Tại sao phải thực hiện xét nghiệm chức năng đông máu
Xét nghiệm chức năng đông máu là xét nghiệm đo khả năng cầm máu và thời gian đông máu của người bệnh. Bên cạnh đó, xét nghiệm này còn giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ chảy máu quá nhiều hoặc hình thành huyết khối (cục máu đông) ở đâu đó trong lòng mạch máu.
1. Tìm hiểu chức năng đông máu của cơ thể
Trước khi tìm hiểu xét nghiệm chức năng đông máu là gì, đầu tiên hãy cùng tìm hiểu về chức năng đông máu. Máu được xem là một thành phần cần thiết của cơ thể, việc mất máu sẽ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Máu được sinh ra thông qua quá trình tạo máu và cuối cùng trở thành công cụ mang oxy đến các mô và tế bào trong tế bào.
1.1 Nguyên nhân đông máu
Do có sự va chạm của các tế bào tiểu cầu tạo ra vết xước lên thành mạch, điều này làm kích thích chuyển fibrinogen thành fibrin. các sợi tơ huyết này sẽ liên kết lại với nhau tạo thành một mạng lưới, ôm các tế bào máu và kết lại một khối tạo thành cục máu đông.
1.2 Một số yếu tố tham gia vào quá trình đông máu
Fibrinogen là tiền chất để tạo thành các sợi tơ Fibrin.
Prothrombin là một loại protein huyết thanh, có tác dụng hình thành Thrombin, chất xúc tác cho quá trình chuyển Fibrinogen thành Fibrin.
Hợp chất Prothrombinase xúc tác chuyển Prothrombin thành Thrombin.
Thromboplastin được sản xuất bởi các mô tổn thương, chúng tham gia vào quá trình đông máu ngoại sinh và có tác dụng thay thế phospholipid tiểu cầu và protein huyết tương.
Ca2+ có vai trò tham gia vào quá trình đông máu. Nếu không có ion này thì quá trình này sẽ không xảy ra.
Tế bào máu: tiểu cầu sẽ giải phóng ra nhiều chất tham gia vào quá trình đông máu, như hồng cầu, bạch cầu, giúp hình thành huyết khối.
1.3 Cơ chế đông máu
Để bịt kín các vết rách trên thành mạch. Khi tiểu cầu tiếp xúc với sợi collagen dưới nội mạch tại vị trí bị tổn thương, chúng phồng to lên, đồng thời tiết ra các chất như Thromboxan A2 và ADP, mục đích để hoạt hoá các tiểu cầu xung quanh tạo thành một nút tiểu cầu bịt kín vết thương.
Hình thành cục máu đông gồm 3 giai đoạn, đó là:
- Tiểu cầu giải phóng phospholipid và kết hợp với một số yếu tố khác để tạo thành phức hợp prothrombinase.
- Phức hợp prothrombinase là chất xúc tác quá trình chuyển hóa prothrombin thành thrombin, chất này có tác dụng xúc tác chuyển fibrinogen thành fibrin.
- Mạng lưới fibrin ôm các tế bào máu hình thành nên cục máu đông bịt kín chỗ tổn thương.
1.4 Ý nghĩa quá trình đông máu
Quá trình đông máu giúp bịt kín các lỗ tổn thương trên thành mạch, nhằm tránh máu thoát ra khỏi mạch máu đi vào gian bào.
Ngoài ra, quá trình này có tác dụng bịt kín các vết thương lớn, cầm máu, mục đích là tránh hiện tượng mất máu cấp tính do tai nạn gây ra, dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Người ta ứng dụng quá trình này trong các xét nghiệm y học (xét nghiệm kháng thể) để tách huyết thanh làm nguyên liệu xét nghiệm.
2. Mục đích của các xét nghiệm đông máu
Rối loạn chức năng đông máu có thể gây chảy máu, mất máu hoặc hình thành huyết khối trong lòng mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trường hợp nếu nghi ngờ mắc bệnh rối loạn này, bác sĩ thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm chức năng đông máu. Xét nghiệm giúp đo lường các loại protein khác nhau và cách chúng hoạt động của chúng. Một số tình trạng có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn đông máu, bao gồm:
- Bệnh gan
- Bệnh huyết khối – đông máu quá mức
- Bệnh ưa chảy máu
Rất hữu ích trong việc theo dõi những bệnh nhân đang dùng một số thuốc gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu. Những xét nghiệm này đôi khi cũng được sử dụng trước khi chỉ định người bệnh phẫu thuật.
3. Một số xét nghiệm chức năng đông máu
3.1 Đếm số lượng tiểu cầu
Với một người trưởng thành, sức khỏe bình thường thì có khoảng 150 – 450 G/L số lượng tiểu cầu trong bảng xét nghiệm chức năng đông máu.
Số lượng tế bào tiểu cầu có liên quan mật thiết đến chức năng đông máu, vì đây là yếu tố quyết định đến giai đoạn cầm máu ban đầu.
Ở những người có số lượng tiểu cầu ít, có thể gặp phải các vấn đề về đông máu (rối loạn đông máu, máu khó đông,…)
Quy cách thực hiện:
- Lấy một lượng máu cho vào ống có chất chống đông EDTA, lắc đều.
- Cho vào máy xét nghiệm phân tích máu và ra lệnh máy hoạt động.
- Đọc kết quả, đưa ra kết luận.
3.2 Xét nghiệm PT – Prothrombin time
Xét nghiệm PT là xét nghiệm khảo sát con đường đông máu ngoại sinh, tức là kiểm tra thời gian hình thành một cục máu đông trong mẫu máu xét nghiệm. Các yếu tố, như fibrinogen, thromboplastin,…đều làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Kết quả của xét nghiệm chức năng đông máu này này được biểu thị dưới các dạng sau đây:
- PT%: đây là tỷ lệ của phức hệ Prothrombin trong mẫu xét nghiệm so với mẫu chuẩn. Giá trị này thường nằm trong khoảng 70% – 140%. Nếu chỉ số này < 70% thì chứng tỏ quá trình đông máu có vấn đề.
- PT(s): đây là chỉ số chỉ thời gian hình thành huyết khối. Thường sẽ rơi vào khoảng 10 – 14s.
- INR (chỉ số bình thường hóa quốc tế): chỉ số này có vai trò trong việc theo dõi để chỉnh liều ở các bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K và thường nằm trong khoảng 0,8 – 1,2.Trường hợp đặc biệt chỉ số này có thể lên tới 2 – 3 nhưng vẫn được đánh giá là bình thường.
3.3 Xét nghiệm APTT – Activated Partial Thromboplastin Time
Xét nghiệm này giúp khảo sát con đường đông máu nội sinh và kết quả xét nghiệm APTT được biểu thị dưới các dạng như sau:
- APTT: thời gian đông máu từng phần và giá trị này nằm thường trong khoảng 30 – 35 giây.
- rAPTT: tỷ lệ giữa APTT của mẫu xét nghiệm so với APTT mẫu chuẩn và giá trị được đánh giá là bình thường khi nằm trong khoảng 0,85 – 1,25.
3.4 Xét nghiệm TT – Thrombin time
Loại xét nghiệm chức năng đông máu này giúp đánh giá con đường đông máu chung và kết quả được biểu thị dưới các dạng sau:
TT: thời gian đông, nằm trong khoảng 15 – 25 giây.
rTT: tỷ lệ giữa thời gian đông mẫu xét nghiệm với TT mẫu chuẩn, thường nằm trong khoảng 0,85 – 1,25.
3.5 Xét nghiệm định lượng yếu tố đông máu
Định lượng Fibrinogen: lượng Fibrinogen trong huyết tương của người bình thường nằm trong khoảng 2 – 4g/l.
Định lượng những yếu tố đông máu ngoại sinh (II, V, VII, X) và nội sinh (VIII, IX, XI, XII). Hoạt tính các yếu tố đông máu bình thường nằm trong khoảng 50 – 150%.
Định lượng các yếu tố kháng đông tự nhiên, đó là AT – III (Antithrombin III), PC (Protein C), PS (Protein S).
3.6 Xét nghiệm gen đông máu
Một số gen nhất định cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể. Các gen này có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái. Đặc biệt là gen này nằm trên NST X nên tỷ lệ bé trai mắc bệnh rối loạn đông máu sẽ cao hơn bé gái.
Vì thế, xét nghiệm gen đông máu này cũng rất cần thiết khi cha mẹ lo cho sức khỏe con cái sau này.
4. Xét nghiệm chức năng đông máu được tiến hành như thế nào?
Xét nghiệm chức năng đông máu được tiến hành giống như các xét nghiệm máu thông thường. Người bệnh cần ngừng dùng một số loại thuốc trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm.
Quá trình thực hiện:
- Kỹ thuật viên sẽ khử trùng một điểm trên mu bàn tay hoặc bên trong khuỷu tay, sau đó họ sẽ đưa một cây kim nhỏ vào tĩnh mạch để lấy máu.
- Tác dụng phụ của xét nghiệm chức năng đông máu nói chung là rất nhỏ. Người bị lấy máu sẽ hơi đau nhẹ hoặc có vết bầm tím tại chỗ lấy máu. Ngoài ra còn có choáng váng và đôi khi là nhiễm trùng.
5. Những đối tượng cần phải xét nghiệm đông máu
Nếu bạn thuộc một hoặc nhiều trường hợp dưới đây, cách tốt nhất là hãy đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm chức năng đông máu của cơ thể, đó là:
- Người đang sử dụng Warfarin, Aspirin, Heparin, những thuốc làm ảnh hưởng quá trình đông máu.
- Gia đình có người có tiền sử bị rối loạn đông máu hay bản thân có tiền sử sảy thai nhiều lần hoặc đã từng bị đột quỵ “nhẹ”.
- Cơ thể xuất hiện một số triệu chứng sau, như trong nước tiểu hoặc phân có máu, chảy máu quá nhiều (chảy máu cam, vết thương, phẫu thuật, sau sinh con, kinh nguyệt), thường xuyên xuất hiện vết bầm tím, dưới da xuất hiện các đốm màu tím đỏ hoặc nâu,…
- Người đang sử dụng thuốc trong điều trị ung thư, như tamoxifen, bevacizumab, thalidomide,…
- Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu, chẳng hạn như mắc bệnh ung thư, chấn thương, vừa trải qua cuộc phẫu thuật, người béo phì, đang mang thai, người nằm bất động lâu ngày, tiền sử huyết khối tĩnh mạch, bệnh đa hồng cầu, HIV/AIDS, hội chứng thận hư,…
- Trường hợp khác là trẻ sơ sinh bị chảy máu cuống rốn khoảng 1 – 2 tuần sau khi cắt dây rốn, nghiêm trọng hơn là có trường hợp chảy máu không ngừng.
6. Xét nghiệm chức năng đông máu khi mang thai
Hội chứng máu khó đông được xếp vào nhóm bệnh có di truyền khiến máu đông bất thường.
Tình trạng sảy thai nhiều lần có liên quan đến bệnh rối loạn đông máu, bệnh này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, sảy thai muộn, thai chết lưu và tiền sản giật.
Chính vì thế, người phụ nữ muốn mang thai cần nên xét nghiệm gen đông máu trước khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhằm đảm bảo bản thân sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.
7. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chức năng đông máu
Trong quá trình bác sĩ tiến hành các xét nghiệm chức năng đông máu, người bệnh nên cần biết những điều sau đây:
- Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức hoặc bầm tím nhẹ tại vị trí lấy máu.
- Tại vị trí lấy máu sẽ khó cầm máu hoặc tụ máu nhiều hơn bình thường nếu người bệnh bị rối loạn đông máu.
- Sau khi lấy máu sẽ có nguy cơ nhiễm trùng tại vị trí tiêm (hiếm khi xảy ra). Hãy thông báo ngay cho nhân viên y tế nếu người bệnh cảm thấy chóng mặt và sắp ngất xỉu.
- Không cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm. Nhưng hãy đề cập với bác sĩ chuyên môn về chế độ ăn của mình, phòng ngừa trường hợp bữa ăn có quá nhiều thực phẩm làm ảnh hưởng đến sự đông máu như vitamin K.
- Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc kháng đông hãy thông báo với bác sĩ.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm thâm niên và đã chữa khỏi rất nhiều ca bệnh khó.
Bệnh viện cung cấp các dịch vụ thăm khám, xét nghiệm giúp các bác sĩ tìm ra được nguyên nhân hiếm muộn của các cặp vợ chồng. Đi cùng là trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu 100% từ nước ngoài, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, phục vụ cho việc điều trị đạt hiệu quả nhất.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: