Vô sinh do tràn dịch màng tinh hoàn
Tràn dịch màng tinh hoàn được xem là một trong những nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nam giới cho dù là trẻ sơ sinh hay người lớn. Vậy có dấu hiệu nào nhận biết bệnh tràn dịch màng tinh hoàn không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKII. Hồ Cao Cường – BSHTSS tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản và Nam Học Sài Gòn.
1. Tràn dịch màng tinh hoàn là gì và nguyên nhân
Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng xuất hiện dịch như mủ, máu ứ đọng giữa hai lá màng tinh hoàn do sự tổn thương của hai lá màng tinh hoàn. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh mà còn có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi độ tuổi.
Có thể bạn quan tâm:
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn ở nam giới, cụ thể là:
1.1 Ở trẻ sơ sinh
Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ra tràn dịch màng tinh hoàn ở các bé trai thường xuất hiện ở giai đoạn thai nhi. Điều này có nghĩa là bệnh đã phát triển từ thời kỳ thai nhi, trước khi trẻ ra đời.
Thông thường, tinh hoàn sẽ di chuyển từ bụng xuống bìu trong giai đoạn thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Tinh hoàn được bảo vệ bởi một túi mô mềm, túi này sẽ sản sinh ra một ít dịch có tác dụng bôi trơn và giúp tinh hoàn di chuyển dễ dàng.
Trường hợp khi túi mô này đóng kín lại, phần dịch thừa sẽ được hấp thu qua các tĩnh mạch trong bìu. Nếu sự cân bằng này bị thay đổi thì lượng dịch được tạo ra và thoát đi sẽ không đồng đều, từ đó dẫn đến tình trạng ứ đọng dịch, gây ra tràn dịch màng tinh hoàn.
Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh xuất hiện dưới hai dạng, đó là:
- Dạng không giao tiếp: túi chứa tinh hoàn vẫn đóng kín như bình thường, phần dịch bên trong túi phải mất nhiều thời gian dài để được hấp thụ hoàn toàn.
- Dạng giao tiếp: túi chứa tinh hoàn không đóng lại, dẫn đến chất lỏng tràn vào ổ bụng. Dạng này thường liên quan đến chứng thoát vị bẹn.
1.2 Ở người trưởng thành
Hầu hết các trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành thường xuất hiện ở nam giới từ độ tuổi 40 trở lên. Mặc dù nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng theo một số chuyên gia nói rằng bệnh có thể do một số yếu tố sau đây:
- Chấn thương bên trong bìu.
- Nhiễm trùng trong tinh hoàn (viêm tinh hoàn).
- Viêm mào tinh hoàn.
2. Dấu hiệu tràn dịch màng tinh hoàn là gì?
Triệu chứng rõ nhất của tràn dịch màng tinh hoàn là sưng nhưng không đau ở tinh hoàn, có ở một hoặc cả hai bên. Tinh hoàn lúc này trông giống như một quả bóng nhỏ, nằm bên trong túi bìu chứa đầy chất lỏng và tập trung ở phía trước của tinh hoàn.
Đối với người trưởng thành, tràn dịch màng tinh hoàn gây cảm giác khó chịu do sự sưng bìu làm cho người bệnh có cảm giác nặng nề hơn. Bìu có thể nhỏ lại vào buổi sáng nhưng vào cuối ngày thì lại trở nên lớn hơn.
Mức độ đau ít hay nhiều cũng phụ thuộc vào mức độ sưng ở vùng bìu. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày cũng như khi quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng sưng bìu cũng là dấu hiệu của bệnh tràn dịch màng tinh hoàn. Chính vì thế, khi phát hiện cơ thể bị sưng ở vùng bìu, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe, điều trị sớm nhất.
Nam giới cần phải đến Bệnh viện ngay trong những trường hợp sau:
- Trẻ nhỏ có biểu hiện của tràn dịch màng tinh hoàn không giảm sau một năm hoặc vùng bìu bị sưng ngày càng lan rộng.
- Đau đột ngột hoặc sau khi bị chấn thương ở tinh hoàn, dương vật.
- Sưng bìu kèm theo các triệu chứng của tình trạng xoắn tinh hoàn thì cần phải được điều trị ngay trong vài giờ kể từ khi xuất hiện biểu hiện để có thể bảo tồn được khả năng sinh sản của nam giới.
3. Tràn dịch màng tinh hoàn gây ra những biến chứng gì?
Khi phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách, tràn dịch màng tinh hoàn sẽ không gây ra nguy hiểm cho người bệnh. Ngược lại, nếu để bệnh kéo dài mà không có bất kỳ sự can thiệp nào, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau:
3.1 Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Trường hợp nam giới không được điều trị, tinh hoàn sẽ phải ở trong trạng thái ngậm nước kéo dài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như ống dẫn tinh, mào tinh hoàn,… và nghiêm trọng nhất là dẫn đến sự suy giảm sản xuất tinh trùng.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tinh trùng yếu và số lượng tinh trùng ít, làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của phái mạnh.
3.2 Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Khi dịch tích tụ, phần da bìu của dương vật sẽ bị kéo căng, khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí đau khi quan hệ, dẫn đến làm giảm ham muốn tình dục của cánh mày râu.
3.3 Tạo áp lực cho tinh hoàn
Lượng dịch tiết nhiều bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu tại tinh hoàn, gây tăng áp lực lên tinh hoàn, từ đó làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng.
4. Chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn bằng cách nào?
Khi nghi ngờ bản thân bị tràn dịch màng tinh hoàn, nên đi đến Bệnh viện để được thăm khám trong thời gian sớm nhất. Có hai phương pháp chẩn đoán, đó là:
4.1 Khám lâm sàng
Đây là quá trình thăm khám sức khỏe ban đầu để phát hiện những dấu hiệu bất thường của người bệnh, bao gồm các bước như quan sát, lắng nghe, cảm nhận bằng cảm quang,… Các bước tiếp theo đó là:
- Thông qua mức độ đau của người bệnh mà đánh giá mức độ tràn dịch tinh hoàn.
- Kiểm tra thoát vị bẹn bằng cách tạo áp lực lên vùng bụng và bìu.
- Quan sát kỹ phần dịch ở xung quanh tinh hoàn bằng cách chiếu ánh sáng qua bìu.
4.2 Khám cận lâm sàng
Sau khi khám lâm sàng hoàn tất, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.
- Siêu âm để phát hiện thoát vị bẹn hoặc khối u tinh hoàn.
- Ngoài ra, để giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất, họ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán khác.
5. Những phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn
Đa số các trường hợp mắc phải tràn dịch màng tinh hoàn đều không gây ra đau đớn và không gây hại cho người bệnh.
Ở trẻ sơ sinh, tràn dịch màng tinh hoàn thường sẽ tự khỏi sau khoảng một năm mà không cần phải can thiệp bằng các phương pháp y tế cụ thể.
Nhưng đối với người lớn, tình trạng này phải được điều trị trong vòng sáu tháng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín, vì những triệu chứng bất thường có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm khác có liên quan đến tinh hoàn.
Một số phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn có thể được áp dụng trong trường hợp mức độ bệnh đã chuyển biến nghiêm trọng, đó là:
- Dẫn lưu lượng dịch trong màng tinh hoàn: phương pháp này sử dụng ống tiêm để giúp dẫn dịch thừa ra khỏi màng tinh hoàn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này không cao và có thể bệnh tái phát sau này.
- Liệu pháp xơ hóa: kỹ thuật này sẽ ngăn chặn việc tái phát của bệnh tràn dịch màng tinh hoàn sau khi dẫn dịch ra ngoài. Mặc dù phương pháp này chưa được áp dụng phổ biến, nhưng có thể áp dụng cho những người không thích hợp với phẫu thuật.
- Phẫu thuật: ở một số trường hợp, phẫu thuật là một chỉ định cần thiết, đặc biệt là khi túi dịch quá lớn hoặc không thể tự co lại. Đối với người lớn, phẫu thuật thường được thực hiện trong trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn ở dạng giao tiếp có khả năng gây thoát vị bẹn.
Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của người bệnh, bác sĩ nam khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Lưu ý người bệnh cần phải đi khám ngay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường để được chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là Bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.
Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: