Hormone Prolactin nắm giữ nhiều nhiệm vụ khác nhau trong cơ thể và ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản của cả nam và nữ. Nhưng vai trò quan trọng nhất là kích thích tiết sữa ở phụ nữ sau sinh.

Hormone Prolactin có vai trò gì đối với sức khỏe sinh sản cả nam và nữ
Hormone Prolactin có vai trò gì đối với sức khỏe sinh sản cả nam và nữ

1. Tìm hiểu hormone Prolactin là gì?

Hormone Prolactin (PRL) hay Luteotropic hormone/Luteotropin, là một loại protein giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa ở phụ nữ. 

Năm 1930, hormone Prolactin được nhà bác học Oscar Riddle tìm thấy ở động vật, sau đó thì được xác nhận có ở trên người bởi Henry Friesen năm 1970.

Hormone Prolactin là một trong những loại hormone được sản xuất ra từ thùy trước của tuyến yên và tiết theo từng giai đoạn, giúp đáp ứng các vấn đề về dung nạp thức ăn, giao hợp, quá trình rụng trứng và sản xuất sữa.

Sự sản sinh hormone Prolactin ở tuyến yên được điều hòa bởi các tế bào của tuyến nội tiết ở vùng dưới đồi.

  • Tế bào thần kinh TIDA: đây là tế bào quan trọng nhất, tiết ra dopamine tác động lên thụ thể D2 gây ức chế tiết Prolactin.
  • Nội tiết tố giải phóng thyrotropin làm kích thích phóng thích Prolactin.

Hormone Prolactin được cấu tạo bởi 198 loại acid amin khác nhau và tồn tại ba dạng khác nhau trong huyết thanh:

  • Đơn phân: chiếm 80%, dạng có hoạt tính sinh học và khả năng miễn dịch.
  • Nhị phân: chiếm dưới 20%, không có hoạt tính sinh học.
  • Tứ phân: chiếm từ 0,5 – 5%, có hoạt tính sinh học thấp.
Hormone Prolactin có vai trò quan trọng trong việc sinh sản
Hormone Prolactin có vai trò quan trọng trong việc sinh sản

2. Vai trò của hormone Prolactin

Hormone Prolactin không chỉ là một hormone quan trọng trong quá trình tiết sữa ở nữ giới, mà còn giữ nhiệm vụ quan trọng trong nhiều quá trình quan trọng của cơ thể, chẳng hạn như điều hòa hệ thống miễn dịch, quá trình trao đổi chất, sự phát triển của tuyến tụy,…

Cơ chế hoạt động của hormone Prolactin khá giống như cytokine, là một loại protein có tác động quan trọng ở nhiều khía cạnh của cơ thể, như:

  • Cân bằng miễn dịch và trao đổi chất: hormone Prolactin góp phần điều hòa và duy trì chức năng của hệ thống miễn dịch, đồng thời cũng tham gia vào quá trình trao đổi chất, tiêu hao năng lượng và chuyển hóa các chất trong cơ thể.
  • Có mặt trong quá trình sinh trưởng và biệt hóa tế bào: hormone Prolactin ảnh hưởng đến sự phát triển, định hình và quyết định sự biệt hóa của các tế bào. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển và chuyển hóa các tế bào bên trong cơ thể.
  • Ngăn chặn sự chết chu kỳ của tế bào: hormone Prolactin có tác động chống lại quá trình của tế bào chết, đảm bảo các tế bào sẽ tiếp tục sống và phát triển một cách bình thường, góp phần sự duy trì và phục hồi của các cơ quan và mô bên trong cơ thể.
  • Tham gia vào quá trình tạo máu, tăng sinh mạch máu: Prolactin tác động đến sự tạo máu, quá trình sinh tăng số lượng mạch máu, và cũng tham gia vào việc kiểm soát đông máu.
    Hormone Prolactin tham gia vào quá trình tiết sữa ở nữ giới
    Hormone Prolactin tham gia vào quá trình tiết sữa ở nữ giới

3. Khi nào hormone Prolactin tăng cao

Hormone Prolactin tăng là tình trạng trong máu có một lượng lớn ở người phụ nữ không mang thai và đàn ông. Nồng độ Prolactin ở người khỏe mạnh là những chỉ số như sau:

  • Phụ nữ không mang thai dưới 25 ng/mL
  • Nữ giới đang mang thai dao động từ 34 đến 386 ng/mL
  • Nam giới dưới 15 ng/mL

Nếu kết quả xét nghiệm hiển thị chỉ số Prolactin trong máu vượt hơn các giới hạn trên, đồng nghĩa là bạn đang có nồng độ hormone Prolactin cao. 

Prolactin trong máu tăng là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới. Chỉ số nội tiết này cao sẽ làm ảnh hưởng đến việc sản xuất các nội tiết tố khác, chẳng hạn làm giảm sản sinh estrogen và progesterone. 

Điều này làm thay đổi hoặc ngăn chặn quá trình rụng trứng, dẫn đến kinh nguyệt không đều, khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn hoặc gặp hiện tượng chảy sữa ngoài thai kỳ. 

Prolactin cao ở nam có thể gây xuất huyết, rối loạn cương dương và giảm ham muốn tình dục. Nếu tình trạng này không được điều trị làm cho chất lượng tinh trùng giảm, có thể không có tinh trùng và dẫn tới vô sinh.

Prolactin tăng cao sẽ làm giảm sản sinh hormone estrogen
Prolactin tăng cao sẽ làm giảm sản sinh hormone estrogen

4. Nguyên nhân gây ra hormone Prolactin tăng cao

Hormone Prolactin tăng cao thường gặp ở phụ nữ đang mang thai và trong thời kỳ cho con bú. Đây được xem là hiện tượng bình thường và không phải bệnh lý. 

Nhưng ở cơ thể bình thường, tình trạng này xảy ra có thể là do sinh lý, bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc, cụ thể là:

  • Xuất hiện khối u ở tuyến yên làm tăng sản xuất hormone Prolactin. 
  • Rối loạn kinh nguyệt, như tắc kinh, vô kinh.
  • Đa nang buồng trứng (PCOS).
  • Suy giáp hoặc các bất thường liên quan ở vùng dưới đồi như viêm não, ung thư, hố yên rỗng,…
  • Suy thận làm giảm thoái hóa và đào thải hormone.
  • Bệnh lý não, gan làm tổn thương các vùng sản xuất dopamine ở khu vực hạ đồi.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc, như tăng huyết áp, thuốc có chứa chất gây nghiện opioids, thuốc chống nôn, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế thụ thể H2 trong điều trị dạ dày.
  • Chấn thương, co giật có thể làm tăng nồng độ hormone prolactin.
  • Căng thẳng.
Người thường xuyên căng thẳng rất dễ làm nồng độ Prolactin tăng cao
Người thường xuyên căng thẳng rất dễ làm nồng độ Prolactin tăng cao

5. Khi nào nên xét nghiệm hormone Prolactin

Xét nghiệm hormone Prolactin sẽ được chỉ định ở cả nữ giới và nam giới trong những trường hợp sau:

5.1 Ở phụ nữ

Xét nghiệm hormone Prolactin được chỉ định khi nữ giới nếu có những triệu chứng liên quan đến các khối u lành tính (không phải ung thư) sản xuất thừa Prolactin ở tuyến yên. Những dấu hiệu của u sản xuất thừa  Prolactin, đó là:

  • Đau đầu không rõ nguyên nhân
  • Thị lực suy yếu
  • Tiết sữa (không mang thai hoặc không cho con bú)
  • Phụ nữ bị vô sinh, rối loạn kinh nguyệt và suy giáp.

5.2 Ở nam giới

Xét nghiệm này sẽ được chỉ định ở bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng như sau:

Xét nghiệm hormone Prolactin có thể được chỉ định ở nam giới để đánh giá chức năng tinh hoàn, mức testosterone, chức năng cương dương,…

5.3 Cả nam và nữ

Tùy theo triệu chứng cận lâm sàng, xét nghiệm hormone Prolactin sẽ chỉ định ở cả 2 giới, mục đích là:

  • U tiết thừa Prolactin, xét nghiệm này sẽ được tiến hành để theo dõi tiến triển của khối u để đánh giá hiệu quả điều trị.
  • Bệnh lý tuyến yên hoặc vùng dưới đồi: xét nghiệm này được chỉ định cùng với những xét nghiệm hormone khác, như hormone tăng trưởng (GH),…
  • Theo dõi bệnh nhân đang điều trị với một số thuốc làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất dopamine.
Xét nghiệm nồng độ Prolactin giúp đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản ở nam và nữ giới
Xét nghiệm nồng độ Prolactin giúp đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản ở nam và nữ giới

6. Hormone Prolactin ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?

Ở một người bình thường, chỉ số của hormone Prolactin được đánh giá như sau:

  • Phụ nữ bình thường là 127 – 637 µU/mL
  • Người đang mang thai là 200 – 4500 µU/mL/
  • Người trong độ tuổi mãn kinh là 30 – 430 µU/mL.
  • Nam giới sức khỏe bình thường là 98 – 456 µU/mL.

Nồng độ hormone Prolactin có thể có sự thay đổi trong 1 ngày, hormone này thường tăng cao khi ngủ. Cho nên, thời điểm tốt nhất để lấy máu xét nghiệm Prolactin đó là sau khi thức dậy từ 3 – 4 tiếng.

6.1 Chỉ số prolactin tăng

  • Người bệnh có khối u nhỏ ở tuyến yên, làm tăng tiết thừa prolactin. Để chẩn đoán tình trạng này, ngoài việc xét nghiệm đo hàm lượng Prolactin trong máu, người bệnh cần phải tiến hành chụp cộng hưởng từ não để xác định vị trí và kích thước khối u.
  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, vô sinh do bất thường trong rụng trứng, tiết sữa không có nguyên nhân, nồng độ hormone sinh dục thấp và ham muốn tình dục giảm.
  • Người bị PCOS (đa nang buồng trứng).
  • Người bệnh bị suy giáp, có vấn đề bất thường về vùng dưới đồi, tuyến yên.
  • Người mắc bệnh về gan, thận.
  • Người bị căng thẳng, chán ăn,…
  • Người bị chấn thương, co giật hoặc sử dụng chất kích thích cũng có thể làm tăng nồng độ prolactin.
  • Người đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc có chứa chất gây nghiện, thuốc chống trầm cảm,…
  • Ngoài ra, có một số trường hợp sinh lý bình thường cũng có thể làm tăng prolactin như ăn nhiều thịt, sau giao hợp, sau khi tập thể dục cường độ mạnh, căng thẳng, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú,…
Nữ giới mắc PCOS cũng là nguyên nhân khiến nồng độ Prolactin trong máu cao
Nữ giới mắc PCOS cũng là nguyên nhân khiến nồng độ Prolactin trong máu cao

6.2 Chỉ số hormone Prolactin giảm

Nồng độ Prolactin giảm thường gặp trong những trường hợp sau:

  • Người bị rối loạn chức năng buồng trứng, rối loạn trao đổi chất
  • Đàn ông bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, chất lượng tinh trùng thấp,…
  • Suy tuyến yên

Do đó xét nghiệm hormone Prolactin cần được kết hợp với một số các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác một số bệnh, như xét nghiệm nội tiết tố testosterone, FSH, LH, chụp cộng hưởng từ MRI,…

Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Sài Gòn.

Bên cạnh, cung cấp các dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân khó có con ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Bên cạnh hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://s.net.vn/8Alz
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/22429-prolactin
  3. https://www.yourhormones.info/hormones/prolactin