Ung thư tinh hoàn và những nguyên tắc phòng ngừa hiệu quả
Ung thư tinh hoàn là bệnh nam khoa hiếm gặp nhưng nó vẫn được nằm trong danh sách những căn bệnh nguy hiểm. Có cách nào giúp nam giới phòng ngừa bệnh ung thư tinh hoàn không?
1. Ung thư tinh hoàn là gì?
Ung thư tinh hoàn là tình trạng các tế bào bình thường trong tinh hoàn bị biến đổi, chúng phát triển một cách mất kiểm soát, là nguyên nhân hình thành các khối u.
Tỷ lệ chữa thành công của bệnh này rất cao nếu được phát hiện sớm. Dựa vào loại và mức độ nặng nhẹ của bệnh ung thư tinh hoàn, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Ung thư tinh hoàn được chia thành 3 ba giai đoạn:
- Giai đoạn I: tinh hoàn xuất hiện khối u.
- Giai đoạn II: những tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở khu vực bụng dưới.
- Giai đoạn III: bệnh đã di căn đến những vùng khác trên cơ thể.
Tỷ lệ sống của người bệnh còn phục thuộc vào giai đoạn phát hiện khối ung thư tại tinh hoàn. Nếu người bệnh đang ở giai đoạn I, tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 98%, giai đoạn II là 95% và chỉ còn 6% khi người bệnh bước sang giai đoạn III.
Đối với những người đã bị di căn hạch thì sẽ có tiên lượng xấu hơn. Lưu ý: số di căn ở hạch càng nhiều thì tiên lượng của người bệnh càng xấu càng xấu.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tinh hoàn
Một số nguyên nhân khiến nam giới bị ung thư tinh hoàn đó là:
2.1 Tuổi tác
Độ tuổi từ 20 – 45 tuổi là nhóm đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn nhiều . Tuy nhiên, bệnh lý này xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả nam giới ở tuổi thiếu niên và ở độ tuổi 60.
2.2 Tinh hoàn lạc chỗ
Đây là tình trạng tinh hoàn không di chuyển, có nghĩa là một hoặc cả hai tinh hoàn không nằm ở dưới bìu như những người bình thường.
Những người gặp phải trường hợp này thì đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách thực hiện phẫu thuật trước tuổi dậy thì.
Những em bé trai từ 6 tháng đến 15 tháng, các bác sĩ khuyến khích phẫu thuật tinh hoàn để giảm nguy cơ vô sinh sau này.
2.3 Di truyền
Khi nam giới có người thân, như là anh trai, bị mắc phải bệnh ung thư tinh hoàn thì người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
2.4 Tiền sử mắc bệnh
Với những nam giới bị ung thư ở 1 tinh hoàn thì tinh hoàn còn lạ sẽ có nguy cơ phát triển ung thư. Dựa theo số liệu thống kê, cứ 100 người bị ung thư tinh hoàn thì sẽ có 2 người sẽ bị ung thư ở bên còn lại.
2.5 Chủng tộc
Dù bất kỳ chủng tộc nào thì nam giới cũng có thể mắc ung thư tinh hoàn, nhưng người da trắng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những chủng tộc khác.
Ung thư tinh hoàn được các chuyên gia đánh giá hiếm ở người da đen. Tuy nhiên nhóm người này lại có tiên lượng xấu hơn với những người da trắng, đặc biệt là những người bị di căn đến những cơ quan khác.
2.6 Người suy giảm miễn dịch do HIV
Nếu người bệnh bị HIV hoặc mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS, bệnh do HIV gây ra đều có nguy cơ mắc phải ung thư tinh hoàn cao.
3. Dấu hiệu nhận biết nam giới bị ung thư tinh hoàn
Dưới đây là một số triệu chứng giúp nam giới có thể nhận ra cơ thể đang mắc phải bệnh ung thư tinh hoàn, đó là:
- Một trong 2 tinh hoàn xuất hiện khối u. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời cho tình trạng này, khối u có thể phát triển lớn hơn.
- Cảm thấy nặng nề ở vùng bìu: một tinh hoàn trở nên cứng so với bên còn lại hay bệnh ung thư tinh hoàn sẽ làm cho bộ phận này phát triển phát triển bất thường.
- Phần bụng dưới hay vùng bẹn bị đau âm ỉ.
- Trong bìu có dịch tụ.
- Ngực phát triển bất thường và mềm: đây là tình trạng hiếm gặp. Nguyên nhân là do khối u ở tinh hoàn sản sinh ra nội tiết gây đau hoặc làm tăng trưởng mô ngực. Trường hợp này gọi là cường tuyến vú nam giới.
- Cánh mày râu có thể bị đau lưng dưới, khó thở, đau ngực và một số triệu chứng cảnh báo bệnh lý đã trở nặng như đờm có lẫn máu.
- Một hoặc hai bên chân bị sưng lên, xuất hiện huyết khối gây tắc nghẽn và khó thở.
4. Chẩn đoán ung thư tinh hoàn
Nhằm để xác định khối u có phải là ung thư tinh hoàn hay không, các chuyên gia có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:
4.1 Siêu âm
Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh được rõ ràng. Đầu dò cầm tay sẽ di chuyển qua bìu để tạo ra hình ảnh siêu âm.
Phương pháp này giúp các bác sĩ xác định bản chất của khối u, chẳng hạn tính chất của khối u như khối u là rắn hoặc chứa đầy chất lỏng.
4.2 Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu sẽ được chỉ định để xác định chất chỉ điểm ung thư có trong máu. Đây là những chất bình thường vẫn có trong máu, nhưng mức độ của các chất này tăng lên trong một số trường hợp ung thư.
Tuy nhiên, định lượng cao của chất chỉ điểm ung thư không có nghĩa là bạn chắc chắn bị ung thư, nhưng chỉ số này có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán ung thư tinh hoàn.
4.3 Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn
Trường hợp nếu đó chắc chắn là ung thư, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn có thể được chỉ định. Phần tinh hoàn bị loại bỏ sẽ được đem đi phân tích để xác định xem có phải là ung thư hay không và đó là loại ung thư nào.
4.4 Xác định loại ung thư tinh hoàn
Trường hợp tinh hoàn đã được cắt bỏ hoặc lấy mẫu sinh thiết sẽ được đem đi phân tích để xác định loại ung thư. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định điều trị và tiên lượng của bệnh. Có hai loại ung thư tinh hoàn sau:
- Seminoma – U tinh bào tinh hoàn: là u tế bào mầm của tinh hoàn, khối u ác tính và có thể điều trị. Khối u này xuất hiện ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng với những người lớn tuổi bị ung thư thì nhiều khả năng người đó mắc bệnh u tinh hoàn.
- Nonseminoma: gồm những tế bào không phải là seminoma, thường ở nam giới trẻ tuổi. Các khối u này có xu hướng phát triển ở những người trẻ tuổi và lan rộng nhanh chóng. Một số loại khối u như ung thư biểu mô tuyến, u quái và u túi noãn hoàng,…
4.5 Xác định giai đoạn ung thư
Khi các chuyên gia đã chắc chắn rằng người bệnh đã mắc ung thư tinh hoàn, bước tiếp theo là xác định giai đoạn của ung thư tinh hoàn. Người bệnh được thực hiện một số xét nghiệm sau để xem ung thư có di căn hay không.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) để tìm dấu hiệu ung thư lan rộng qua những vùng lân cận.
Xét nghiệm máu để đánh giá chất chỉ điểm ung thư, giúp chuyên gia xem liệu các tế bào ung thư có khả năng tồn tại trong cơ thể hay không sau khi cắt bỏ tinh hoàn.
5. Những phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn
5.1 Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn: phương pháp này điều trị phần lớn các giai đoạn ung thư tinh hoàn.
Loại bỏ những hạch bạch huyết vùng lân cận: phương pháp được thực hiện qua một đường mổ ở bụng. Bác sĩ sẽ cẩn thận để tránh làm tổn thương những dây thần kinh xung quanh. Nhưng vẫn không tránh khỏi tổn thương, điều này có thể gây khó khăn cho quá trình xuất tinh, sự cương cứng của dương vật.
5.2 Nạo hạch bạch huyết
Trường hợp tế bào ung thư không được loại bỏ hoàn toàn thì phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn khi ung thư đã di căn tới hạch bạch huyết, người bệnh sẽ phải tiếp tục phẫu thuật. Chuyên gia tiến hành nạo hạch bạch huyết hoặc sau khi phẫu thuật phát hiện ung thư di căn sau.
5.3 Xạ trị
Phương pháp sử dụng những chùm tia năng lượng mạnh để tiêu diệt những tế bào ung thư. Liệu pháp này có thực hiện hay sau khi người bệnh đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.
Tác dụng phụ của phương pháp này là buồn nôn, mệt mỏi, kích ứng vùng bụng và bẹn. Liệu pháp này có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Cho nên người bệnh cần trao đổi với các chuyên gia về việc bảo quản tinh trùng.
5.4 Hóa trị
Phương pháp điều trị này dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc sẽ đi khắp cơ thể để tiêu những tế bào ung thư di căn.
Tác dụng phụ thường gặp của liệu pháp này là mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn,… Ngoài ra, hóa trị có thể gây vô sinh ở nam giới. Chính vì thế, nếu muốn có con, nam giới cần trao đổi kỹ với bác sĩ về cách bảo tồn chức năng sinh sản.
6. Có cách nào phòng ngừa ung thư tinh hoàn ở nam giới
- Nên xây dựng một lối sống khoa học, từ bỏ thói quen xấu.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
- Quan hệ lành mạnh, sử dụng những biện pháp phòng tránh bệnh xã hội.
- Nói không với chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,…
- Nam giới tránh mặc quần áo chật, bó và giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ, khô thoáng.
- Không lạm dụng thủ dâm quá mức.
- Khám Nam Khoa định kỳ một năm 2 lần, điều này giúp phát hiện sớm những bất thường ở bộ phận sinh dục.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là Bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.
Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: