Chuyển dạ kéo dài là thuật ngữ diễn tả tình trạng mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình sinh nở. Chuyển dạ kéo dài gây ảnh hưởng đến sức, nghiêm trọng hơn là cả tính mạng của thai nhi.

Chuyển dạ kéo dài - Nguyên nhân & Cách phòng ngừa
Chuyển dạ kéo dài – Nguyên nhân & Cách phòng ngừa

1. Như thế nào là quá trình chuyển dạ bình thường?

Sau khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đoạn đón thiên thần nhỏ chào đời. Đối với phụ nữ, đây là trải nghiệm tuyệt vời vì đây là lần đầu tiên gặp con bằng xương bằng thịt. Trước khi có cuộc gặp gỡ này, tất cả mẹ bầu đều phải trải qua quá trình chuyển dạ. (1)

Quá trình này thường bắt đầu với các cơn co tử cung ngắn, kéo dài từ 10 – 15 giây và xuất hiện liên tục, cứ mỗi 10 phút một lần. 

Ban đầu, đây thường là những cơn co gây đau nhẹ. Nhưng đến lúc gần sinh thì những cơn co thắt này kéo dài hơn, khoảng 20 giây rồi 30 giây và khi kéo dài đến khoảng 40 giây là lúc bé sắp ra đời. 

Các cơ co bắt đầu xuất hiện với tần suất nhiều hơn, 3 con cơ trong 10 phút, và đi kèm là những cơn đau bụng dữ dội, đấy là thời điểm sản phụ chuẩn bị rặn sinh.

Tóm lại, quá trình chuyển dạ bao gồm một chuỗi các cơn co thắt tử cung từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ và lặp đi lặp lại. Các cơn co thắt này giúp đẩy em bé ra khỏi tử cung và vào đường sinh. 

Thai phụ có thể cảm nhận được các cơn co thắt ở vùng lưng dưới và bụng, nhờ vào các cơ co thắt này giúp tử cung của người mẹ được giãn nở hơn, cho phép em bé di chuyển ra khỏi cơ thể và chào đời. 

Với những người sinh con lần đầu, quá trình chuyển dạ thường sẽ kéo dài từ 12 – 18 bắt đầu tính từ những cơn co tử cung đầu tiên. Còn với những người đã từng sinh con, quá trình này thường diễn ra nhanh hơn.

Quá trình chuyển dạ bình thường bao gồm một chuỗi các cơn co thắt tử cung từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ và lặp đi lặp lại
Chuyển dạ là một chuỗi các cơn co thắt tử cung từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ và lặp đi lặp lại

2. Chuyển dạ kéo dài là như thế nào?

Dưới đây là những yếu tố giúp các chuyên gia xác định người mẹ đang gặp phải tình trạng chuyển dạ kéo dài, đó là: (2)

  • Với người sinh con lần đầu là trên 20 giờ.
  • Những người đã sinh con là từ 14 giờ trở lên.

Những trường hợp sau đây có thể dẫn đến tình trạng chuyển dạ kéo dài, đó là:

  • Kích thước em bé lớn hơn bình thường và gặp khó khăn khi sinh bé bằng đường tự nhiên.
  • Vị trí nằm của em không thuận lợi cho việc sinh, thông thường em bé quay mặt về phía lưng mẹ.
  • Đường sinh của người mẹ quá hẹp, cản trở đường di chuyển ra ngoài của bé. Xương chậu của mẹ quá nhỏ, xuất hiện bất thường hoặc âm đạo giãn nở không đủ, xuất hiện khối u, cũng có thể gây ra tình trạng chuyển dạ kéo dài.
  • Khi người mẹ chuyển dạ nhưng những cơn gò của người mẹ lại yếu.

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển dạ kéo dài

Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều nguyên nhân khiến người mẹ gặp phải tình trạng chuyển dạ kéo dài, bao gồm: (3)

3.1 Tính chất các cơn gò tử cung

  • Các cơn gò là yếu tố quan trọng để bắt đầu quá trình chuyển dạ của người mẹ. Khi các cơ co thắt tử cung xuất hiện bất thường đều có thể gây khó khăn và dẫn đến tình trạng chuyển dạ kéo dài.
  • Tần suất xuất hiện của các cơn gò tử cung giảm, thưa và cường độ yếu.
  • Trương lực cơ tử cung không đủ
Các cơn gò xuất hiện ở cường độ mỏng, yếu là dấu hiệu của chuyển dạ kéo dài
Các cơn gò xuất hiện ở cường độ yếu, thưa là dấu hiệu của chuyển dạ kéo dài

3.2 Vấn đề từ thai nhi

  • Khi kích thước của thai nhi lớn hơn bình thường, thai nhi nặng hơn số ký tiêu chuẩn có thể gây khó khăn khi sinh.
  • Kích thước vòng đầu của thai nhi lớn hơn bình thường.
  • Ngôi thai bất thường
  • Thai nhi có dị dạng bẩm sinh làm khối thai to lên gây chuyển dạ kéo dài.

3.3 Nguyên nhân từ người mẹ

  • Tâm lý cũng là nguyên nhân khiến quá trình chuyển dạ của người mẹ trở nên khó khăn hơn.
  • Khung xương chậu của người mẹ nhỏ, gây cản trở con đường di chuyển ra ngoài của bé.
  • Âm đạo chưa giãn nở chưa đủ.
  • Đường sinh dục và vùng chậu có khối u gây cản trở đường sinh thường của người mẹ.
  • Người mẹ bị tử cung dị dạng như tử cung đôi, tử cung kém phát triển.
  • Thai phụ bị béo phì, chỉ số BMI cao hơn mức trung bình.
  • Theo thống kê, trường hợp chuyển dạ kéo dài do cơn co tử cung chiếm 55%, 30% do thai nhi và bất thường về khung chậu chiếm 15%.

4. Dấu hiệu nhận biết thai phụ bị chuyển dạ kéo dài

Sau đây là các dấu hiệu phổ biến có thể dễ dàng nhận biết người mẹ đang gặp phải tình trạng chuyển dạ kéo dài, cụ thể là:

  • Thời gian chuyển dạ là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất, người mẹ chuyển dạ kéo dài hơn 18 giờ.
  • Người mẹ bị bị dau vùng lưng, cơn đau lan xuống đùi do vùng lưng bị chèn ép trong một thời gian dài.
  • Trong quá trình chuyển dạ, thai phụ bắt đầu có dấu hiệu kiệt sức, mệt mỏi, miệng khô do mất nước, hơi thở dốc phải thở bằng miệng liên tục.
  • Tâm lý bất ổn, người mẹ trở nên căng thẳng hơn làm nhịp tim tăng lên bất thường.
  • Các cơ trở nên mệt mỏi do quá trình chuyển dạ kéo dài.
  • Tử cung mềm khi chạm vào và độ giãn nở giảm khi các cơn co thắt xuất hiện.
Thời gian chuyển dạ trên 18 giờ là dấu hiệu của chuyển dạ kéo dài
Thời gian chuyển dạ trên 18 giờ là dấu hiệu của chuyển dạ kéo dài

5. Đối tượng có nguy cơ bị chuyển dạ kéo dài

5.1 Tuổi tác

Từ 20 – 30 tuổi là độ tuổi vàng cho việc sinh nở. Thời điểm trước hoặc sau thời gian này, cơ thể nữ giới chưa phát triển hoàn chỉnh hoặc đã suy giảm khả năng mang thai. 

Với những người mẹ lần đầu sinh con ở tuổi 40, để giảm các biến chứng thai kỳ thì người mẹ cần phải có một cơ thể thật sự khỏe mạnh. Vào độ tuổi này rất dễ gặp nhiều nguy hiểm trong quá trình mang thai và sinh nở, tăng nguy cơ chuyển dạ kéo dài.

5.2 Người mẹ quá gầy

Trong quá trình mang thai, dinh dưỡng cho mẹ bầu là yếu tố quan trọng giúp người mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Thiếu chất, cơ thể người mẹ quá gầy cũng là nguyên nhân khiến người mẹ khó sinh, làm cho quá trình chuyển dạ kéo dài.

Thai phụ quá gầy là nhóm đối tượng dễ mắc tình trạng chuyển dạ kéo dài
Thai phụ quá gầy là nhóm đối tượng dễ mắc tình trạng chuyển dạ kéo dài

5.3 Thai phụ bị béo phì

Thai phụ béo phì thường kèm theo các bệnh lý khác như cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, những yếu tố này sẽ làm kích thước của thai nhi lớn hơn bình thường. 

Ngoài ra, tình trạng này còn khiến cho thể chất của người mẹ suy yếu dần. Người mẹ bị thừa cân quá mức khiến lượng mỡ quanh âm đạo cũng tăng theo, điều này cũng được xem là nguyên nhân gây cản trở quá trình chuyển dạ.

5.4 Khối lượng cơ bắp trong cơ thể giảm

Trong quá trình mang thai, người mẹ lười vận động, lười tập thể dục khiến khối lượng cơ bắp giảm sút. Quá trình chuyển dạ của người mẹ tiêu tốn rất nhiều năng lượng, đòi hỏi hệ cơ của người mẹ hoạt động phải tốt. 

Trường hợp, sức khoẻ cơ bắp suy yếu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ, khiến thời gian kéo dài hơn. Tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến do lối sống ít vận động của phụ nữ trẻ.

