Chất lượng phôi được đánh giá như thế nào?
Tư vấn chuyên môn Bài Viết
BSCKII. HỒ CAO CƯỜNG
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn
Chất lượng phôi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Việc đánh giá như thế nào và yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng phôi, mọi người hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đánh giá chất lượng phôi dựa vào những yếu tố nào?
IVF – In Vitro Fertilization hay thụ tinh trong ống nghiệm, là phương pháp hỗ trợ sinh sản dành cho những cặp đôi gặp khó khăn trong việc mang thai.
Phôi thai được hình từ sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng ở bên ngoài, cụ thể là trong phòng thí nghiệm. Sau đó, phôi sẽ được nuôi dưỡng thêm một thời gian trong môi chuyên biệt, rồi sẽ được chuyển vào tử cung của người mẹ để tiếp tục phát triển thành thai nhi. (1)
Thông thường, chuyên gia phôi học sẽ tiến hành đánh giá chất lượng phôi trước khi quyết định chuyển phôi ngày 3 hoặc ngày 5. Dưới đây là một số yếu tố để đánh giá chất lượng phôi, đó là:
- Số lượng phôi bào: phôi ngày thứ 3 thường có khoảng 8 tế bào, nếu số lượng tế bào của phôi ít thì đánh giá phôi đó không tốt và kém chất lượng.
- Độ đồng đều về kích thước phôi bào: các tế bào trong phôi đồng đều về kích thước, mức độ chênh lệch không quá 20%.
- Mức độ phân mảnh bào tương: phôi chất lượng là phôi có ít hoặc không có mảnh vụn bào tương. Nếu bào tương phân mảng chiếm phần lớn thể tích phôi, đó là dấu hiệu cảnh báo của bất thường nhiễm sắc thể.
- Phôi bào đa nhân: mỗi phôi bào chỉ có một nhân. Khi có từ hai nhân trở lên, phôi đó sẽ bị đánh giá là chất lượng phôi kém.
Chất lượng phôi ngày 5 được đánh giá dựa trên ba yếu tố: mức độ nở của khoang phôi nang, hình thái của khối tế bào (ICM) và hình thái của khối tế bào lá nuôi (TE).
Phôi loại 1 có chất lượng cao nhất, khi được cấy vào cơ thể sẽ có tỷ lệ phát triển thành thai cao nhất. Phôi loại 2 có chất lượng trung bình và phôi loại 3 có chất lượng thấp.
Thực tế, không phải lúc nào chuyển phôi loại 1 cũng đảm bảo có kết quả dương tính với beta HCG, có nhiều trường hợp chuyển phôi loại 3 vẫn có thể thụ thai và phát triển tốt.
2. Yếu tố đánh giá chất lượng phôi ngày 3
Phân loại phôi là một phần quan trọng để các bác sĩ và chuyên viên phôi học đánh giá chất lượng và quyết định thời điểm chuyển phôi phù hợp. Việc chuyển phôi thường được tiến hành vào ngày 3 hoặc ngày 5 sau khi lấy phôi.
Các trung tâm hỗ trợ sinh sản thường sử dụng biểu đồ phân loại để xác định kích thước và tình trạng tế bào của phôi. Vào ngày thứ 3, chất lượng phôi được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
- Số lượng tế bào: phôi đạt chất lượng nếu có 4 tế bào vào ngày thứ 2 và 8 tế bào vào ngày thứ 3. Nhưng nếu phôi có số lượng tế bào khác nhưng hình thái chung đạt yêu cầu và vẫn có thể được chuyển vào tử cung.
- Phân chia đồng đều: phôi tốt là phôi có các tế bào phân chia đồng đều và có kích thước tương đương nhau trong giai đoạn phát triển.
- Tỷ lệ phân mảnh: mức độ phân mảnh được chia thành ba cấp độ: nhẹ (<10%), vừa phải (10 – 25%) và nghiêm trọng (>25%).
