Những dấu hiệu chuyển phôi IVF thành công mà bạn nên biết
Chuyển phôi là một phần quan trọng trong quy trình IVF, đây là bước quyết định xem phôi thai có làm tổ hay không. Sau chuyển phôi, cơ thể thay đổi như thế nào sẽ cho biết phôi thai đã làm tổ an toàn, câu trả lời nằm bên dưới.
Chị Lâm Thanh Hà đã trải qua hành trình dài hơn 6 năm mong mỏi được làm mẹ. Sau nhiều lần thất vọng với các phương pháp hỗ trợ sinh sản, chị quyết định tìm hiểu và hy vọng vào phương pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Qua thư chia sẻ, chị bày tỏ nỗi niềm sau khi kết hôn nhưng không thể thụ thai tự nhiên do cả hai vợ chồng gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản. Chị đã thử nhiều cách từ uống thuốc kích thích rụng trứng đến thay đổi lối sống, nhưng kết quả vẫn không như mong đợi.
Khi biết đến IVF, chị xem đây là tia sáng mới, bởi phương pháp này giúp trứng và tinh trùng kết hợp trong môi trường phòng thí nghiệm, khắc phục tình trạng không đồng bộ trước đây. Tuy nhiên, chị lo lắng không biết sau khi chuyển phôi, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu gì, liệu có bất thường hay nguy hiểm không, và làm sao để nhận biết phương pháp đã thành công.
1. Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là một bước quan trọng trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp:
- Phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng.
- Tinh trùng bất thường.
- Các cặp vợ chồng hiếm muộn, không thể thụ thai tự nhiên hoặc đã thất bại ở các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác.
- Người vợ mắc lạc nội mạc tử cung, rối loạn phóng noãn hoặc gặp vấn đề về di truyền.
Chuyển phôi thường được tiến hành vào ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt, khi niêm mạc tử cung đạt độ dày lý tưởng khoảng 9-10mm. Thời điểm này, cơ thể người mẹ cũng cần đảm bảo sức khỏe tốt, sẵn sàng cho việc mang thai.
2. Dấu hiệu chuyển phôi thành công
2.1 Sau chuyển phôi 1 – 2 ngày
- Người mẹ bắt đầu xuất hiện cảm giác buồn tiểu nhiều lần, nhưng không bị đau rát hay khó chịu.
- Lúc này, người phụ nữ cần phải giữ vùng kín sạch sẽ, tránh sử dụng nước rửa hoặc thụt rửa âm đạo.
- Hạn chế vận động mạnh, đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn.
2.2 Sau chuyển phôi 3 – 5 ngày
Đây là giai đoạn phôi tìm vị trí trong tử cung làm tổ, thường có các dấu hiệu:
- Bụng dưới đau lâm râm hoặc cảm giác nặng bụng.
- Căng tức ngực, đau đầu ti hoặc đau bầu ngực.
- Đôi khi có hiện tượng xuất hiện đốm máu, do phôi bám vào lớp niêm mạc tử cung.
2.3 Sau chuyển phôi 6 – 10 ngày
- Âm đạo có thể ra huyết trắng nhiều hơn bình thường.
- Một số trường hợp cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
- Đói thường xuyên hoặc ăn không ngon miệng.
2.4 Sau chuyển phôi 11 – 13 ngày
Thời điểm này, chị em phụ nữ thường sẽ thử thai bằng que. Tuy nhiên, kết quả có thể chưa chính xác do ảnh hưởng của thuốc hỗ trợ nội tiết. Thường đi kèm các triệu chứng như đau tức ngực, nặng bụng, đi tiểu nhiều vẫn có thể xuất hiện.
2.5 Sau chuyển phôi 14 ngày
Đây là thời điểm xét nghiệm máu để đo nồng độ beta HCG. Nếu chỉ số này >25 mIU/ml, khả năng cao bạn đã mang thai.
Trong suốt giai đoạn sau chuyển phôi, người mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Hạn chế làm việc nặng, tránh căng thẳng tâm lý.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đủ nước và vitamin.
- Tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.
- Nếu có thể có các dấu hiệu như đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo nhiều, hoặc chỉ số Beta HCG bất thường, chị em cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.
Chuyển phôi là một bước quyết định trong hành trình IVF, mở ra hy vọng lớn lao cho những cặp vợ chồng mong con. Chính vì thế, việc theo dõi sức khỏe thường xuyên, lắng nghe cơ thể sẽ giúp các cặp vợ chồng để đạt kết quả tốt nhất.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|