Thai ngoài tử cung là tình trạng có thể đe dọa đến khả năng sinh sản và cả tính mạng của nữ giới. Vậy thai ngoài tử cung là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thai ngoài tử cung ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của thai phụ
Thai ngoài tử cung ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của thai phụ

1. Thai ngoài tử cung là gì?

Thai kỳ bình thường thì quá trình thụ tinh sẽ ở ống dẫn trứng. Sau đó, sẽ di chuyển đến tử cung và làm tổ bên trong lớp niêm mạc tử cung. Phôi sẽ phát triển thành thai nhi và sẽ ở lại vị trí này cho đến khi ra đời.

Thai ngoài tử cung (TNTC) là tình trạng phôi làm tổ và phát triển ở một vị trí khác nằm bên ngoài buồng tử cung của người mẹ.

Trường hợp thai ngoài tử cung, phôi thai sẽ không những không thể sống sót và phát triển một cách bình thường, mà nó còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), TNTC là nguyên nhân của khoảng 4% số ca tử vong có liên quan đến thai nghén.

Thai ngoài tử cung là tình trạng thai làm tổ và phát triển ở bên ngoài buồng tử cung
Thai ngoài tử cung là tình trạng thai làm tổ và phát triển ở bên ngoài buồng tử cung

Có thể bạn quan tâm: 5 cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung hiệu quả

2. Nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung

Nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đa số đều có liên quan những nguyên nhân sau đây, cụ thể là:

  • Ống dẫn trứng bị viêm và có sẹo do từng trải qua phẫu hoặc từng bị nhiễm trùng
  • Rối loạn nồng độ hormone trong cơ thể
  • Dị tật bộ phận sinh dục
  • Mắc một số bệnh di truyền
  • Mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến hình dáng hoặc hoạt động của cơ quan sinh sản, ống dẫn trứng, tử cung
Vòi tử cung bị dính tắc gây ra tình trạng thai ngoài tử cung
Vòi tử cung bị dính tắc gây ra tình trạng thai ngoài tử cung

3. Yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ mắc thai ngoài tử cung

Dưới đây là những nguy cơ làm tăng tỷ lệ có thai ngoài tử cung, cụ thể là:

  • Nữ giới càng lớn tuổi thì nguy cơ càng cao.
  • Thai phụ có tiền sử có thai ngoài tử cung thì sẽ có nguy cơ mắc lại tình trạng này trong lần mang thai tiếp theo.
  • Người từng bị viêm hoặc nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng sẽ có nguy cơ có thai ngoài tử cung cao hơn. 
  • Người mắc bệnh viêm vùng chậu và viêm vòi trứng, đây là là hai tình trạng có tác động rất lớn và làm tăng nguy cơ thai ở ngoài tử cung.
  • Mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia,…
  • Người có thói quen hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ TNTC.
  • Sử dụng thuốc kích thích rụng trứng khi điều trị vô sinh hiếm muộn dễ làm tăng nguy cơ TNTC hơn.
  • Bất thường này có thể do bẩm sinh hoặc phẫu thuật ở ống dẫn trứng sẽ dễ mang TNTC.
  • Đã từng mổ lấy thai hoặc cắt bỏ u xơ tử cung.
  • Dùng thuốc tránh thai hoặc đặt các dụng cụ tránh thai (IUD).
  • Phẫu thuật thắt ống dẫn trứng nhằm giúp phụ nữ tránh thai ngoài ý muốn, nhưng việc này cũng sẽ khiến tăng khả năng có thai ngoài tử cung.
Bệnh lậu được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai ngoài tử cung
Bệnh lậu được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai ngoài tử cung

4. Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung

Người có thai ngoài tử cung cũng sẽ có những dấu hiệu giống như người mang thai bình thường, như trễ kinh, buồn nôn, ngực căng tức,… Nhưng vẫn có một số dấu hiệu cảnh báo bất thường mà bạn cần lưu ý, đó là:

4.1 Chậm kinh

Đây là dấu hiệu đặc trưng mà bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng có. Nhiều người mang TNTC thường có kinh nguyệt không đều, nên rất khó nhận biết.

