Tiêm kích thích buồng trứng là gì? Quy trình tiêm kích trứng tại nhà
Tiêm kích thích buồng trứng không còn quá lạ lẫm với những cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh. Đây là một bước rất quan trọng trong phương pháp hỗ trợ sinh sản thụ tinh ống nghiệm (IVF) và thụ tinh nhân tạo (IUI). Vậy tiêm kích trứng là gì và quy trình tiêm kích trứng như thế nào? Hãy cùng chuyên gia của Bệnh viện giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Tiêm kích trứng là gì?
Tiêm kích trứng là phương pháp dùng thuốc nội tiết bằng đường tiêm nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trương thành, sau đó chín và rụng. Thuốc kích trứng có hai dạng tiêm và uống, bạn sẽ sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc này nhằm đảm bảo thu được số lượng noãn phù hợp, đồng thời không để xảy ra các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc. Đặc biệt là quá kích buồng trứng.
Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp vợ chồng kết hôn được trên 1 năm, không sử dụng biện pháp tránh thai nào nhưng không mang thai. Các trường hợp vô sinh do rối loạn phóng noãn, đa nang buồng trứng hoặc đang thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản IUI và IVF.
2. Thời điểm lý tưởng để tiêm kích thích trứng
Thời điểm tiêm kích trứng được xác định dựa trên chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Bệnh nhân sẽ tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thông thường tiêm kích trứng sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng để phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Lưu ý sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh lam dụng thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
3. Vì sao phải tiêm kích trứng khi làm IUI và IVF
3.1 Đối với IUI
Trong thụ tinh nhân tạo IUI tinh trùng được đưa vào tử cung giúp rút ngắn quang đường di chuyển, làm tăng cơ hội tiếp cận trứng hơn. Tiêm kích trứng trong IUI tạo ra từ 1-3 nang noãn trưởng thành, giúp đấy nhanh quá trình phóng noãn, tăng cơ hội thành công trong việc thụ thai.
3.2 Đối với IVF
Trong thụ tinh ống nghiệm IVF, tiêm kích trứng tạo ra 10-15 nang noãn, tối thiểu bệnh nhân thu về 8-10 nang noãn đạt chất lượng tốt. Khi kết hợp trứng với tinh trùng tạo ra phôi tốt, tăng khả năng thành công của quá trình IVF.
4. Quá trình tiêm kích thích buồng trứng tại nhà
Thực hiện tiêm kích thích buồng trứng tại nhà bạn cần tuân thủ và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Sát khuẩn tay và da ở vùng được tiêm.
Bước 2: Chuẩn bị ống tiêm, xác định liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bước 3: Cách tiêm
- Chọn trị trí tiêm: Thường thì sẽ tiêm quanh rốn, cách rốn 3-5cm hoặc sẽ tiên và ngoài đùi, bắp hoặc mông.
- Tay giữ vùng cần tiêm, đặt ống tiêm theo góc 45 hoặc 90 độ. Đẩy nhẹ nhàng cho toàn bộ kim đi vào da, tay còn lại đây thốc vào. Giữ 10 giây rồi rút kim ra khỏi da.
- Ghi lại ngày giờ và vị trí bạn đã tiêm.
4.1 Thời gian tiêm
- Mỗi ngày tiêm 1 đến 3 mũi tuỳ vào phác đồ và thời điểm trong chu kỳ
- Nên tiêm thuốc đúng buổi để đạt hiệu quả cao
- Thời gian tiêm thuốc có thể giao động trong khoảng 2 tiếng so với mũi tiêm ngày hôm trước
4.2 Lưu ý sau tiêm
- Những trường hợp làm thụ tinh ống nghiệm, mũi tiêm cuối cùng cần phải tiêm đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Trong trường hợp chênh lệch nhiều giờ, cần phải thông báo với nhân viên y tế để có cách khắc phục giúp bạn hoàn thành quá trình tiêm kích trứng hiệu quả nhất.
5. Một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm kích trứng
Thuốc tiêm kích trứng được sử dụng để thúc đẩy phát triển nhiều trứng cùng một lúc trong quá trình thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, như bất kỳ loại thuốc nào khác, chúng cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc tiêm kích trứng:
- Tăng kích thước buồng trứng: Một số phụ nữ có thể trải qua cảm giác căng, đau hoặc khó chịu trong vùng bụng do tăng kích thước của buồng trứng khi được kích thích phát triển.
- Sưng và đau vùng tiêm: Vùng da xung quanh nơi tiêm có thể sưng, đỏ và đau do việc tiêm chất lỏng. Tuy nhiên, tình trạng này thường tự giảm sau một thời gian ngắn.
- Tạo phù nước: Một số phụ nữ có thể trải qua tình trạng phù nước (sưng), đặc biệt là ở các vùng như chân và tay, do sự tác động của hormone.
- Thay đổi tâm trạng: Hormone có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và gây ra sự biến đổi tinh thần, từ cảm giác mệt mỏi đến lo âu hay dễ cáu gắt.
- Tình trạng ngực thay đổi: Vùng ngực có thể trở nên nhạy cảm hơn, đau hoặc sưng do sự ảnh hưởng của hormone.
- Tình trạng buồn nôn và nôn mửa: Một số phụ nữ có thể trải qua cảm giác buồn nôn và thậm chí nôn mửa trong quá trình sử dụng hormone.
- Tác động lên buồng trứng đa nang: Đối với những người có tình trạng buồng trứng đa nang, việc sử dụng hormone kích thích buồng trứng có thể tạo ra rủi ro tăng thêm về tình trạng này.
Nhớ rằng tác dụng phụ có thể thay đổi tùy theo từng người và từng loại hormone. Quan trọng nhất là bạn nên thảo luận và hỏi bác sĩ về tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra trước khi bắt đầu quá trình tiêm kích trứng. Bác sĩ sẽ hỗ trợ và theo dõi tình trạng sức khoẻ của bạn trong suốt quá trình sử dụng tiêm kích thích buồng trứng.
6. Những điều cần chú ý sau khi tiêm kích thích buồng trứng
Sau khi tiêm kích trứng, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên tuân thủ để đảm bảo quá trình kích trứng diễn ra một cách suôn sẻ và tối ưu hóa khả năng thụ tinh. Dưới đây là một số lưu ý sau khi tiêm kích trứng:
- Nghỉ ngơi: Sau khi tiêm kích trứng, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh các hoạt động vận động quá mạnh. Điều này giúp tránh những tác động không mong muốn đến buồng trứng.
- Uống nước: Duy trì việc uống nước đều đặn giúp cơ đảm bảo sức khoẻ và hỗ trợ quá trình thụ tinh.
- Theo dõi tác dụng phụ: Theo dõi cẩn thận các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm kích trứng, chẳng hạn như sưng, đau, hoặc bất thường khác. Nếu bạn gặp phải các tình trạng không thường xuyên, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
- Thức ăn lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn các thực phẩm hữu cơ giúp cơ thể tránh được những tác động xấu bởi hoá chất. Han chế tối đa các thực phẩm chứa caffein, các loại đồ uống chứa cồn, các loại nước ngọt,… gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng trứng.
- Không tự ý thay đổi liều lượng: Không nên tự ý điều chỉnh hoặc thay đổi liều lượng hormone kích thích buồng trứng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
- Tái khám định kỳ: Theo dõi lịch hẹn tiếp theo với bác sĩ để thực hiện siêu âm và đánh giá sự phát triển của buồng trứng. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề hoặc tình trạng không bình thường nào sau khi tiêm kích trứng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và xử lý.
Để được tư vấn cho quá trình tiêm kích buồng trứng trong điều trị hiếm muộn cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sinh sản tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn. Hãy liên hệ theo những phương thức sau:
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Kích thích buồng trứng là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Đây là một bước quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm và thụ tinh nhân tạo giúp các gia đình hiếm muộn đạt được nguyện vọng có con. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các gia đình hiếm muộn chuẩn bị hành trang để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.