vết bầm trên da
Tăng tiểu cầu thứ phát làm xuất hiện các vết bầm trên da

7. Xét nghiệm chỉ số tiểu cầu có thực sự cần thiết

Tế bào máu nhỏ bé này có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của máu trong cơ thể. Cho nên việc theo dõi chỉ số và hoạt động của tiểu cầu là việc cần thiết nên làm đối với tất cả mọi người. 

Đối với những đối tượng có tiền sử mắc tăng/giảm tiểu cầu bất thường hoặc những người nguy cơ mắc bệnh lý làm ảnh hưởng đến chức năng của tế bào máu thì càng cần phải làm xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên. 

8. Khi nào nên làm xét nghiệm tiểu cầu

Khi thấy cơ thể có bất cứ những dấu hiệu sau đây thì cần làm xét nghiệm tiểu cầu, cụ thể là: 

  • Xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân trên cơ thể. 
  • Vết thương khó cầm máu hoặc không cầm máu được.
  • Chảy máu cam thường xuyên, hay chảy máu chân răng. 
  • Phụ nữ bị rong kinh, rong huyết,…
Người bị rong kinh nên đi xét nghiệm tiểu cầu
Người bị rong kinh nên đi xét nghiệm tiểu cầu

9. Những điều cần lưu ý với những người bị giảm tiểu cầu

Để biết cơ thể có thiếu tế bào tiểu cầu hay không, mọi người cần phải làm xét nghiệm quan trọng là xét nghiệm công thức máu, điều này giúp bác sĩ có thêm những thông tin hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh.

Khi bị giảm tiểu cầu, người bệnh cần thay đổi lối sống, chẳng hạn:

  • Không vận động mạnh hoặc các hoạt động dễ gây thương tích như bóng đá, đấm bốc.
  • Hạn chế dung nạp rượu bia vì sẽ làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu.
  • Thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng xấu đến tế bào này.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
  • Ăn các thực phẩm ít chất béo, ăn nhiều trái cây, rau củ
  • Uống đủ nước hàng ngày.
  • Người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu như trên, nhất là tình trạng xuất huyết bất thường, hãy đến bệnh viện để khám trong thời gian sớm nhất và có hướng điều trị kịp thời.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm thâm niên và đã chữa khỏi rất nhiều ca bệnh khó.

Bệnh viện cung cấp các dịch vụ thăm khám, xét nghiệm giúp các bác sĩ tìm ra được nguyên nhân hiếm muộn của các cặp vợ chồng. Đi cùng là trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu 100% từ nước ngoài, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, phục vụ cho việc điều trị đạt hiệu quả nhất.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.genome.gov/genetics-glossary/Gene
  2. https://kidshealth.org/en/kids/what-is-gene.html
  3. https://byjus.com/biology/genes