Trong vài năm trở lại đây, nhiều gia đình Việt lựa chọn làm IVF sinh đôi với mong muốn đẻ một lần cho “xong nhiệm vụ”. Mặc kệ những rủi ro được cảnh báo từ các chuyên gia, xu hướng này càng ngày càng gia tăng. Vậy có nên làm IVF sinh đôi? 

Có nên làm IVF sinh đôi không ?
Có nên làm IVF sinh đôi không?

1. Xu hướng làm IVF sinh đôi 

Chồng là con trai trưởng nên từ khi lấy kết hôn chị Thắm (31 tuổi, Kiên Giang) phải đối mặt với áp lực sinh “cháu đích tôn”. Mỗi dịp về quê, hai vợ chồng lúc nào cũng bị nhắc nhở, thúc giục đẻ con trai. Không muốn chồng khó xử, chị Thắm liền quyết định tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để sinh đôi một lần. Chị chia sẻ, tốt nhất sinh luôn cả nam lẫn nữ trong một lần, như vậy sẽ tránh nhiều lần chửa đẻ mệt mỏi lại còn tiết kiệm tài chính mỗi lần mang thai.  

Tương tự, chị Ánh (29 tuổi, Bạc Liêu) kết hôn 4 tháng đã bàn với ông xã đi làm IVF sinh đôi để không mất nhiều thời gian vào việc mang thai. Chị Ánh cho biết ông xã rất ủng hộ ý tưởng này vì anh cũng không có nhiều thời gian chăm sóc bạn đời. Bởi hiện tại anh đang làm giám đốc kinh doanh của một công ty bất động sản, sự nghiệp lại trên đà thăng tiến. 

Trường hợp khác là chị Ngọc (33 tuổi, Cà Mau), kết hôn muộn, công việc bận rộn nhưng thu nhập ổn định. Thấy bạn bè xung quanh lúc nào cũng than vãn việc sinh con đẻ cái mệt sao, đau sao, tốn kém thế nào,… Ngọc càng cảm thấy tốt hơn là chỉ sinh một lần. Thế là chị liền tính với chồng chi khoảng 150 triệu đi làm IVF sinh đôi để có luôn trai gái. 

Trường hợp giống chị Thắm, Ánh, Ngọc còn rất nhiều. Các trung tâm IVF cho biết trong vài năm trở lại đây đã tiếp nhận không ít trường hợp muốn sinh đôi một lần cho “xong nhiệm vụ”. Trước thực trạng này, các chuyên gia cho biết các cặp vợ chồng ngày nay rất e ngại mang thai nhiều lần. Rất nhiều người mong muốn sinh đôi chỉ vì muốn tiết kiệm thời gian để phát triển sự nghiệp cũng như tránh đau khổ, tốn kém khi bầu bì. Nhưng đây không phải kết quả mà các chuyên gia mong đợi trong hỗ trợ sinh sản. 

2. Thủ thuật làm IVF sinh đôi

Các chuyên gia khuyến cáo các cặp vợ chồng không nên làm IVF sinh đôi bởi đây là một nhu cầu nguy hiểm. Tuy nhiên vẫn nhiều người chấp nhận rủi ro để tiến hành thủ thuật này.

Theo đó, sinh đôi bằng thụ tinh trong ống nghiệm có quy trình phức tạp hơn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ kích trứng tăng số lượng trứng rụng của người vợ, đồng thời chọn lọc nhiều tinh trùng khỏe mạnh của người chồng. Từ đấy tạo phôi trong ống nghiệm. Cuối cùng chuyển nhiều phôi vào tử cung cùng một thời điểm để tăng tỷ lệ thụ thai đôi. 

Trong quá trình làm IVF sinh đôi này sẽ cho một trong hai kết quả là sinh đôi cùng trứng hoặc khác trứng. 

  • Sinh đôi IVF cùng trứng: tức là hai phôi giống hệt nhau tách ra từ một phôi được tạo từ một noãn và một tinh trùng đã thụ tinh trước đó. Vì vậy, hai em bé khi chào đời sẽ có diện mạo hoàn toàn giống nhau.
  • Sinh đôi IVF khác trứng: tức là hai phôi khác nhau tách ra từ hai nang noãn thụ tinh với từng tinh trùng riêng biệt trước đó. Vì vậy, hai đứa trẻ sau khi sinh sẽ có ngoại hình khác nhau.  

3. Rủi ro khi làm IVF sinh đôi

Theo các chuyên gia thụ tinh trong ống nghiệm, tỷ lệ tai biến trong thai kỳ IVF và lúc chuyển dạ cao gấp 2,5 lần so với mang thai đơn, mức độ nguy hiểm là rất lớn. Cho nên không khuyến cáo các gia đình làm IVF sinh đôi. 

Dưới đây là một số nguy cơ mà người mẹ phải đối mặt trong thai kỳ IVF, lúc sinh và sau sinh. 

3.1 Tăng cân, ốm nghén trầm trọng

Mang thai đôi IVF buộc người mẹ phải nạp gấp đôi dinh dưỡng để hai “mầm mống” phát triển khỏe mạnh. Trung bình một ngày cơ thể mẹ phải nạp 500kcal. Lượng nước ối cũng tăng theo. Do đó không quá lạ khi mẹ bầu tăng cân đột ngột. Trọng lượng cơ thể tăng cao sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, gây đau nhức các khớp, thậm chí tình trạng rạn ra dễ xảy ra. 

Mặt khác, lượng hormone gonadotropin ở mẹ mang song thai tăng cao khiến mẹ bầu chóng mặt, buồn nôn, ợ nóng, đau lưng, khó ngủ, đi tiểu đêm nhiều. Điều này không chỉ gây tác động xấu tới sức khỏe người mẹ mà còn làm dinh dưỡng thai kỳ bị thiếu hụt.  

3.2 Dễ bị phù sớm hơn dự định 

Mang thai đôi khiến tử cung người mẹ giãn to và nhanh hơn bầu một trẻ. Mà tử cung to khiến mẹ bầu dễ bị khó thở, đồng thời chèn ép tuần hoàn chi dưới. Từ đó khiến mẹ bầu bị phù sớm hơn dự tính thai kỳ. 

3.3 Dễ bị tiền sản giật, tiểu đường cao

Nhiều nghiên cứu cho biết 15 – 10% phụ nữ mang thai đôi IVF bị tiền sản giật hay đái tháo đường. Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng xảy ra khi mẹ bầu tăng cân quá nhanh. Vì vậy, cần chú ý kiểm soát cân nặng, đường huyết chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.  

3.4 Sinh non, đẻ thiếu tháng

Được biết, tử cung người mẹ mang thai IVF đơn thường nặng khoảng 3kg, kèm 500 – 600g bánh nhau và 2 lít nước ối. Nếu làm IVF sinh đôi, người mẹ sẽ phải chịu trọng lượng gấp đôi mang một thai. Dẫn tới dễ bị tức tử cung, vỡ nước ối ở những tháng cuối thai kỳ, từ đó tăng nguy cơ sinh non. Trẻ đẻ thiếu tháng dễ tử vong hoặc bị dị tật sau sinh do chưa phát triển toàn diện các bộ phận (thần kinh, hệ tiêu hóa, phổi,…). 

Trường hợp sinh non, đẻ thiếu tháng thường xảy ra vào trước 32 tuần thai. Chính vì vậy, nữ giới mang song thai IVF nên hạn chế vận động vào những tháng cuối thai kỳ hay gặp triệu chứng bất thường nào thì nên đi khám sớm. 

3.5 Sinh mổ, nguy cơ tử vong

Song thai IVF rất lớn có nguy cơ hai ngôi ngược, xoắn hoặc bị thắt nút dây rốn, thậm chí dễ mắc hội chứng truyền máu song sinh. Chính vì thế xác suất thai chết lưu hoặc tử vong cao hơn so với mẹ bầu một bé. Cũng vì lẽ đó, đa số mẹ bầu mang thai đôi IVF buộc phải nhờ phương pháp sinh mổ thì mới “vượt cạn” thành công. 

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ phần nào giúp các mẹ chuẩn bị tâm lý trước khi làm IVF sinh đôi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ giàu kinh nghiệm để được tư vấn và phân tích cụ thể quy trình thụ tinh ống nghiệm cũng như khó khăn có thể xảy ra nếu muốn sinh đôi. 

 BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

  • Địa chỉ: 87 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh
  •  Hotline: 033 758 6226
  •  Fanpage: fb.com/benhvienhiemmuonsaigon
  •  Email: lienhe@benhvienhiemmuonsaigon.vn