Làm IVF có đẻ thường được không đang là nỗi băn khoăn của mẹ bầu Vân Anh (27 tuổi, quê Long An). Ngoài ra, đây còn là thắc mắc của nhiều mẹ bầu đã thực hiện thụ tinh ống nghiệm thành công. Hãy để các chuyên gia điều trị vô sinh hiếm muộn giải đáp vấn đề này trong bài viết sau. 

Làm IVF có đẻ thường được không?
Làm IVF có đẻ thường được không?

1. Giải đáp thực hư thai IVF có đẻ thường được không?

Theo chia sẻ của mẹ bầu Vân Anh, vợ chồng chị hiếm muộn 4 năm, 3 lần thụ tinh nhân tạo IUI đều thất bại. Hy vọng làm ba làm má càng ngày càng mong manh. Nhưng ai ngờ trong đợt làm thụ tinh ống nghiệm IVF, chị trộm vía đậu thai ngay lần đầu chuyển phôi. 

Hiện chị Vân Anh mang thai ở tuần thứ 25 và sức khỏe hai mẹ con đều ổn định. Thấy vậy gia đình đều mong chị có thể sinh thường. Bởi cơ thể người phụ sau sinh thường hồi phục nhanh hơn so với sinh mổ. Tuy nhiên, mẹ bầu Vân Anh lại băn khoăn liệu làm IVF có đẻ thường được không vì cho rằng thai IVF khác với thai tự nhiên. 

Đây không chỉ là thắc mắc của bà mẹ Vân Anh mà còn là nỗi trăn trở của không ít mẹ bầu IVF đang chuẩn bị lâm bồn. 

Lý giải vấn đề này, các chuyên gia hiếm muộn cho biết những bà mẹ mang thai nhờ thụ tinh ống nghiệm hoàn toàn có thể đẻ thường nếu sức khỏe của mẹ và tình trạng thai nhi được đảm bảo. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh chuyển dạ sinh thường người mẹ không phải chịu nhiều đau đớn, cơ thể hồi phục nhanh và em bé chào đời theo đường tự nhiên sẽ có hệ hô hấp, đường ruột tốt hơn. 

Tuy nhiên, tỷ lệ mẹ bầu IVF đẻ thường rất thấp bởi đa số đều không đạt yêu cầu về sức khỏe. Nguyên nhân thì rất đa dạng. Thông thường do những bà mẹ hiếm muộn bằng thụ tinh ống nghiệm có tiền sử bệnh lý sinh sản nặng (u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, rối loạn sàn chậu,…). 

Nếu chủ động xin đẻ thường thì thai IVF dễ bị chết lưu hay sinh non và gặp các biến chứng sau sinh. Cho nên, lựa chọn phương pháp sinh nào bác sĩ sẽ chỉ định dựa trên đánh giá quá trình phát triển thai nhi và sức khỏe người mẹ. 

2. Cách tính ngày dự sinh thai IVF

Bên cạnh làm IVF có đẻ thường được không, thai IVF sinh ở tuần bao nhiêu cũng là thắc mắc của nhiều mẹ bầu thụ tinh ống nghiệm. Do tính chất đặc thù nên cách tính ngày dự sinh thai IVF cũng có sự khác biệt so với thai tự nhiên. 

Cụ thể, ngày dự sinh thai IVF sẽ tính dựa trên ngày chuyển phôi (tức ngày đưa phôi trưởng thành vào buồng tử cung người mẹ) hoặc tính theo tuần. 

Tuy nhiên, mẹ bầu nếu muốn biết chính xác ngày dự sinh thai IVF thì có thể thực hiện siêu âm thai. Thông qua các chỉ số và hình ảnh thu nhận được sau siêu âm, bác sĩ sẽ tiến hành tính kích thước và tuổi thai nhi, từ đó dự đoán ngày lâm bồn. Hơn nữa, để có kết quả chính xác nhất thì mẹ bầu nên đi siêu âm vào 3 tháng cuối thai kỳ. 

Thông thường bà bầu mang thai IVF sẽ “vượt cạn” vào khoảng sau tuần thứ 37 (trong chu kỳ thai 40 tuần). Bởi đây là thời điểm cơ thể của trẻ (não, cơ quan tim mạch, thính giác, thị giác,…) phát triển hoàn thiện. Song cũng có một vài trường hợp mẹ bầu IVF sinh non trước tuần thứ 37. 

3. 4 lưu ý quan trọng khi chuẩn bị sinh thai IVF

Bên cạnh việc nắm rõ thông tin làm IVF có đẻ thường được không, thai IVF sinh ở tuần bao nhiêu, các mẹ bầu thụ tinh ống nghiệm cũng cần ghi nhớ những điều sau để vượt cạn thành công. 