- Đa nhân: sự hiện diện của nhiều nhân trong một phôi bào là dấu hiệu của phôi chất lượng kém. (2)
Phôi được xếp loại từ 1 – 3, tương ứng từ tốt đến kém:
Phôi loại 1: chất lượng phôi tốt nhất, có khả năng phát triển thành công cao nhất khi chuyển vào tử cung:
- Phân mảnh <10%
- Tế bào có kích thước đồng đều
- Không có đa nhân
Phôi loại 2: chất lượng khá
- Mức độ phân mảnh 10 – 25%
- Đa số tế bào có kích thước đồng đều
- Không có đa nhân
Phôi loại 3: chất lượng kém, có tốc độ phân chia chậm:
- Độ phân mảnh >25%
- Kích thước các tế bào không đồng đều
- Đa nhân
3. Tiêu chí đánh giá chất lượng phôi ngày 5
Phân loại phôi ngày 5 được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí chính: mức độ nở rộng của khoang phôi nang, lớp tế bào lá nuôi bên ngoài (TE) và khối tế bào bên trong (ICM). Việc này giúp xác định chất lượng phôi, nhằm tăng cơ hội thành công khi chuyển phôi vào tử cung của người mẹ. (3)
Mức độ nở rộng của khoang phôi nang được đánh giá theo thang điểm từ 1 – 6:
- 1: khoang chiếm ≤50% thể tích phôi.
- 2: khoang phôi chiếm ≥50% thể tích.
- 3: khoang được lấp đầy toàn bộ thể tích phôi.
- 4: khoang phôi mở rộng hơn so với thể tích ban đầu.
- 5/6: phôi đang hoặc đã thoát ra khỏi màng.
Khối tế bào bên trong (ICM)được phân cấp từ A – C:
- A: nhiều tế bào và liên kết chặt chẽ.
- B: số lượng tế bào vừa phải, liên kết lỏng lẻo.
- C: ít tế bào liên kết rất lỏng lẻo.
Lớp tế bào lá nuôi bên ngoài (TE) được phân theo A – C:
- A: nhiều tế bào, kết nối chặt, không phân mảnh.
- B: tế bào liên kết lỏng lẻo hơn, ít phân mảnh.
- C: ít tế bào, nhiều phân mảnh.
Dựa trên các tiêu chí trên, phôi ngày 5 được phân loại như sau:
- Phôi loại 1: độ nở rộng ≥ 3, ICM và TE ở các cấp AA, AB, BA.
- Phôi loại 2: độ nở rộng ≥ 3, ICM và TE ở các cấp BB, 2AA, 2AB, 2BA, 2BB.
- Phôi loại 3: các cấu hình như EB, 2AC, 2CB, 3CA, 3CB, 4CA,… và các phôi sinh thiết có dấu (+), ví dụ 3AC+, 2BC+.
4. Chất lượng phôi có ý nghĩa như thế nào trong thụ tinh ống nghiệm (IVF)
Việc đánh giá chất lượng phôi vào ngày 3 giúp gia đình đưa ra những quyết định quan trọng như ưu tiên thứ tự chuyển phôi và có nên tiếp tục nuôi phôi đến ngày 5 hay không, số lượng phôi cần chuyển và bảo quản phôi thai.
Đánh giá chất lượng phôi vào ngày 5 giúp dự đoán khả năng phôi bám vào tử cung và phát triển thành thai nhi. Phôi có chất lượng cao có tỷ lệ làm tổ thành công trên 50%, trong khi phôi loại 3 chỉ có tỷ lệ khoảng 10%.
Từ đó, các chuyên gia phôi học có thể quyết định lựa chọn phôi, số lượng phôi cần chuyển, việc đánh giá chất lượng phôi với mục đích tối ưu hóa cơ hội thành công của IVF.
