Nguy cơ không thể mang thai vì tử cung nhi hóa
Tử cung nhi hóa là bệnh lý bất thường về cơ quan sinh sản. Tình trạng này có thể dẫn đến việc vô sinh hiếm muộn do tử cung không phát triển bình thường.
1. Tử cung nhi hóa là gì?
Tử cung là nơi thai nhi lớn lên và phát triển trong 9 tháng. Thông thường, nó có hình dạng và kích thước giống quả lê. Tuy nhiên, một số phụ nữ lại có kích thước tử cung nhỏ hơn bình thường. cho rằng cơ hội mang thai là rất mong manh.
Tử cung bình thường có một khoang và được lót bằng các thành cơ tương đối dày. Về bản chất, tử cung có chiều dài từ 7,5 cm đến 8 cm, chiều rộng 5 cm và chiều sâu khoảng 2,5 cm. Đây là nơi đóng vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi phát triển cho đến khi chào đời. Theo thời gian, kích thước của tử cung sẽ lớn dần theo sự phát triển của em bé.
Tử cung nhi hóa là tình trạng không có sự phát triển về kích thước, không thể lớn lên và đạt kích thước chuẩn như bình thường.
2. Tử cung nhi hóa có thể mang thai được không?
Bởi vì tử cung là bộ phận quyết định khả năng sinh sản của phụ nữ, một khi tử cung nhi hóa các chức năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng.
Theo các chuyên gia, tử cung nhi hóa vẫn có khả năng, tuy nhiên cơ hội là rất thấp. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chị em vẫn có thể mang thai và làm mẹ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự thành công của điều trị phụ thuộc vào kích thước tử cung. Có ba mức độ bệnh lý.
- Mức độ 1: Tử cung nhỏ nhưng vẫn giữ được hình dạng và cấu trúc bình thường. Phụ nữ bị ở mức độ một có thể có kinh nguyệt không đều hoặc vô sinh. Tuy nhiên vì biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác nên thường không được phát hiện ra cho đến khi thăm khám phụ khoa chuyên sâu. Đây là giai đoạn được tiên lượng thuận lợi nếu được điều trị đúng cách.
- Mức độ 2: Tử cung nhỏ hơn đáng kể so với bình thường và có thể có hình dạng bất thường. Ở mức độ này, tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn, các vấn đề về sinh sản và nguy cơ sảy thai hoặc sinh non cao hơn. Với những sai lệch nhỏ, bệnh lý có thể tự khỏi trong lần mang thai đầu tiên do kích thước tử cung sau khi sinh tăng nhẹ. Hoặc có sự can thiệp từ bác sĩ chuyên môn để điều trị.
- Mức độ 3: Tử cung cực kỳ nhỏ hoặc không có, trường hợp này gần như không thể thụ thai tự nhiên. Người bệnh cũng có thể có các dị tật liên quan khác ở đường sinh sản, chẳng hạn như không có cổ tử cung hoặc âm đạo.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử cung nhi hóa
Nguyên nhân dẫn đến tử cung nhi hóa chính của tình trạng này đó là nội tiết tố bị rối loạn. Tuyến yên, buồng trứng và vùng dưới đồi phụ trách sản xuất hormone giới tính. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong việc sản xuất hormone đều có thể gây ảnh hưởng xấu tới tử cung. Tất cả các yếu tố có thể gây rối loạn nội tiết tố có thể được chia thành hai nhóm.
3.1 Nguyên nhân từ bên ngoài
- Thao tác phẫu thuật trên bộ phận sinh dục ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên.
- Hệ thống thần kinh trung ương bị gián đoạn do chấn thương hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý khác.
- Gặp sự cố chấn thương bộ phận sinh dục khi chơi thể thao.
- Cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất ở tuổi dậy thì.
- Có một lối sống không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, thuốc lá.
3.2 Nguyên nhân từ bên trong
- Hệ thống nội tiết có vấn đề.
- Mắc các bệnh tự miễn.
- Suy buồng trứng.
Tử cung nhi hóa cũng có thể xảy ra bẩm sinh. Nghĩa là trẻ em gái đã mắc bệnh lý này ngày từ khi còn ở trong bụng mẹ. Tử cung không thể phát triển với kích cỡ bình thường.
Trường hợp này thường là do tác động của các yếu tố bất lợi lên cơ thể mẹ bầu. Đặc điểm giới tính ở thai nhi bắt đầu hình thành trong vòng vài tuần sau khi thụ thai.
Trong thời kỳ này, thai phụ có thể vẫn chưa biết mình mang thai. Vì vậy, hút thuốc, uống rượu, dùng thuốc hoặc các bệnh truyền nhiễm có thể gây ra những yếu tố tiêu cực, gây rối loạn trong quá trình hình thành giới tính của thai nhi.
4. Dấu hiệu nhận biết tử cung nhi hóa
Theo BSCKII. Hồ Cao Cường – Giám đốc chuyên môn tại Bệnh Viện HTSS & Nam Học Sài Gòn, bệnh tử cung nhi hóa chỉ được phát hiện thông qua thăm khám phụ khoa. Các bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành thăm khám bộ phận sinh dục bao gồm âm đạo, âm hộ, tử cung và các bộ phận liên quan khác xem có bất thường không.
Tử cung nhi hóa thường khiến chị em bị vô kinh, hoặc kinh nguyệt rất ít và thưa từ khi dậy thì. Nếu chị em gặp phải tình trạng vô kinh hoặc kinh thưa cần phải tiến hành thăm khám ngay.
Ngoài ra những chị em đã lập gia đình trên một năm, không gặp các bệnh lý sinh sản nhưng vẫn không thể có con cũng cần phải đi khám ngay để kiểm tra tử cung mình có bị nhi hóa hay không.
Ngoài ra, tử cung nhi hóa còn có một số biểu hiện sau:
- Suy giảm hoặc không có ham muốn tình dục.
- Quan hệ không dùng biện pháp tránh thai nhưng không thể có thai tự nhiên.
- Lông mọc yếu ở vùng mu.
- Cơ quan sinh dục thường xuyên bị viêm nhiễm.
- Thai ngoài tử cung liên tiếp.
- Sinh non hoặc sảy thai liên tiếp.
- Chứng vô cảm.
Các biểu hiện phụ thuộc vào mức độ kém phát triển của cơ quan sinh sản. Nặng nhất là cấp độ một. Ở đây kinh nguyệt hoàn toàn không có (vô kinh).
5. Cách điều trị tử cung nhi hóa
5.1 Liệu pháp hormone
Trường hợp các chị em có tử cung nhỏ, vẫn có kinh nhưng không đều hoặc thưa bác sĩ có thể tiến hành điều trị bằng phương pháp bổ sung nội tiết tố.
Liệu pháp hormone nhằm sửa chữa hoặc cân bằng lượng hormone sinh sản trong cơ thể (estrogen và progesterone).
Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng để theo dõi mức độ phát triển của tử cung, chu kỳ kinh nguyệt và chức năng của các cơ quan liên quan khác.
5.2 Cải thiện lối sống
Bên cạnh liệu pháp hormone, các phương pháp tự nhiên có thể được áp dụng, chẳng hạn như áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Điều này bao gồm việc tiêu thụ chất dinh dưỡng và khoáng chất có lợi cho quá trình thụ tinh. Một số biện pháp tự áp dụng có thể kể đến như:
- Duy trì một lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Không sử dụng thuốc bừa bãi khi không có sự can thiệp từ bác sĩ.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng stress.
- Hạn chế sử dụng caffeine.
5.3 Yoga
Một loại bài tập có lợi cho việc giải quyết tình trạng tử cung nhỏ là yoga. Bài tập này có thể giúp tăng cường các cơ xung quanh tử cung. Nếu thực hiện thường xuyên, chị em có thể nhận thấy được sự thay đổi tích cực.
Tử cung nhi hóa có thể khiến chị em không thể mang thai nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, hãy thăm khám phụ khoa định kỳ để tầm soát cũng như có phương hướng xử lý ở giai đoạn sớm nhất.
Các bé gái đang ở độ tuổi dậy thì nếu không có kinh hoặc kinh nguyệt không đều cũng nên được kiểm tra để biết được nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám nam khoa và phụ khoa. Quy trình thăm khám rõ ràng, minh bạch và khép kín.
Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: