Thiếu máu thai kỳ có nghĩa là lượng máu trong cơ thể sẽ không có đủ tế bào hồng cầu hoặc huyết sắc tố khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và đến em bé. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng thiếu máu thai kỳ không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

8 thực phẩm giàu sắt cho người thiếu máu thai kỳ
8 thực phẩm giàu sắt cho người thiếu máu thai kỳ

1. Thiếu máu thai kỳ là gì?

Thiếu máu là một tình trạng bệnh lý trong đó không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể. Tủy xương phụ trách sản xuất các tế bào hồng cầu. Chúng chứa một loại protein gọi là huyết sắc tố, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy.

Khi các mô không nhận đủ lượng oxy, nhiều cơ quan và chức năng sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu máu khi mang thai đặc biệt đáng lo ngại vì nó liên quan đến cân nặng khi sinh thấp, sinh non và tử vong ở bà mẹ.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu thai kỳ cao hơn do cơ thể sản xuất quá nhiều máu để giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé. Thiếu máu khi mang thai có thể là một tình trạng nhẹ và dễ điều trị nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nó có thể trở nên nguy hiểm cho cả mẹ và con nếu không được điều trị kịp thời.

Thiếu máu thai kỳ là tình trạng thường gặp ở những người phụ nữ khi mang thai
Thiếu máu thai kỳ là tình trạng thường gặp ở những người phụ nữ khi mang thai

2. Nguyên nhân gây thiếu máu thai kỳ 

Cơ thể chị em sẽ thay đổi khi mang thai để chăm sóc em bé đang phát triển từng ngày. Quá trình tạo ra các tế bào máu bổ sung phải cần nhiều chất sắt, vitamin B12axit-folic để tạo ra tất cả lượng huyết sắc tố bổ sung cần thiết.

Thiếu sắt chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu thai kỳ. Phần lớn, khoảng 75% các trường hợp thiếu máu khi mang thai là thiếu máu do thiếu sắt. Sắt là một khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể bạn tạo ra huyết sắc tố, một loại protein có trong tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.

Khi bạn mang thai, lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên để hỗ trợ cả bạn và em bé đang lớn – theo một số con số, lên tới 45% khi bạn đạt mốc 24 tuần. Như vậy, mẹ bầu sẽ cần lượng sắt gấp 3 lần so với bình thường và nhu cầu về chất sắt cũng sẽ tăng lên trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, thiếu máu khi mang thai cũng có thể do thiếu folate (axit folic) và vitamin B12 trong chế độ ăn uống hằng ngày, hoặc do chảy máu bất thường, hoặc mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

Thiếu acid folic là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu thai kỳ
Thiếu acid folic là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu thai kỳ

3. Các loại thiếu máu thai kỳ phổ biến

Dưới đây là một số dạng thiếu máu thai kỳ mà các mẹ bầu cần biết, cụ thể là:

3.1 Thiếu máu do thiếu sắt

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu thai kỳ. Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất khi mang thai. Khoảng 15% đến 25% phụ nữ mang thai bị thiếu sắt.

Sắt là một khoáng chất được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu và được sử dụng để vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, đồng thời giúp cơ bắp lưu trữ và sử dụng oxy. Khi sản xuất quá ít chất sắt, cơ thể có thể trở nên mệt mỏi và giảm khả năng chống nhiễm trùng.

Khoảng 15% đến 25% phụ nữ mang thai bị thiếu máu thai kỳ do thiếu sắt
Khoảng 15% đến 25% phụ nữ mang thai bị thiếu máu thai kỳ do thiếu sắt

3.2 Thiếu máu do thiếu folate

Folate hay còn gọi là axit folic, là một loại vitamin tan trong nước có thể giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh khi mang thai. Axit folic là chất bổ sung phổ biến cho phụ nữ mang thai, nhưng nó cũng có thể được tìm thấy trong các thực phẩm tăng cường như ngũ cốc, rau lá, chuối, dưa và các loại đậu.

Một chế độ ăn thiếu axit folic có thể dẫn đến giảm số lượng hồng cầu trong cơ thể, từ đó dẫn đến việc thiếu hụt máu nuôi em bé.

Thiếu axit folic có thể dẫn đến giảm số lượng hồng cầu trong cơ thể gây thiếu máu thai kỳ
Thiếu axit folic có thể dẫn đến giảm số lượng hồng cầu trong cơ thể gây thiếu máu thai kỳ

3.3 Thiếu máu do thiếu vitamin B12

Vitamin B-12 cũng là một loại vitamin cần thiết để cơ thể hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Mặc dù một số phụ nữ có thể tiêu thụ đủ vitamin B12 trong chế độ ăn uống của họ, nhưng có thể cơ thể họ không thể xử lý được vitamin và điều này khiến họ bị thiếu hụt.

3.4 Thiếu máu do sinh lý

Theo các chuyên gia, nhiều phụ nữ mang thai bị thiếu máu thai kỳ sinh lý, huyết tương tích tụ nhưng số lượng hồng cầu được tạo ra không theo kịp. Một số trường hợp, thai phụ có thể tích tụ huyết tương nhiều hơn 40 đến 50%, điều này tạo ra một loại bệnh thiếu máu pha loãng. 

4. Triệu chứng của thiếu máu thai kỳ

Các triệu chứng thiếu máu thai kỳ ban đầu có thể nhẹ và thường không được chú ý. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng sẽ trở nên trầm trọng hơn. Điều quan trọng cần lưu ý là một số triệu chứng có thể do một nguyên nhân khác không phải do thiếu máu, vì vậy cần phải nói chuyện với bác sĩ nếu bạn gặp các dấu hiệu dưới đây:

  • Suy nhược cơ thể
  • Thường xuyên mệt mỏi và chóng mặt
  • Dễ bị hụt hơi
  • Nhịp tim nhanh và không đều
  • Ngực đau
  • Da, môi và móng tay nhợt nhạt, thiếu sức sống
  • Tê hoặc cảm giác lạnh ở tay và chân
  • Nhiệt độ cơ thể thấp
  • Khó tập trung
  • Khó chịu (phổ biến nhất khi thiếu vitamin B12)
Mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu, hụt hơi là dấu hiệu của thiếu máu thai kỳ
Mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu, hụt hơi là dấu hiệu của thiếu máu thai kỳ

5. Phòng ngừa thiếu máu thai kỳ bằng cách nào? 

5.1 Chuẩn bị một sức khỏe tốt 

Nếu chị em đang có dự định mang thai, hãy nên đến gặp bác sĩ và kiểm tra sức khỏe. Theo đó, chị em cần bổ sung axit folic ít nhất một tháng trước khi mang thai và tiếp tục điều này trong ít nhất 3 tháng đầu của thai kỳ. Bổ sung axit folic đầy đủ sẽ làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và thiếu máu thai kỳ.

Liều lượng tiêu chuẩn theo khuyến cáo là 0,5 mg axit folic mỗi ngày. Nếu bạn có bệnh lý nền như tiểu đường, động kinh hoặc thừa cân, béo phì hoặc đã từng sinh con bị dị tật ống thần kinh sẽ được khuyến nghị sử dụng liều lượng cao hơn.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai giúp ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai giúp ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ

5.2 Bổ sung đủ i ốt

Bạn cũng nên tiêu thụ 150mcg i ốt thông qua các chất bổ sung như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. I ốt được cơ thể chúng ta sử dụng trong việc sản xuất hormone tuyến giáp. I ốt rất cần thiết cho sự phát triển của em bé. Đối với chị em đang mang thai, sẽ phải cần nhiều i ốt hơn bình thường. 

5.3 Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh giúp mẹ bầu tránh được thiếu máu thai kỳ. Sắt được tìm thấy dồi dào trong thịt, bánh mì và ngũ cốc tăng cường chất sắt, trứng, rau bina và trái cây sấy khô. Trong khi đó, vitamin B12 cũng được tìm thấy trong thịt, cá, động vật có vỏ, trứng và các sản phẩm từ sữa.

Các loại rau lá xanh, đậu, muesli, bông cải xanh, thịt bò, mầm Brussels và măng tây chứa rất nhiều axit folic. Ăn một chế độ ăn giàu những thực phẩm này sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu thai kỳ. Kết hợp với việc tiêu thụ trái cây chứa nhiều vitamin C và tránh việc uống trà cũng như cà phê sẽ giúp thai phụ hấp thu sắt hiệu quả hơn. 

Dinh dưỡng đầy đủ giúp phòng ngừa thiếu máu thai kỳ
Dinh dưỡng đầy đủ giúp phòng ngừa thiếu máu thai kỳ

5.4 Thực phẩm bổ sung

Ngoài việc hấp thụ từ thức ăn, thai phụ cũng cần sử dụng thêm thực phẩm bổ sung để đảm bảo cơ thể luôn đủ máu để nuôi dưỡng em bé. Các viên uống chứa sắt, axit folic là vô cùng cần thiết trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu. 