3.1 Khám thai quý III (3 tháng cuối thai kỳ) đều đặn

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện thăm khám đều đặn theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé trước ngày lâm bồn. Thông qua khám thai quý III, các bác sĩ sẽ theo dõi liên tục lượng nước ối và cân nặng thai nhi, từ đó đánh giá sự phát triển của trẻ và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi đẻ. 

3.2 Nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ 

Để tránh trường hợp sinh non, suy thai hay thai chết lưu, mẹ bầu thụ tinh ống nghiệm IVF cần cẩn trọng với hiện tượng chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đồng thời, nên nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện xử lý kịp thời. 

Dưới đây là 6 dấu hiệu chuyển dạ thường gặp mà các bà bầu IVF có thể tham khảo:

  • Vỡ ối: Thai phụ sẽ có cảm giác một dòng nước chảy ra đột ngột từ đường âm đạo nhưng không thấy đau. Tuy nhiên mỗi mẹ bầu sẽ có cảm giác vỡ ối khác nhau, có người nhanh, mạnh lại có người ít, chậm. Điều quan trọng là mẹ bầu cần phân biệt đó là nước ối hay nước tiểu. 
  • Mất nút nhầy: Nút nhầy là một khối chất nhầy dày nằm ở lỗ cổ tử cung, hoạt động như một hàng rào ngăn chặn vi khuẩn, virus đi vào tử cung. Nếu mẹ bầu IVF thấy âm đạo tiết ra chất nhầy hồng hoặc hơi đỏ thì đó chính là hiện tượng mất nút nhầy ở cổ tử cung, cũng tức là dấu hiệu em bé muốn chào đời. 
  • Nặng nề bụng dưới, đi tiểu nhiều: Do thai nhi di chuyển dần xuống xương chậu của người mẹ, phần đầu chèn ép lên bàng quang. 
  • Cơn gò tử cung chuyển dạ thật: Tức là bụng gò cứng, đau nhiều hơn, tần suất diễn ra liên tục, cứ khoảng 5 – 10 phút lại đau, kéo dài từ 30 – 60 giây, sau đó tăng dần lên khoảng 2 – 3 phút lại có 1 cơn. Dấu hiệu chuyển dạ này được phân biệt với cơn gò chuyển dạ giả Braxton Hicks.  
  • Chuột rút, đau thắt lưng: Khi chuyển dạ, người mẹ sẽ cảm thấy cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên, đau mỏi hai bên háng hay vùng lưng. Đây là tình trạng các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung giãn ra, kéo căng để “dọn đường” cho em bé.
  • Bản năng “làm tổ”: Khi sắp sinh, mẹ bầu có thể bất ngờ trở nên hoạt bát, tràn đầy năng lượng như thích dọn dẹp, sắp xếp mọi thứ, chuẩn bị giường, quần áo, vật dụng khác giống như chim mẹ làm tổ cho chim con. Theo các chuyên gia, đây có thể xem là dấu hiệu chuyển dạ khi bản năng làm mẹ trỗi dậy khiến họ muốn chuẩn bị mọi thứ tốt nhất cho con yêu. 

Khi gặp các dấu hiệu chuyển dạ này, mẹ bầu cần bình tĩnh, hít thở thật sâu rồi thở ra, không lo lắng mà nhờ sự giúp đỡ của gia đình để đến bệnh viện. 

3.3 Giữ tâm lý thoải mái trong những tuần thai kỳ cuối 

Muốn ‘vượt cạn thành công’ mẹ bầu cần giữ tâm trạng thoải mái và đừng lo lắng quá nhiều về việc làm IVF có đẻ thường được không hay thai IVF sinh mổ có đau không. Vì các bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp và tốt nhất dựa trên chẩn đoán tình trạng sức khỏe mẹ và bé. 

Để thư giãn, mẹ bầu IVF có thể ngồi thiền, nghe nhạc giải trí hoặc cùng chồng trò chuyện với con trước khi chào đời. 

3.4 Chuẩn bị đầy đủ trước khi nhập viện sinh con

Trong những ngày gần lâm bồn, mẹ bầu IVF nên giữ tinh thần sẵn sàng nhập viện. Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và vật dụng cần thiết.

  • Các loại giấy tờ chính: Bản sao và bản chính các loại giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD), bảo hiểm y tế và sổ khám thai. 
  • Đồ dùng cho mẹ: Tất, khăn, mũ, bình nước,… Nếu bệnh viện có dịch vụ chăm sóc mẹ bầu sau sinh thì không cần mang quá nhiều. 
  • Đồ dùng cho con: Khăn, tã, bao tay, bao chân, mũ sơ sinh, sữa,…

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các mẹ bầu IVF. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF thì mẹ bầu có thể liên hệ chuyên gia Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn để được tư vấn chi tiết. 

—–

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

  • Địa chỉ: 87 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 033 758 6226
  • Email: lienhe@benhvienhiemmuonsaigon.vn