Tiểu không tự chủ hiện là tình trạng đang diễn ra khá phổ biến, bệnh lý này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày, tâm lý và cả chất lượng cuộc sống.

Có thể điều trị tiểu không tự chủ?
Có thể điều trị tiểu không tự chủ?

1. Tiểu không tự chủ là gì?

Tiểu không tự chủ là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ khi ho, hắt hơi hoặc cơ thể có cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, đến mức cơ thể không thể phản ứng kịp. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Hệ tiết niệu của con người bao gồm các cơ quan như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các bộ phận có nhiệm vụ lọc, chứa và đào thải chất thải ra khỏi cơ thể. 

Nước tiểu sẽ đi từ niệu quản vào bàng quang, chúng sẽ được chứa trong đây cho đến khi đầy, lúc này não sẽ phát ra tín hiệu cho cơ thể cần đi tiểu. Sau đó, cơ vòng sẽ mở, nước tiểu chảy ra khỏi bàng quang và chảy ra khỏi cơ thể thông qua đường niệu đạo.

Quá trình này là quy trình hoạt động bình thường khi hệ tiết niệu. Ngược lại, tình trạng không tự chủ xảy ra khi những cơ quan này gặp một số vấn đề từ những nguyên nhân khác nhau.

Có khá nhiều người cho rằng đây là vấn đề chỉ xảy ra khi cơ thể bắt đầu quá trình lão hóa. Tuy nhiên, bệnh tiểu không tự chủ thường có xu hướng tăng lên với những đối tượng lớn tuổi nhưng tình trạng này vẫn có phương pháp điều trị hiệu quả.

Tiểu không tử chủ là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ khi ho hoặc hắt hơi
Tiểu không tử chủ là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ khi ho hoặc hắt hơi

2. Tiểu không tự chủ có những triệu chứng gì?

Triệu chứng điển hình của tiểu không tự chủ là són tiểu mất kiểm soát. Biểu hiện là nước tiểu nhỏ liên tục, lượng lớn hoặc nhỏ tùy vào mỗi người. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như, đó là:

  • Đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm.
  • Ho hoặc hắt hơi đều bị són tiểu.
  • Đi tiểu bị đau rát.
  • Nước tiểu rò rỉ khi ngủ.
  • Mắc tiểu xuất hiện đột ngột, bắt buộc phải đi ngay lập tức.
Tiểu không tự chủ là cảm giác mắc tiểu bất ngờ, rất muốn đi tiểu
Tiểu không tự chủ là cảm giác mắc tiểu bất ngờ, rất muốn đi tiểu

3. Những dạng tiểu không kiểm soát

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không tự chủ, đi kèm là các triệu chứng khác nhau, bệnh lý này được chia thành nhiều nhóm như sau: 

3.1 Tiểu gấp

Tiểu gấp là tình trạng người bệnh luôn có cảm giác cần đi tiểu ngay lập tức và không có dấu hiệu báo trước như bình thường. Khi bị tiểu gấp, người bệnh buộc phải đi tiểu ngay lập tức và nếu không phản ứng kịp sẽ dẫn đến hiện tượng són tiểu. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường được xác định là do bàng quang hoạt động quá mức, nhạy cảm và não phát tín hiệu mắc tiểu thường xuyên. 

Ở người bệnh thì lượng nước tiểu thường rất ít. Nhưng nếu số lần tiểu gấp diễn ra một cách liên tục và nhiều lần trong ngày, người bệnh cần đi đến cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể.

Tiểu gấp là một trong những tình trạng tiểu không tự chủ nguyên nhân là do bàng quang hoạt động quá mức
Tiểu gấp là một trong những tình trạng tiểu không tự chủ bắt buộc phải đi tiểu ngay lập tức

3.2 Tiểu không tự chủ khi cơ thể hoạt động mạnh

Trong các trường hợp khi cơ thể có những hoạt động mạnh, như hắt hơi, ho, cười, chạy, nhảy sẽ xuất hiện tình trạng tiểu không tự chủ, trường hợp này hay còn được gọi là són tiểu. 

Lúc này, nước tiểu sẽ rò rỉ ra bên ngoài với lượng nhỏ, người bệnh có thể có hoặc không có cảm giác buồn tiểu, nhưng vẫn cần phải đi tiểu sau đó. 

Nguyên nhân thường là do vùng chậu gặp vấn đề và hoạt động kém, từ đó rất dễ tạo áp lực lên khu vực bàng quang, làm cho nước tiểu rò rỉ ra ngoài. 

Tình trạng này thường gặp ở những người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh hoặc đàn ông sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.

