Khám sức khỏe sinh sản có ý nghĩa quan trọng cho các cặp đôi sắp kết hôn hoặc những người đang có ý định mang thai. Khám sức khỏe sinh sản giúp người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Thời điểm vàng khám sức khỏe sinh sản
Thời điểm vàng khám sức khỏe sinh sản

1. Tổng quan khám sức khỏe sinh sản là gì?

Khám sức khỏe sinh sản là quá trình kiểm tra toàn diện tình trạng sức khỏe của các cặp đôi và đánh giá chi tiết khả năng sinh sản nhằm phát hiện sớm những yếu tố bất thường có thể dẫn đến vô sinh. 

Quy trình bao gồm khám tổng quát bộ phận sinh dục, thực hiện một số xét nghiệm cũng như chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra và đánh giá khả năng sinh sản.

Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định thời điểm thích hợp nhất để cặp đôi có thể thụ thai, đồng thời tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng sinh sản để có biện pháp cảnh báo hoặc điều trị kịp thời. 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho cặp đôi về chế độ dinh dưỡng và lối sống hợp lý nhằm tăng cơ hội có con trong tương lai. (1)

Khám sức khoẻ sinh sản là quá trình kiểm tra, đánh giá sức khoẻ và khả năng sinh sản
Khám sức khoẻ sinh sản là quá trình kiểm tra, đánh giá sức khoẻ và khả năng sinh sản

2. Khám sức khỏe sinh sản quan trọng như thế nào?

Khám sức khỏe sinh sản là quá trình kiểm tra sức khỏe của các cặp đôi và đánh giá khả năng sinh sản nhằm phát hiện sớm các vấn đề bất thường hoặc nguy cơ tiềm ẩn để có thể điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn về lối sống và chế độ ăn uống cần thiết để giúp các cặp đôi chuẩn bị cho sự ra đời của con cái trong tương lai.

Việc khám sức khỏe sinh sản không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn tác động lớn đến hạnh phúc gia đình. Một số lợi ích của việc khám sức khỏe sinh sản bao gồm:

  • Cung cấp cho các cặp đôi kiến thức hữu ích, giúp họ tự tin và thoải mái hơn trong đời sống vợ chồng.
  • Phát hiện và đánh giá nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan B, HIV/AIDS,… để đảm bảo an toàn, không lây nhiễm cho bạn đời và cho thế hệ sau.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát và lên kế hoạch mang thai khoa học, giúp phòng ngừa các nguy cơ tiềm ẩn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và thai nhi.
  • Đánh giá nguy cơ hiếm muộn, vô sinh để có biện pháp can thiệp sớm.
  • Thực hiện kế hoạch sinh nở hiệu quả, giúp tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai. (2)
Khám sức khoẻ sinh sản là bước quan trọng cho các cặp đôi trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân
Khám sức khoẻ sinh sản là bước quan trọng trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân

3. Thời điểm vàng khám sức khỏe sinh sản

Mọi người từ tuổi vị thành niên trở lên nên khám sức khỏe sinh sản, đặc biệt là những ai đã có quan hệ tình dục. 

Thực tế, hiện vẫn có nhiều người vẫn có cảm giác e ngại và chỉ đi khám khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống. Có khá nhiều trường hợp bệnh đã trở nên phức tạp, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và cơ hội hồi phục thấp hơn.

Theo các chuyên gia, người bệnh không nên đợi đến khi có dấu hiệu nghiêm trọng mới đi khám. Thời điểm người bệnh nên đi khám sức khỏe sinh sản, đó là:

  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân: trước khi kết hôn, các cặp đôi cần kiểm tra sức khỏe sinh sản để hiểu rõ tình trạng của mình và lên kế hoạch sinh con. Việc này giúp phát hiện sớm các bệnh lý sinh sản và các bệnh lý di truyền có thể ảnh hưởng đến con cái sau này.
  • Khám khi có ý định sinh con (khoảng 3 – 6 tháng trước khi mang thai): các cặp vợ chồng nên khám sức khỏe sinh sản để đảm bảo cơ thể ở trạng thái tốt nhất trước khi mang thai. Vấn đề sức khỏe của cha mẹ làm tăng nguy cơ sinh ra con có dị tật.
  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản cũng giúp người bệnh tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giảm thiểu nguy cơ lây lan cho bạn đời và có phương pháp điều trị cần thiết.
Khám sức khoẻ sinh sản giúp tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục
Khám sức khoẻ sinh sản giúp tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục

4. Khám sức khỏe sinh sản gồm những gì?

Khám sức khỏe sinh sản bao gồm hai phần chính, đó là:

4.1 Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Đây là bước quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và khả năng sinh sản, đó là:

  • Đánh giá sức khỏe chung

Bác sĩ tiến hành đo các chỉ số như cân nặng, chiều cao, huyết áp, thị lực,…

Thực hiện một số xét nghiệm tổng quát như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm,…

  • Khai thác tiền sử bệnh

Kiểm tra tiền sử các bệnh tim mạch.

Đánh giá các bệnh lý liên quan đến tâm thần, chậm phát triển thần kinh, dị tật bẩm sinh và các bệnh di truyền, kiểm tra nhiễm sắc thể.

Xem xét tiền sử phẫu thuật và các bệnh đã mắc phải.

Đánh giá môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại.

Kiểm tra tiền sử thương tích và tai nạn.

4.2 Kiểm tra sức khỏe sinh sản

Bước kiểm tra này giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục, cũng như những bệnh lý người bệnh đang mắc phải.

4.2.1 Ở nam giới

  • Siêu âm tinh hoàn.
  • Thăm khám cơ quan sinh dục: mục đích đánh giá khả năng sinh sản thông qua kiểm tra tinh hoàn và các biểu hiện phát triển tình dục như cương cứng và xuất tinh.
  • Xét nghiệm: xét nghiệm tinh dịch đồ, hormone FSH, LHTestosterone để đánh giá khả năng sinh sản và khả năng thụ thai tự nhiên. Xử lý sớm các bất thường trong tinh dịch để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.
Xét nghiệm tinh dịch đồ rất quan trọng trong khám sức khoẻ sinh sản của nam giới
Xét nghiệm tinh dịch đồ rất quan trọng trong khám sức khoẻ sinh sản của nam giới

Kiểm tra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, chặng hạn các bệnh sau:

  • Giang mai.
  • Bệnh lậu.
  • Chlamydia.
  • Mycoplasma.
  • Hạ cam.
  • U lympho bướu cổ.
  • Nhiễm HIV.
  • Herpes sinh dục.
  • Mụn cóc sinh dục và hậu môn.
  • U mềm do Molluscum Contagiosum Virus gây ra.
  • Nhiễm trùng ký sinh trùng tình dục có thể lây, chẳng hạn:
  • Bệnh ghẻ.
  • Bệnh do trichomonas (do ký sinh trùng nguyên sinh vật gây ra).

4.2.2 Ở nữ giới

Kiểm tra sức khỏe sinh sản ở nữ giới bao gồm những bước sau:

  • Thăm khám phụ khoa: bước này phát hiện và điều trị kịp thời nếu có các triệu chứng bất thường hoặc viêm nhiễm.
  • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm tử cung, buồng trứng để phát hiện các triệu chứng bất thường như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng và siêu âm vú để xem người bệnh có ung thư hay không. (3)
Nữ giới sẽ được siêu âm để phát hiện những bất thường ở tử cung và buồng trứng
Nữ giới sẽ được siêu âm để phát hiện những bất thường ở tử cung và buồng trứng

5. Khám sức khỏe sinh sản cần lưu ý những điều gì?

Khám sức khỏe sinh sản bao gồm kiểm tra tổng quát, khám phụ khoa và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Do đó, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Giấy tờ: người bệnh nên mang theo các loại giấy tờ cần thiết như căn cước công dân. Điều này giúp quá trình đăng ký và làm thủ tục khám tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn diễn ra nhanh chóng, tránh mất thời gian chờ đợi.
  • Xét nghiệm máu: có một số xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn. Đối với xét nghiệm đường huyết, Triglycerid và Cholesterol, nên nhịn ăn khoảng 10 – 12 giờ trước khi lấy máu. Thời điểm tốt nhất để lấy máu là vào buổi sáng.
  • Trước khi siêu âm: trước khi siêu âm bụng hoặc tuyến tiền liệt, người bệnh nên uống nhiều nước và nhịn tiểu khoảng 1 giờ trước khi siêu âm để tạo điều kiện cho hình ảnh siêu âm thể hiện rõ nhất.
  • Đối với phụ nữ: xét nghiệm nước tiểu, phết dịch âm đạo và cổ tử cung nên được thực hiện ít nhất 5 ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Tránh khám khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi đang sử dụng thuốc đặt âm đạo.
Xét nghiệm máu là một phần không thể thiếu trong quy trình khám sức khoẻ sinh sản
Xét nghiệm máu là một phần không thể thiếu trong quy trình khám sức khoẻ sinh sản

Một số hạn chế mà người bệnh cần lưu ý, đó là:

  • Cả nam và nữ nên kiêng quan hệ tình dục, không sử dụng chất kích thích, rượu bia trước khi khám.
  • Trang phục: nên mặc quần áo thoải mái để tạo sự dễ chịu và thuận tiện trong quá trình thăm khám.
  • Với người bị đái tháo đường: không uống thuốc hoặc tiêm insulin vào buổi sáng trước khi khám.
  • Với người bệnh có vấn đề về tim mạch: có thể tiếp tục dùng thuốc như bình thường trước khi đi khám.

6. Nên khám sức khỏe ở đâu tại Tp Hồ Chí Minh

Mọi người bệnh muốn khám sức khỏe sinh sản có thể đến Khoa Sản phụ khoa hoặc khoa Nam học của các Bệnh viện tại địa phương hoặc các cơ sở y tế gần nhất.

Theo khuyến nghị của các bác sĩ, tất cả người bệnh cần lên kế hoạch khám sức khỏe sinh sản khoảng 3 – 6 tháng trước khi dự định có con để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con cái sau này. 

Hiện tại, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn đang triển khai các gói khám sức khỏe sinh sản, gói khám tiền hôn nhân từ cơ bản đến nâng cao, phục vụ nhu cầu cho từng người bệnh.

Khám sức khoẻ sinh sản là bước đệm giúp các cặp đôi có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc
Khám sức khoẻ sinh sản là bước đệm giúp các cặp đôi có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tu nghiệp ở nước ngoài, luôn cập nhật kỹ thuật mới, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. 

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị cho các cặp đôi.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

  1. National Institute of Environmental Health Sciences: Reproductive Health. (2024). Retrieved 20 May 2024, from https://www.niehs.nih.gov/health/topics/conditions/repro-health
  2. Reproductive health in the Western Pacific. (2024). Retrieved 20 May 2024, from https://www.who.int/westernpacific/health-topics/reproductive-health
  3. About Reproductive Health. (2024). Retrieved 20 May 2024, from https://www.cdc.gov/reproductive-health/about/index.html