3 tháng cuối là thời điểm mẹ bầu sẽ tăng cân nhiều hơn. Vì thế cần xây dựng thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển và người mẹ có đủ sức khỏe chuẩn bị chuyển dạ. 

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối đầy đủ nhất năm 2023
Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối đầy đủ nhất năm 2023

1. Cơ thể của mẹ bầu 3 tháng cuối có những thay đổi gì

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối hợp lý, khoa học sẽ giúp cho người mẹ cải thiện được tình trạng sức khỏe. Vì bụng của mẹ bầu 3 tháng cuối sẽ trở nên nặng nề và to hơn, lúc này họ sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi và khó ngủ nhiều hơn. Nhiều mẹ bầu còn gặp tình trạng mất ngủ. 

  • Bầu ngực căng tức và đầu ti có hiện tượng tiết sữa non.
  • Đau lưng vì áp lực do cân nặng của em bé, dây chằng ở vùng hông và vùng chậu giãn ra để chuẩn bị cho việc sinh nở sắp tới.
  • Bắt đầu xuất hiện những cơn gò giả để chuẩn bị cho cơn gò thật xảy ra khi chuyển dạ.
  • Dịch âm đạo tiết nhiều, đặc và trong hơn bình thường, đôi khi có xuất hiện cả máu. Đó là dấu hiệu cổ tử cung của mẹ bắt đầu giãn nở, chuẩn bị cho kỳ sinh nở sắp đến. Nếu tháng cuối thai kỳ, mẹ thấy vùng dưới ra nhiều nước đột ngột thì rất có thể ối đã vỡ, cần đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Chảy máu âm đạo, hiện tượng này đang cảnh báo sự chuyển dạ hoặc nhau bong non, nhau tiền đạo hoặc sinh non.
  • Thường xuyên đi tiểu do em bé đang lớn dần lên nên chèn ép tới bàng quang của mẹ, khiến mẹ thường xuyên buồn tiểu. Thậm chí khó kiểm soát nước tiểu nếu vô tình cười lớn, hắt hơi hay tập thể dục.
Mẹ bầu 3 tháng cuối cơ thể sẽ thay đổi rõ rệt
Mẹ bầu 3 tháng cuối cơ thể sẽ thay đổi rõ rệt
  • Gặp tình trạng táo bón và trào ngược dạ dày do hàm lượng Progesterone vào những tháng cuối ngày càng tăng lên gây ra hiện tượng các cơ quan tiêu hóa và cơ thực quản bị giãn ra. 
  • Vùng bụng hay mông, ngực hoặc đùi xuất hiện các vết rạn. Tùy cơ địa của mỗi mẹ bầu 3 tháng cuối, vết rạn có thể nhiều hoặc ít do bị kéo căng bởi sự tăng trưởng của em bé cũng như sự gia tăng cân nặng của mẹ.
  • Trong suốt quãng thời gian mang thai, mẹ bầu tăng trung bình từ 11 – 15kg hoặc có thể hơn. Tuy nhiên mẹ nên giữ cân nặng ở mức chuyên gia khuyến cáo, nếu tăng vượt mức quá nhiều sẽ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ.
  • Chân mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch, mắt cá nhân sưng/phù nhẹ: chủ yếu là do cơ thể đang tích nước, nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng ngày một nghiêm trọng, độ sưng bất thường mẹ nên cảnh giác vì đây là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật.
  • Đau thần kinh tọa: do lượng hormone trong cơ thể mẹ thay đổi khi mang thai, hoặc chính em bé phát triển đè vào dây thần kinh tọa khiến mẹ bầu phải đối mặt với các cơn đau xuất phát từ lương xuống dưới mông và chân.

2. Thai nhi trong bụng mẹ bầu 3 tháng cuối phát triển ra sao

Trong 3 tháng cuối, thai nhi vẫn tiếp tục hoàn thiện cơ thể và phát triển hoàn chỉnh các cơ quan nội tạng. Cân nặng thai nhi dự kiến khi chào đời có thể đạt từ 2,7 – 4kg. Một số thay đổi rõ rệt của thai nhi trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 đó là:

  • Từ tuần thứ 32 xương của bé bắt đầu ổn định và phát triển hoàn chỉnh.
  • Bé nghe được ba mẹ nói chuyện, các âm thanh bên ngoài bụng mẹ và hình thành thói quen mút ngón tay cái.
  • Đầu bé sẽ dần di chuyển xuống vùng xương chậu của mẹ ở tuần thứ 36 và duy trì tư thế ngôi thai thuận trong 2 tuần cuối trước khi sinh.
  • Các bộ phận như não bộ, phổi và thận cũng được hoàn thiện nhanh chóng.
  • Cơ thể bé bắt đầu hình thành lớp sáp trắng.
  • Lớp lông tơ trên da bé rụng dần và biến mất ở tuần thứ 40.
3 tháng cuối thai kỳ em bé đã có thể nghe rõ âm thanh từ bên ngoài
3 tháng cuối thai kỳ em bé đã có thể nghe rõ âm thanh từ bên ngoài

3. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối sẽ có những gì

Dinh dưỡng thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng mà mẹ cung cấp. Do đó một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và đủ chất sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, khỏe mạnh chào đời.

Theo như BSCKII. Hồ Cao Cường – Giám đốc chuyên môn tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn, đưa ra một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối đúng cách như sau:

3.1 Không thể thiếu sắt và protein

Cơ thể mẹ bầu sẽ cần tăng cường bổ sung lượng sắt trong 3 tháng cuối thai kỳ để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hoặc xuất huyết khi sinh hoặc sinh non. Lượng sắt mẹ cần cho cơ thể là 27mg mỗi ngày. Các thực phẩm chứa hàm lượng sắt rất cao có thể kể đến như: thịt bò, thịt gia cầm, rau cải xoăn, rau chân vịt hoặc trái cây sấy khô.

Muốn bé phát triển khỏe mạnh thì không thể thiếu protein. Protein có chủ yếu ở trứng, đậu lăng, đậu nành, đậu xanh hoặc các sản phẩm từ sữa. Lượng protein bác sĩ khuyến nghị mỗi ngày là từ 75 – 100 gam.

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần có thịt bò để có thể được cung cấp chất sắt
Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần có thịt bò để có thể được cung cấp chất sắt

3.2 Calci

Khi cơ thể mẹ cung cấp đủ lượng calci, hệ thống xương và cấu trúc xương của bé mới phát triển toàn bộ và vững chắc. Vì thế mẹ hãy bổ sung calci hàng ngày bằng việc ăn các thực phẩm như: phô mai, sữa chua, hạnh nhân.

3.3 Magie

Vì 3 tháng cuối mẹ bầu sẽ đối mặt với nhiều cơn chuột rút hơn, magie sẽ giúp mẹ giảm bớt triệu chứng này đồng thời làm giảm nguy cơ sinh non. Thực phẩm thiên nhiên giàu magie có đậu đen, yến mạch, lúa mạch, bí ngô và atiso.

3.4 DHA

DHA là dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển não bộ của trẻ đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Dầu cá, cá ngừ, óc chó, hạt lanh là những thực phẩm chứa rất nhiều acid béo DHA. Theo khuyến nghị, 200mg DHA mỗi ngày sẽ giúp não bộ bé phát triển rất tốt.

3.5 Acid Folic

Một trong những dưỡng chất không thể thiếu, cần có trong tất cả các giai đoạn tam cá nguyệt đó chính là acid folic (vitamin B9). Thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mẹ bầu 3 tháng cuối bắt buộc phải có ít nhất từ 600 – 800 mg acid folic và tăng cường ở 3 tháng cuối thai kỳ. Acid folic có nhiều ở các loại rau họ cải, quả cam, chuối, dưa hấu, nấm và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.

3.6 Chất xơ

3 tháng cuối thai kỳ mẹ sẽ gặp tình trạng táo bón nhiều hơn cho nên một chế độ ăn giàu chất xơ không những giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng này mà còn có vai trò làm sạch mật. Nguồn cung cấp chất xơ dồi dào có thể kể đến đó là: trái cây, rau củ quả tươi, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

Thực đơn mẹ bầu 3 tháng cuối nên cần được bổ sung nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón
Thực đơn mẹ bầu 3 tháng cuối nên cần được bổ sung nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón

3.7 Vitamin C

Vitamin C sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thụ sắt tốt hơn khi mang thai. Mẹ nên bổ sung vitamin C hằng ngày bằng các thực phẩm như cam, quýt, dưa, hoặc bông cải xanh. 

4. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối nên tránh tuyệt đối

Bên cạnh những dưỡng chất không thể thiếu trong thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối, BSCKII. Hồ Cao Cường – Giám đốc Chuyên môn tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn, cũng chỉ ra các thực phẩm mẹ cần tránh để em bé được phát triển khỏe mạnh và chào đời an toàn, đó là:

  • Thực phẩm cay nóng nhiều chất béo sẽ là gia tăng chứng ợ nóng và khó tiêu. Khiến mẹ khó ngủ và bị táo bón nhiều hơn.
  • Thực phẩm có lượng natri cao như khoai tây chiên, dưa chua, thực phẩm đóng hộp, các loại nước sốt như sốt cà chua. Chúng sẽ làm mẹ bầu bị đầy hơi.
  • Các loại đồ uống có ga và caffeine.
  • Đồ uống có cồn như rượu bia cần tránh tuyệt đối, bởi nó sẽ cản trở quá trình sinh nở của mẹ bầu.
  • Không hút thuốc vì ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi.

Cơ thể của thai nhi có phát triển hoàn thiện hay không phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Do đó, ngoài việc cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết mẹ bầu cũng nên chú ý tránh tiêu thụ những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên thực hiện theo khuyến cáo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Mẹ bầu 3 tháng cuối không được uống các chất kích thích, rượu bia
Mẹ bầu 3 tháng cuối không được uống các chất kích thích, rượu bia

5. Lời khuyên cho mẹ bầu 3 tháng cuối để sinh nở thuận lợi hơn

5.1 Tuân thủ lịch khám thai theo chỉ định của bác sĩ

  • Khám thai là điều cần thiết trong suốt giai đoạn mang thai, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu càng phải đi thăm khám đầy đủ để theo dõi.
  • Từ tuần thứ 30 trở đi, mẹ nên đi khám 2 tuần/ lần và từ tuần 36 là 1 lần/ tuần.
  • Bà bầu cần hoàn thành mũi tiêm vắc xin ngừa uốn ván trước khi sinh ít nhất 1 tháng. 
  • Duy trì lịch khám cổ tử cung, đo bề cao tử cung để bác sĩ đánh giá độ mở cũng như độ dài của tử cung để tiên lượng nguy cơ sinh non và có các biện pháp xử trí kịp thời.
  • Siêu âm bánh nhau, nước ối để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu 3 tháng cuối cần nên tuân thủ khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
Mẹ bầu 3 tháng cuối cần nên tuân thủ khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

5.2 Chú ý đến chế độ sinh hoạt hằng ngày

  • Thai phụ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, không làm các việc nặng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn.
  • Nên tập thêm thể dục để dễ ngủ hơn như yoga, đi bộ.
  • Khi ngủ mẹ bầu 3 tháng cuối nên nằm nghiêng để có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. 

5.3 Chuẩn bị trước sinh

  • Tham gia lớp học về tiền sản để có thêm kiến thức về những gì sẽ xảy ra trong quá trình chuyển dạ để mẹ bầu bớt lo lắng hơn.
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ đi sinh.
  • Tìm hiểu và lựa chọn nơi sinh phù hợp với điều kiện kinh tế, thuận lợi di chuyển, trình độ bác sĩ có chuyên môn.
  • Thường xuyên theo dõi các thay đổi trong cơ thể, nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất. 

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện tiên phong trong việc điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. Bên cạnh đó, bệnh viện còn có cung cấp dịch vụ Sản phụ khoa. 

Quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực vô sinh hiếm muộn và sản phụ khoa, đã chữa khỏi hàng ngàn ca bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện được trang bị hệ móc hiện đại phục vụ cho quá trình siêu âm, chẩn đoán thai kỳ và kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.babycenter.ca/a25023518/pregnancy-menu-plan-third-trimester-plan-one
  2. https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/food-news/10-foods-to-eat-during-pregnancy-for-a-healthy-baby/articleshow/67471406.cms
  3. https://www.webmd.com/baby/foods-to-eat-during-third-trimester