3.3 Són tiểu cấp kỳ

Đây là dạng tiểu không tự chủ xuất hiện từng đợt, tiểu lắt nhắt trong thời gian ngắn. Nguyên nhân là do lượng nước tiểu trong bàng quang chưa được thải ra ngoài hoàn toàn. 

Các triệu chứng kèm theo đó là: khó tiểu, căng tức vùng bụng dưới, dòng chảy nước tiểu yếu, lại mắc tiểu ngay khi vừa đi tiểu xong,… 

Khi người bệnh gặp tình trạng này, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh mạn tính có liên quan đến hệ bài tiết, như bàng quang bị xơ cứng, tiểu đường, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,…

Người mắc một số bệnh lý liên quan đến thận thường rất dễ mắc tình trạng tiểu không tự chủ
Người mắc một số bệnh lý liên quan đến thận thường rất dễ mắc tình trạng tiểu không tự chủ

3.4 Dạng hỗn hợp

Dạng tiểu không tự chủ này thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân và rất khó xác định chính xác và chúng đa dạng triệu chứng. 

Với dạng bệnh này, người bệnh nên được thăm khám sớm tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được các chuyên gia chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

4. Tiểu không tử chủ nguyên nhân do đâu?

Tiểu không tự chủ được chia thành nhóm là tạm thời và mãn tính.

4.1 Tạm thời

Tiểu không tự chủ tạm thời nguyên nhân thường xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thay đổi, dẫn đến bàng quang bị kích thích sản xuất nước tiểu nhiều hơn bình thường, như:

  • Người bệnh uống nhiều rượu, bia, caffeine hoặc các loại socola.
  • Ăn nhiều muối, đường, bột ngọt, thức ăn có vị cay từ tiêu, ớt.
  • Cơ thể dung nạp quá nhiều Vitamin C hơn mức cần thiết. 
  • Tác dụng phụ từ các thuốc như giãn cơ, thuốc điều trị huyết áp,…
  • Bên cạnh đó, những người bị táo bón cũng rất dễ mắc phải tình trạng tiểu không tự chủ do phân nén chặt ở trực tràng làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh và tạo áp lực lên các vùng lân cận, trong đó có cả bàng quang.
  • Viêm đường tiết niệu cấp tính cũng là nguyên nhân làm cho bàng quang bị kích thích và tăng cảm giác cần đi vệ sinh.
Thức ăn chứa nhiều muối sẽ kích thích thận hoạt động dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ
Thức ăn chứa nhiều muối sẽ kích thích thận hoạt động dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ

4.2 Tình trạng mãn tính

Đối với tiểu không tự chủ mãn tính, đây là là tình trạng kéo dài, nguyên nhân xuất phát là do thể trạng thay đổi hoặc mắc một số bệnh lý, cụ thể là:

  • Người đang mang thai.
  • Người bệnh bị sa bàng quang.
  • Những đối tượng thuộc độ tuổi trung niên trở lên thường có tỷ lệ mắc phải tình trạng này nhiều hơn do sự lão hoá tự nhiên, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng trữ và kiểm soát lượng nước tiểu trong cơ thể.
  • Nồng độ estrogen bị suy giảm ở nữ giới, dẫn đến ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang và niệu đạo. Tình trạng này thường xảy ra ở những phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, người sau sinh,… 
  • Nam giới mắc một số bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt, như phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không tự chủ. 
  • Hệ bài tiết như thận, bàng quang, niệu đạo xuất hiện các khối u hoặc sỏi.
Người đang mang thai là đối tượng dễ gặp tình trạng tiểu không tự chủ
Người đang mang thai là đối tượng dễ gặp tình trạng tiểu không tự chủ

5. Những yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ

Những đối tượng sau đây là những người rất dễ mắc phải tình trạng tiểu không tự chủ, đó là:

  • Nữ giới thường có nguy cơ cao đàn ông, đặc biệt là những người đang mang thai, vừa sinh con hoặc mãn kinh.
  • Người lớn tuổi thì các cơ ở bàng quang và niệu đạo cũng sẽ bị lão hóa, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng chứa nước tiểu, dẫn đến chứng tiểu không tự chủ.
  • Thừa cân sẽ gây tăng áp lực lên bàng quang và những vùng xung quanh, dẫn đến tình trạng suy yếu, làm cho nước tiểu thoát ra ngoài một cách không tự chủ, đặc biệt là khi ho hoặc hắt hơi.
  • Những người có thói quen xấu như hút thuốc lá.
  • Do di truyền.
  • Người bệnh thần kinh hoặc đái tháo đường.
Người thừa cân, béo phì rất dễ mắc phải tình trạng tiểu không tự chủ
Người thừa cân, béo phì rất dễ mắc phải tình trạng tiểu không tự chủ

6. Phương thức chẩn đoán tiểu không tự chủ

Những phương pháp chẩn đoán tiểu không tự chủ sau đây đang được áp dụng phổ biến hiện nay, bao gồm:

6.1 Nhật kí bàng quang

Ở phương pháp này, người bệnh sẽ ghi lại lượng nước mà họ đã uống, thời điểm đi tiểu, lượng nước tiểu thải ra và số lần đi tiểu không tự chủ.

6.2 Khám sức khỏe

Đối với nữ giới, các sĩ sẽ thực hiện khám âm đạo, kiểm tra hoạt động của cơ sàn chậu. Với nam giới, các chuyên gia sẽ khám trực tràng để xác định tình trạng của tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt).

Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên có thể giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ
Khám sức khỏe định kỳ giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ

6.3 Phân tích nước tiểu

Kỹ thuật này được dùng để xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc các dấu hiệu bất thường.

6.4 Xét nghiệm máu

Phương pháp này được áp dụng trong việc chẩn đoán chức năng của thận.

6.5 PVR – đo lượng nước dư sau khi đi tiểu

Dùng để xác định chính xác lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau mỗi lần khi đi tiểu.

6.6 Siêu âm vùng chậu

Cách này được tiến hành để phát hiện những bất thường thông qua hình ảnh thu được.

Hình ảnh từ kỹ thuật siêu âm giúp chẩn đoán được một số bệnh ở đường tiết niệu
Hình ảnh từ kỹ thuật siêu âm giúp chẩn đoán được một số bệnh ở đường tiết niệu

6.7 Kiểm tra niệu động học

Giúp kiểm tra khả năng chứa và tống xuất nước tiểu của bàng quang và cũng như sự hoạt động của cơ thắt ở cổ bàng quang.

6.8 Nội soi bàng quang

Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa một ống có kèm camera nhỏ vào niệu đạo, mục đích để kiểm tra những bất thường bên trong đường tiết niệu.

7. Tiểu không tử chủ và cách điều trị

Dựa vào mức độ tiểu không tự chủ, các chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Đó là những phương pháp sau đây:

  • Thuốc điều trị tiểu không kiểm soát: các loại thuốc này khả năng làm giảm tình trạng rò rỉ nước tiểu, làm ổn định các cơn co ở bàng quang. Những loại thuốc thường được chỉ định là Oxybutynin, Tolterodine, Fesoterodine, Darifenacin,…
  • Thay đổi lối sống tích cực, cải thiện chế độ ăn uống cũng được xem là một cách cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ hiệu quả.
  • Tiêm Botulinum: đây là cách giúp các cơ thư giãn và giảm chứng tiểu mất kiểm soát.
  • Dùng cơ thắt niệu đạo nhân tạo: chúng được sử dụng cho nam giới, tác dụng là giúp đóng niệu đạo khi không đi tiểu, được dùng chủ yếu là sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt.
  • Nâng niệu đạo: được xem là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong điều trị chứng tiểu không tự chủ ở nữ giới.
Thay đổi lối sống hằng ngày giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe cho cả 2 giới
Thay đổi lối sống hằng ngày giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe cho cả 2 giới

8. Những cách phòng ngừa tiểu không tự chủ

Bệnh lý tiểu không tự chủ có thể phòng ngừa bằng cách chủ động thay đổi các thói quen sinh hoạt, ăn uống và tập luyện. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích mà mọi người có thể tham khảo, đó là:

  • Duy trì mức cân nặng và chỉ số BMI hợp lý.
  • Tập những bài tập cải thiện sức khỏe cho sàn chậu.
  • Không sử dụng các chất kích thích bàng quang, như caffeine, rượu bia,…
  • Xây dựng cho bản thân một thực đơn giàu chất xơ, để ngăn ngừa táo bón.
  • Tránh xa khói hút thuốc.
  • Bên cạnh đó, người bệnh nên cần điều trị dứt điểm các bệnh liên quan đến bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
Duy trì mức BMI của cơ thể hợp lý giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ
Duy trì mức BMI của cơ thể hợp lý giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh, cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Sở hữu đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, giúp nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

Hơn thế nữa, trang thiết bị máy móc tại bệnh viện hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển nhất thế giới và được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm trả về được chính xác nhất, góp phần cho việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://s.net.vn/Wehs
  2. https://www.nhs.uk/conditions/urinary-incontinence
  3. https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/u/urinary-incontinence