Kinh nguyệt chậm là nguyên nhân khó có thể nhận biết tình trạng thai ngoài tử cung
Kinh nguyệt chậm là nguyên nhân khó có thể nhận biết tình trạng thai ngoài tử cung

4.2 Ra máu bất thường ở âm đạo

Không phải đến chu kỳ kinh, mà âm đạo ra chảy ra một ít máu có máu hồng thì có thể bạn đã có thai. 

Những với những người thai ngoài tử cung, thì tình trạng này sẽ kéo dài và máu có màu đỏ thẫm. Đặc biệt, có một số ít trường hợp mang TNTC không có dấu hiệu ra máu bất thường.

Có rất nhiều người sẽ lầm tưởng đó là máu kinh, nhất là khi trùng hoặc gần với thời gian có kinh. 

Chị em cần phải phân biệt kỹ về màu sắc của máu, lượng máu chảy ra, độ loãng và độ đông đặc có khác so với những lần kinh nguyệt trước không.

4.3 Đau bụng

Bạn sẽ thấy đau bụng tại vị trí thai làm tổ, đau bụng dưới nếu gặp phải tình trạng thai ngoài tử cung. Có một số trường hợp, vài người còn bị đau bụng và mót rặn giống như táo bón.

Đau bụng âm ỉ khó chịu, kéo dài, đôi khi có kèm chảy máu âm đạo. Mức độ đau sẽ tăng dần theo thời gian do TNTC ngày càng phát triển.

Nếu túi thai vỡ, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, đau quặn kéo dài liên tục, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thậm chí là ngất xỉu. 

Nếu nghi ngờ bản thân có thai ngoài tử cung, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và tiến hành điều trị sớm nhất có thể. Nếu không được phát hiện sớm, thai sẽ phát triển to dần, có thể dẫn đến vỡ, khiến màu tràn ổ bụng, gây vô sinh, nguy hiểm tính mạng người mẹ.

Mức độ đau sẽ tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung ngày càng phát triển
Mức độ đau sẽ tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung ngày càng phát triển

5. Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung

Để chẩn đoán thai ngoài tử cung, các chuyên gia sẽ chỉ định nữ giới thực hiện một số xét nghiệm, bao gồm:

5.1 Thử thai

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm máu, mục đích là để định lượng nồng độ hormone hCG trong cơ thể. 

β – hCG là hormone chỉ xuất hiện khi nữ giới mang thai, do đó từ xét nghiệm này có thể biết được rằng thai phụ có mang thai hay không. Nhưng xét nghiệm này vẫn chưa thể cung cấp thông tin thai ngoài tử cung.

Bác sĩ sẽ cho chỉ định thử thai xem người đó có thực sự mang thai hay không
Bác sĩ sẽ cho chỉ định thử thai xem người đó có thực sự mang thai hay không

5.2 Siêu âm

Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm để xác định chính xác vị trí của thai. Kết quả siêu âm sẽ cho thấy có hoặc không có túi thai trong buồng tử cung, hoặc ở ống dẫn trứng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp phát hiện tình trạng chảy máu bên trong do tử cung bị vỡ.

5.3 Nội soi ổ bụng

Đây là phương pháp hiện đại, giúp hỗ trợ chẩn đoán thai ngoài tử cung một cách nhanh chóng và chính xác nhất. 

Trường hợp có thai ngoài tử cung, nội soi ổ bụng sẽ phát hiện được ống dẫn trứng căng phồng, tím đen.

6. Mức độ nguy hiểm thai ngoài tử cung

Theo ThS. BS. Nguyễn Khánh Linh – Giám đốc Chuyên môn, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn cho biết, thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm, gây nhiều biến chứng cho phụ nữ, cụ thể là:

6.1 Xuất huyết trong ổ bụng do thai vỡ

Thai ngoài tử cung thì thai sẽ làm tổ ống dẫn trứng, nơi đây có cấu trúc mỏng nên dễ gây ra tình trạng rong huyết.

Thai nằm ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, làm máu chảy ồ ạt, đau bụng dữ dội, gây mất máu quá nhiều dẫn đến ngất xỉu, mạch đập nhanh. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người mẹ có thể tử vong.

6.2 Nguy cơ cao tái phát

Người mẹ có tiền sử thai ngoài tử cung thì sẽ có nguy cơ tái phát cao và cao gấp 13 lần so với những người chưa bao giờ bị. Ngoài ra các bệnh lý liên quan, như viêm bộ phận sinh dục, u xơ, đặt vòng có làm tăng nguy cơ TNTC.

6.3 Vô sinh hiếm muộn

Nếu TNCT phát hiện muộn, khiến thai vỡ thì toàn bộ cấu trúc mà thai bám vào sẽ đều bị phá hủy gây vô sinh ở nữ giới. 

Khi thai nằm ở ống dẫn trứng thì sẽ được xử lý theo chỉ định của bác sĩ, còn ở những vị trí khác nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng sinh sản khó có thể hồi phục.

Do quá trình nội soi lấy TNTC sẽ tác động lên ống dẫn trứng và gây sẹo, nên làm ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh, cũng như khả năng làm tổ của phôi.

Thai ngoài tử cung là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới
Thai ngoài tử cung là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới

7. Điều trị thai ngoài tử cung

Có hai phương pháp điều trị thai ngoài tử cung đó là điều trị nội khoa và ngoại khoa.

7.1 Điều trị nội khoa

Liệu pháp đầu tiên được áp dụng là sử dụng thuốc. Thuốc có tác dụng làm ngăn chặn sự phát triển và làm chết phôi thai, cơ thể sẽ tự động đào thải thai ra ngoài. 

Thuốc sẽ không làm ảnh hưởng hay làm tổn thương đến ống dẫn trứng, nhưng phụ nữ sẽ khó mang thai sau vài tháng sử dụng thuốc. 

7.2 Điều trị ngoại khoa

  • Phẫu thuật nội soi

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp thai ngoài tử cung có kích thước lớn nhưng chưa bị vỡ. Có hai dạng nội soi được áp dụng phổ biến là phẫu thuật mở thông vòi trứng và cắt bỏ vòi trứng.

Với phẫu thuật mở thông vòi trứng, TNTC sẽ được loại bỏ và vòi dẫn trứng vẫn được bảo tồn. Còn phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng thì cả thai lẫn vòi trứng đều bị loại bỏ.

Lưu ý: phụ nữ vẫn có thể mang thai khi đã cắt bỏ ống dẫn trứng. Trong trường hợp đặc biệt, nếu cả hai vòi trứng đều bị cắt bỏ, phương pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) chính là lựa chọn hàng đầu.

Phẫu thuật nội soi được áp dụng trong trường hợp thai ngoài tử cung có kích thước lớn nhưng chưa bị vỡ
Nội soi được áp dụng trong trường hợp thai ngoài tử cung có kích thước lớn nhưng chưa bị vỡ
  • Phẫu thuật mở ổ bụng

Kỹ thuật này được áp dụng trong trường hợp thai ngoài tử cung đã phát triển lớn và bị vỡ, gây xuất huyết trong nghiêm trọng, bắt buộc người bệnh cần phải được tiến hành phẫu thuật mở ổ bụng để điều trị. Ống dẫn trứng trong trường hợp này thường đã bị hư hỏng nên mới cần được loại bỏ.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh, cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Hơn thế nữa, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phòng Lab được đánh giá đứng đầu Việt Nam và đi cùng là đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, là nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://s.net.vn/vOyN
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ectopic-pregnancy/symptoms-causes/syc-20372088
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9687-ectopic-pregnancy