Những phôi có chất lượng tốt thường có nhiều tế bào, kết cấu chặt chẽ và không bị phân mảnh. Từ việc đánh giá, phôi được phân loại thành 1, 2 và 3. Chất lượng càng tốt đồng nghĩa với việc tỷ lệ làm tổ và mang thai càng cao.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phôi trong IVF
Sau đây là các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng phôi trong IVF: (4)
5.1 Tuổi của người thực hiện IVF
Ở những nữ giới càng lớn tuổi, sức khỏe của nữ giới cũng là yếu tố gây ra những bất thường trong tế bào chất của trứng ở nữ giới. Điều này có nghĩa là phụ nữ càng lớn tuổi thì chất lượng trứng càng giảm, dẫn đến chất lượng phôi cũng bị ảnh hưởng.
5.2 Quy trình kích trứng và chọc hút không phù hợp
Trong giai đoạn sử dụng thuốc kích trứng, nếu người bệnh dùng thuốc không đúng cách hoặc khả năng đáp ứng với thuốc không tốt, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và số lượng trứng.
5.3 Lựa chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản chất lượng
Tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản, phòng Labo được coi là “tử cung thứ hai”, chính vì thế hệ phòng này cần đảm bảo các điều kiện tối ưu cho quá trình thụ tinh và nuôi phôi. Vì bất kỳ tác động nhỏ nào cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phôi.
5.4 Bất thường trong cấu trúc nhiễm sắc thể
Cấu trúc, số lượng của nhiễm sắc thể là yếu tố tác động tiêu cực đến chất lượng phôi. Ngay cả với những phôi được đánh giá là không bị phân mảnh, những bất thường nhiễm sắc thể này đều tiềm ẩn nguy cơ bất thường trong di truyền.
Ngày nay, y học ngày càng tiên tiến và phát triển, những công nghệ chẩn đoán di truyền tiền làm tổ hiện nay cho phép xác định sức khoẻ của phôi, đánh giá phôi có chứa NST hoặc gen bình thường với độ chính xác cao, từ đó giúp tăng khả năng thành công khi điều trị vô sinh bằng phương pháp IVF.
6. Điều đặc biệt tại phòng Labo tại Bệnh Viện HTSS & NH SG
Công nghệ và kỹ thuật trong phòng Labo tại Bệnh Viện HTSS & NH SG là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Nếu không thể tạo ra phôi, nuôi dưỡng phôi khỏe mạnh và chọn lọc những phôi chất lượng tốt nhất để chuyển, khả năng thất bại là rất cao. Vì vậy, mỗi bước trong chu kỳ IVF tại Bệnh Viện HTSS & NH SG đều được thực hiện với sự tỉ mỉ và cẩn thận tối đa nhằm tối ưu hóa tỷ lệ thành công.
Phòng Lab của Bệnh Viện đạt chuẩn ISO 6. Một trong những điểm nổi bật của phòng Lab chính là hệ thống Clean room với dàn lọc HEPA, giúp loại bỏ hoàn toàn các hạt bụi với kích thước nhỏ, vi khuẩn và các tạp chất khác trong không khí. Điều này không chỉ bảo vệ phôi thai trong quá trình phát triển mà còn đảm bảo an toàn cho các mẫu tinh trùng và trứng, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)
Công nghệ Time Lapse kết hợp Ai là một bước tiến vượt bậc trong việc theo dõi sự phát triển của phôi thai. Bằng cách ghi lại hình ảnh phôi thai từng giờ, chúng tôi có thể theo dõi sự phân chia tế bào, đánh giá chất lượng phôi một cách chi tiết và chính xác nhất. Nhờ đó, các chuyên gia phôi học có thể lựa chọn những phôi tốt nhất để cấy ghép, tăng tỷ lệ thành công của các ca điều trị.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện sở hữu Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tu nghiệp ở nước ngoài, luôn cập nhật kỹ thuật mới, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn.
Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị cho các cặp đôi.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|