ICSI là phương pháp được xem là thành tựu vĩ đại của y học, giúp điều trị vô sinh, hiếm muộn cho các cặp chồng. Vậy phương pháp ICSI là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp này là gì? ICSI khác IVF như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Phương pháp ICSI là gì? Tìm hiểu phương pháp ICSI chi tiết
Phương pháp ICSI là gì? Tìm hiểu phương pháp ICSI chi tiết

1. Phương pháp ICSI là gì? ICSI khác IVF như thế nào? 

ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn) có tên tiếng anh là Intra-Cytoplasmic Sperm Injection. Là phương pháp tiêm trực tiếp tinh trùng vào noãn để tạo phôi. Hiện nay, ICSI được triển khai rộng rãi, phổ biến trên toàn thế giới với tỷ lệ thành công cao.

Với những cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh, hiếm muộn; tùy vào trường hợp cụ thể bác sĩ lên phác đồ điều trị như thực hiện phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung), IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), ICSI (bơm tinh trùng vào bào tương noãn.

So với IVF cần ít nhất vài trăm nghìn tinh trùng khỏe mạnh, di động tốt để cho thụ tinh với trứng. Còn ICSI chỉ cần 1 tinh trùng sống để việc thụ tinh xảy ra. Với phương pháp này, chuyên viên phôi học thực hiện quá trình tiêm tinh trùng vào bào tương noãn dưới sự trợ giúp của hệ thống vi thao tác cùng kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại cực lớn.

2. Những ai nên thực hiện ICSI?

Tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn phù hợp. Với phương pháp ICSI, các đối tượng được chỉ định nếu:

  • Số lượng tinh trùng của nam giới rất ít.
  • Tình trùng có hình dạng bất thường, dị dạng, khả năng di động kém.
  • Các cặp vợ chồng đã thực hiện IVF trước đó nhưng không có hoặc có ít trứng được thụ tinh.
  • Nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch mà cần phải thu thập bằng cách phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn. Ví dụ, trường hợp người chồng đã thắt ống dẫn tinh hoặc có tình trạng tắc nghẽn, chấn thương hoặc do bệnh di truyền.
  • Trứng rã đông từ các chu kỳ đông trứng.

3. Các bước thực hiện phương pháp ICSI chi tiết 

Quy trình thực hiện ICSI
Quy trình thực hiện ICSI

Quy trình thực hiện ICSI gồm có 4 bước:

  • Kích thích buồng trứng:  Đầu tiên, các cặp vợ chồng thăm khám sức khỏe tổng quát. Tùy vào tình trạng thăm khám, bác sĩ đưa ra phác đồ kích thích buồng trứng cho từng bệnh nhân. Thông thường, thời gian dùng thuốc kích thích buồng trứng từ 9 – 12 ngày. Trong quá trình đó, người vợ được theo dõi sự phát triển của các nang noãn bằng việc thực hiện xét nghiệm nội tiết có trong máu và siêu âm qua âm đạo.
  • Chọc hút noãn: Là thủ thuật lấy noãn ra khỏi buồng trứng của người vợ. Khi chọc hút noãn, người vợ được gây mê trước khi chọc hút. Sau đó, bác sĩ dùng siêu âm đầu dò để quan sát buồng trứng và dùng một kim nhỏ để hút phần dịch nang chứa noãn ra ngoài.
  • Chuẩn bị tinh trùng: Trong ngày người vợ chọc hút trứng, người chồng cũng tiến hành lấy tinh dịch tại bệnh viện. Sau khi có mẫu, tinh trùng được xử lý theo quy trình để chọn ra tinh trùng tốt, khỏe, di động nhanh.
  • Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn: Sau 2 giờ chọc hút, các tế bào bên ngoài của noãn được loại bỏ, chọn lấy noãn trưởng thành. Sau đó từng tinh trùng sẽ được tiêm vào noãn bằng kim ICSI. Noãn được hút nhẹ và cố định bởi kim giữ, mặt dưới noãn chạm vào đáy đĩa chích nhằm giữ vững noãn trong quá trình ICSI sao cho thể cực nằm vị trí phù hợp. Sau đó, khi tiêm được hạ xuống, tinh trùng được đưa ra gần đầu kim tiêm, kim tiêm được đưa qua màng trong suốt đi qua khoang quanh noãn và vào màng bào tương. Sau khi tiêm tinh trùng hoàn thành, các noãn được chuyển qua môi trường nuôi cấy và cho tủ CO2 tri-gas. Sau khoảng 16 – 18 giờ, chuyên viên phôi sẽ kiểm tra sự thụ tinh của noãn và tinh trùng. Những noãn thụ tinh sẽ được theo dõi để đánh giá hình thái và quá trình phân chia của phôi đến ngày 3, ngày 5.
  • Chuyển phôi: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người vợ, bác sĩ sẽ tư vấn chuyển phôi tươi hoặc phôi trữ. Trước khi chuyển phôi, bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn về kết quả nuôi phôi. Đồng thời tư vấn quy trình chuyển phôi. Thủ thuật này được thực hiện qua ngã âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm ngã bụng. Bác sĩ dùng mỏ vịt đặt vào âm đạo và vệ sinh cổ tử cung. Tiếp đến, chuyên viên đưa phôi vào một catheter nhỏ, chuyển cho bác sĩ đưa đầu catheter vào cổ tử cung và buồng tử cung để đặt phôi. Quá trình này không gây đau cho người phụ nữ.
  • Hỗ trợ hoàng thể sau chuyển phôi: Sau khi chuyển phôi, bác sĩ sử dụng thuốc progesterone với mục đích làm tăng tỷ lệ phôi làm tổ sau khi đưa vào buồng tử cung. Cuối cùng, chị em nghỉ ngơi từ 30 – 45 phút để sức khỏe ổn định và ra về.

4. Giải đáp thắc mắc về phương pháp ICSI

Dưới đây là những câu hỏi bạn đọc gửi về cho Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn liên quan đến ICSI:

4.1 Sau khi dùng thuốc cơ thể có thay đổi gì không?

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc như: Xuất hiện vết bầm tím, đau nhẹ tại chỗ tiêm, buồn nôn, căng vú, tăng tiết dịch âm đạo, cơ thể mệt mỏi, tâm trạng thất thường.

Cơ thể có cảm giác mệt mỏi
Cơ thể có cảm giác mệt mỏi

4.2 Tỷ lệ thành công của ICSI có cao không?

Tỷ lệ thành công của phương pháp ICSI tùy thuộc vào tuổi tác, vấn đề sinh sản của các cặp vợ chồng. Cụ thể:

  • 40% đối với phụ nữ < 34 tuổi.
  • 31% đối với phụ nữ từ 35 – 37 tuổi.
  • 21% đối với phụ nữ từ 38 – 40 tuổi.
  • 11% đối với phụ nữ từ 41 – 42 tuổi.
  • 5% đối với phụ nữ > 43 tuổi.

Tuổi càng cao tỷ lệ thành công của ICSI càng giảm. Do đó, thăm khám và điều trị sớm là cách tốt nhất để chị em mang thai thành công.

4.3 Yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp ICSI?

  • Phân mảnh DNA tinh trùng: Tinh trùng có phân mảnh DNA ảnh hưởng đến việc mang thai tự nhiên, chất lượng phôi, động học phát triển của phôi, ảnh hưởng đến cơ hội có thai trong chu kỳ tự nhiên hay thụ tinh ống nghiệm.
  • Hình thái noãn bị bất thường: Gồm bất thường trong tế bào chất và bất thường ngoài tế bào chất. Bất thường này tạo ra phôi có chất lượng thấp, từ đó giảm tỷ lệ phôi làm tổ và giảm tỷ lệ có thai ở chu kỳ ICSI.
  • Noãn bị thoái hóa: Điều này có thể xảy ra khi rút kim tiêm khỏi noãn hoặc trong quá trình cấy noãn sau ICSI. Noãn thoái hóa sau khi thực hiện ICSI được phát hiện khi kiểm tra thụ tinh với biểu hiện xuất hiện của tế bào chất sẫm màu hoặc co lại. Đồng thời không quan sát được màng bào tương.
  • Thụ tinh bị thất bại: Có thể do sự thiếu hụt sự kích hoạt noãn, tinh trùng giải nén NST không thành công, sai hỏng trong trục hoặc thể sao tinh trùng, kỹ thuật tiêm sai,…

4.4 Thực hiện ICSI có hạn chế gì?

  • Có các biến chứng tiềm ẩn cho trẻ: Một số nghiên cứu cho thấy ICSI làm tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh như hội chứng Angelman, dị tật lỗ tiểu thấp.
  • Nguy cơ mang đa thai: Bác sĩ có thể đặt hơn 1 phôi thai vào buồng trứng của vợ, cơ hội sinh đôi hoặc mang đa thai khoảng 20%. Điều này làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non,…
  • Một số rối loạn di truyền có thể được truyền sang con: Nếu người bố có các gen di truyền có vấn đề về khả năng sinh sản như số lượng tinh trùng ít, thiếu ống dẫn tinh thì em bé sinh ra có thể giống như bố.
  • Chi phí cao: Phương pháp ICSI cần thực hiện trong phòng thí nghiệm, kết hợp nhiều loại thuốc có chi phí cao. Bên cạnh đó, người vợ cần được theo dõi thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cũng như gia tăng tỷ lệ thụ thai thành công.

4.5 Chi phí tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là bao nhiêu? 

Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn hiện đại tiên tiến có nhiều ưu điểm vượt trội. Do đó chi phí cho mỗi lần thực hiện cũng rất cao.

Chi phí cho mỗi chu kỳ dao động từ 70 – 100 triệu đồng.

4.6 Địa chỉ thực hiện ICSI ở đâu uy tín, an toàn, hiệu quả?

Với tỷ lệ thành công cao khi thực hiện ICSI, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn đã và đang trở thành một địa chỉ uy tín, an toàn, hiệu quả. Bệnh viện giúp hàng ngàn cặp vợ chồng mong muốn có con thực hiện giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Ưu điểm khi thăm khám, điều trị vô sinh hiếm muộn tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn:

  • Trang thiết bị y tế: Đầu tư đồng bộ các trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất cùng hệ thống công nghệ và phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế. Hệ thống máy móc được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật,… được Bộ Y tế cấp phép.
  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm: Quy tụ bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn cao, có trên 10 năm kinh nghiệm trong việc điều trị hỗ trợ vô sinh, hiếm muộn.
  • Mô hình điều trị 1 – 1: Mỗi cặp vợ chồng đến điều trị được phác đồ cá thể hóa phù hợp, được tư vấn, thăm khám chuyên sâu cùng 1 bác sĩ. Được nhận hỗ trợ, theo dõi, sát sao trong suốt quá trình điều trị.
  • Triển khai nhiều gói hỗ trợ bệnh nhân: Với mong muốn giúp các gia đình giảm bớt gánh nặng tâm lý về tiền bạc, bệnh viện triển khai nhiều gói ưu đãi hấp dẫn. Giúp các cặp vợ chồng yên tâm điều trị và có con như mong muốn.

Để đặt lịch thăm khám, bạn đọc có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc liên hệ qua Holine với thông tin như sau:

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN 

ICSI là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại và cho tỷ lệ thành công cao. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ về phương pháp ICSI giúp bạn đọc có nhiều kiến thức hữu ích. Cảm ơn bạn đọc theo dõi bài viết.