6. Chuyển dạ kéo dài ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Quá trình chuyển dạ kéo dài sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con, cụ thể là: (4)

6.1 Đối với người mẹ

  • Người mẹ bị mất máu nhiều sau khi sinh.
  • Tử cung bị rách hoặc nứt dẫn đến vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ.
  • Tăng nguy cơ gây nhiễm trùng ối.
  • Nhiễm trùng sau khi sinh.
  • Nếu nhiễm trùng ối kéo dài mà không phát hiện có thể làm tăng nguy cơ khiến người mẹ bị nhiễm khuẩn huyết.
Chuyển dạ kéo dài là nguyên nhân khiến người mẹ dễ bị mất máu sau sinh
Chuyển dạ kéo dài là nguyên nhân khiến người mẹ dễ bị mất máu sau sinh

6.2 Đối với thai nhi

  • Chuyển dạ kéo dài khiến thai nhi không nhận đủ lượng oxy. Đây là nguyên nhân phổ biến gây tổn thương não dẫn đến bại não
  • Do thai nhi hít hoặc nuốt nước ối nhiễm khuẩn khiến đứa trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh.
  • Nếu quá trình chuyển dạ kéo dài trên 24 giờ, tỷ lệ tử vong có thể tăng gấp đôi.
  • Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi do buồng tử cung nhiễm khuẩn.
  • Trẻ có thể bị tổn thương do các biện pháp can thiệp trong quá trình sinh nở.
  • Chỉ số Apgar được các bác sĩ Sản khoa dùng để đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe của trẻ ngay sau khi sinh và được đánh giá vào thời điểm một phút và năm phút sau khi sinh, bao gồm nhịp tim, trương lực cơ, phản xạ, nhịp thở và màu da của bé.

7. Chuyển dạ kéo dài được xử lý như thế nào?

Việc điều trị chuyển dạ kéo dài thường dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, như:

  • Thai nhi có vấn đề.
  • Cơn co tử cung bất thường.
  • Sản phụ có tình trạng mất nước.
  • Cơ thể có dấu hiệu sốt do nhiễm khuẩn.
  • Tâm lý bất ổn
  • Sản phụ có nhiều bệnh nền
  • Kiểm tra độ xóa mở cổ tử cung

Dưới đây là một số phương pháp điều trị chuyển dạ kéo dài được các chuyên gia áp dụng phổ biến, đó là:

7.1 Chỉ định người bệnh sử dụng Oxytocin

Đây là một loại hormone được dùng để kích thích chuyển dạ, điều chỉnh và tăng cường các cơn co tử cung. 

Hormone này sẽ giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn và hiệu quả, đặc biệt trong các trường hợp chuyển dạ kéo dài nếu được sử dụng đúng cách. 

Bác sĩ Sản khoa sẽ cân nhắc kỹ lưỡng tình trạng lâm sàng của từng thai phụ trước khi quyết định sử dụng Oxytocin.

Oxytocin được chỉ định trong điều trị chuyển dạ kéo dài
Oxytocin được chỉ định trong điều trị chuyển dạ kéo dài

7.2 Tiến hành phá ối

Đây là thủ thuật làm vỡ màng ối thông qua tác động bằng ngón tay hoặc thiết bị chuyên dụng để quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn. Phương pháp này còn được kết hợp với sử dụng Oxytocin giúp thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn.

7.3 Sử dụng dụng cụ hỗ trợ sinh con

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp thai phụ sinh con qua đường âm đạo tự nhiên, cụ thể là trong giai đoạn sổ thai nếu mẹ có bệnh lý nội khoa kèm theo hoặc mẹ rặn yếu. Các dụng cụ này sẽ giúp rút ngắn thời gian sổ thai nếu được sử dụng đúng cách, nhưng nếu áp dụng sai cách có thể gây chấn thương cho đường sinh dục của mẹ và sang chấn cho thai nhi.

Người mẹ gặp tình trạng chuyển dạ kéo dài phải sử dụng dụng cụ hỗ trợ khi sinh
Người mẹ gặp tình trạng chuyển dạ kéo dài phải sử dụng dụng cụ hỗ trợ khi sinh

7.4 Tiến hành phẫu thuật lấy thai

Trong trường hợp bác sĩ chỉ định người mẹ sử dụng Oxytocin mà cơ thể không đáp ứng thuốc hoặc tiên lượng trước sinh của người mẹ cho thấy có khả năng khó sinh thì sẽ tiến hành phẫu thuật lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

8. Có cách nào giúp mẹ bầu phòng ngừa chuyển dạ kéo dài

Mẹ bầu có thể áp dụng những cách dưới đây để phòng ngừa tình trạng chuyển dạ kéo dài và có biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé:

  • Người mẹ nên tránh lo âu và căng thẳng, duy trì tâm trạng thoải mái, vui vẻ để giúp thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Trong quá trình mang thai, người mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Lưu ý: Thai phụ nên ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng và tuân thủ khám thai theo đúng lịch đã hẹn, việc này sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường, rủi ro và được điều trị kịp thời khi phát hiện bất thường.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tu nghiệp ở nước ngoài, luôn cập nhật kỹ thuật mới, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị cho các cặp đôi.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu y khoa tham khảo:

  1. What is labor?. (2024). Retrieved 27 June 2024, from https://www.nichd.nih.gov/health/topics/pregnancy/conditioninfo/labor
  2. Prolonged Labor (Failure to Progress). (2024). Retrieved 27 June 2024, from https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24752-prolonged-labor
  3. Prolonged Labor: Failure To Progress. (2024). Retrieved 27 June 2024, from https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/prolonged-labor/
  4. Prolonged Labor. (2024). Retrieved 27 June 2024, from https://www.physio-pedia.com/Prolonged_Labor