6. 8 thực phẩm tự nhiên giàu sắt cho mẹ bầu​

Sắt từ thực phẩm có hai dạng: heme và non-heme. Heme chỉ được tìm thấy trong các loại thịt động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản. Sắt non-heme được tìm thấy trong thực phẩm thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hạt, cây họ đậu và rau lá xanh.

Sắt được lưu trữ trong cơ thể dưới dạng ferritin và sau đó được vận chuyển khắp cơ thể bằng transferrin (một loại protein trong máu liên kết với sắt). 

Cơ thể hấp thụ sắt heme tốt hơn sắt không phải heme. Dưới đây là 8 loại thực phẩm có thể mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ, đó là:

6.1 Thịt đỏ

Thịt đỏ rất giàu sắt heme, cùng với protein, selen và kẽm. Lượng sắt phụ thuộc vào mỗi loại thịt đỏ. Cứ 100 gram thịt lợn và thịt bò có khoảng 2,47 mg sắt, thịt cừu có 1,78 mg.

Thịt đỏ là nguồn thực phẩm giàu sắt rất cần thiết cho mẹ bầu bị thiếu máu thai kỳ
Thịt đỏ là nguồn thực phẩm giàu sắt rất cần thiết cho mẹ bầu bị thiếu máu thai kỳ

6.2 Hải sản

Hải sản cũng là nguồn cung cấp sắt tốt, tùy thuộc vào loài. Ba loài có hàm lượng sắt cao bao gồm nghêu có 2,91 mg sắt, trai có 7,08 mg và hàu có 8,26 mg.

Hải sản là thực phẩm giàu sắt rất cần thiết cho phụ nữ bị thiếu máu thai kỳ
Hải sản là thực phẩm giàu sắt rất cần thiết cho phụ nữ bị thiếu máu thai kỳ

6.3 Rau chân vịt

Rau chân vịt chứa sắt không phải heme, có khoảng 2,71 mg cho mỗi 100 gram rau xanh. Loại rau màu xanh đậm này cũng chứa 28,1 mg vitamin C và 558 mg kali, cùng các chất dinh dưỡng khác, hỗ trợ thêm cho sức khỏe và cải thiện sự hấp thụ sắt.

Phụ nữ thiếu máu thai kỳ nên thương xuyên ăn rau chân vịt
Phụ nữ thiếu máu thai kỳ nên thương xuyên ăn rau chân vịt

6.4 Mơ khô

Quả mơ khô chứa lượng sắt cao hơn gần bảy lần so với trái cây tươi. Nó có 2,66 mg sắt, nhưng cũng là nguồn cung cấp chất xơ, kali và beta-carotene tốt.

6.5 Hạt bí ngô

Hạt bí ngô là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời, với 8,52 mg cho mỗi 100 gram hạt khô. Ăn hạt bí ngô cũng cung cấp cho mẹ bầu nhiều đồng, mangan và kẽm.

6.6 Sô cô la đen

Sô cô la sữa có xu hướng chứa nhiều đường, nhưng sô cô la đen – khoảng 70% đến 85% cacao – chứa ít đường hơn và có các chất dinh dưỡng có lợi như magie và sắt. Trên thực tế, một khẩu phần 100 gram sô cô la đen chứa 70% đến 85% cacao và chứa 3,37 miligam sắt.

100 gram sô cô la đen có chứa 3,37 miligam sắt phù hợp cho người thiếu máu
100 gram sô cô la đen có chứa 3,37 miligam sắt phù hợp cho người thiếu máu

6.7 Đậu lăng

Đậu lăng là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời từ thực vật khi mang thai đặc biệt là những mẹ bầu có nguy cơ mắc thiếu máu thai kỳ, bao gồm cả đậu lăng. Một cốc đậu lăng chứa 6,59 miligam sắt.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện uy tín với chất lượng chuyên môn cao trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm tìm ra nguyên nhân hiếm muộn, bệnh viện còn cung cấp các gói khám đánh giá sức khỏe tổng quát, và các xét nghiệm sinh sản.

Hơn thế nữa, bệnh viện còn sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.thebump.com/a/anemia-during-pregnancy
  2. https://www.whattoexpect.com/pregnancy/anemia